Đau đầu nên đi khám ở đâu

Đau đầu là triệu chứng sức khỏe rất thường gặp, nguyên nhân có thể lành tính do thiếu ngủ, căng thẳng hoặc là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như u não, xuất huyết màng nhện,... Đau đầu hầu hết không phải là triệu chứng nguy hiểm, tuy nhiên thường xuyên đau đầu thì cần theo dõi và đi khám nếu có triệu chứng bất thường khác.

1. Thường xuyên đau đầu do nguyên nhân nào?

Đau đầu là triệu chứng thường gặp xuất hiện khi các thụ thể cảm giác của hệ thần kinh trung ương bị kích thích.

Đau đầu thường xuyên có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm

Các kích thích gây ra rất đa dạng, được chia thành 2 nhóm bao gồm:

  • Nhóm kích thích cơ học: phù nề, viêm nhiễm, thiếu máu, chèn ép do khối u hoặc tình trạng giãn mạch máu.

  • Nhóm kích thích hóa học: chất hóa học trung gian tạo ra từ phản ứng viêm, nhiễm độc,...

Triệu chứng đau đầu thông thường sẽ giảm và khỏi hoàn toàn khi nghỉ ngơi điều độ hoặc dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên nếu thường xuyên đau đầu, cơn đau có giảm nhưng lại tái phát hoặc không giảm khi nghỉ ngơi, dùng thuốc thì cần theo dõi và đi khám để tìm nguyên nhân.

Những nguyên nhân dẫn đến đau đầu thường xuyên được chia thành 2 nhóm gồm:

Đau đầu nguyên phát

Đau đầu thường xuyên này xuất phát từ nguyên nhân là sự hoạt động não bộ quá mức hoặc bất thường cấu trúc gây ra cảm giác đau. Các dạng đau đầu nguyên phát thường gặp gồm đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng hoặc đau đầu theo cụm, chuỗi.

Đau đầu nguyên phát do não hoạt động quá mức hoặc bất thường cấu trúc

Đau đầu thứ phát

Đau đầu thường xuyên xuất hiện do nguyên nhân này là do một loạt các yếu tố, nguyên nhân phát sinh như:

  • U não.

  • Tăng áp lực nội sọ.

  • Dị tật động tĩnh mạch.

  • Mất nước.

  • Cúm.

  • Căng thẳng tâm lý, động kinh.

  • Áp xe não.

  • Rối loạn trầm cảm mạnh.

  • Ngộ độc khí CO.

  • Giãn mạch, xuất huyết nội sọ, nội mô, xung quanh não.

  • Lạm dụng thuốc giảm đau nhanh.

  • Sợ hãi, hoảng loạn, chấn động thần kinh.

  • Đột quỵ,...

Nhận biết dạng đau đầu và nguyên nhân là rất quan trọng để khắc phục, can thiệp kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm cho thần kinh và não bộ.

2. Nhận biết các dạng đau đầu thường gặp

Dựa trên đặc điểm của cơn đau như mức độ đau, tần suất xuất hiện, thời gian kéo dài, các triệu chứng đi kèm,... mà phân chia thành các dạng sau.

2.1. Dạng đau đầu thường xuyên phổ biến, ít nguy hiểm

Thường xuyên đau đầu do những nguyên nhân sau thường ít nguy hiểm song cơn đau kéo dài và gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh:

Đau đầu do căng thẳng, stress

Stress, căng thẳng tinh thần là nguyên nhân hàng đầu gây đau đầu nguyên phát, cơn đau này thường bắt đầu từ từ nhưng kéo dài âm ỉ cả ngày. Cảm giác đau được mô tả giống như bị buộc chặt dây quanh đầu, cơn đau liên tục ở cả hai bên đầu và có thể lan xuống đến cổ.

Stress có thể gây ra những cơn đau đầu kéo dài âm ỉ

Đau đầu chuỗi

Đau đầu chuỗi thường kéo dài từ 15 phút đến 3 giờ, xuất hiện nhiều lần trong ngày kéo dài trong nhiều tuần. Cơn đau dạng này có đặc điểm sau: đau ở 1 bên đầu, cảm giác đau buốt, nóng rát, đau nghiêm trọng. Đôi khi cơn đau lan xuống mắt gây đau nhức mắt, mỏi mắt.

Ở bên nửa đầu bị đau, các cơ cũng bị ảnh hưởng gây mí mắt rũ xuống, xuất hiện triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi,...

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu có thể xuất hiện ở bên đầu phải hoặc đầu trái, cơn đau xuất hiện thường xuyên với đặc điểm như sau:

  • Đau nhói xuất hiện ở một bên đầu, cảm giác đau như búa bổ.

  • Cảm giác lâng lâng kèm theo buồn nôn, nôn mửa hoặc mờ mắt.

  • Rối loạn thần kinh và cảm giác, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn hơn bình thường.

Triệu chứng đau nửa đầu có thể kéo dài trong ngày hoặc vài ngày, thường xuyên lặp lại với những cơn đau giống nhau.

Thường xuyên đau đầu do lạm dụng thuốc

Đau đầu là tác dụng phụ thường gặp ở người lạm dụng thuốc giảm đau quá nhiều, cơn đau thường xuất hiện vào buổi sớm và kéo dài đến hết ngày. Người bệnh nếu dùng thuốc giảm đau có thể giảm nhanh chứng đau đầu song tình trạng này sẽ lại tái phát nhiều lần và càng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ngoài đau đầu, lạm dụng thuốc giảm đau còn gây ra các triệu chứng khác như: nghẹt mũi, đau cổ, bồn chồn không yên, rối loạn giấc ngủ,...

Cơn đau dạng này sẽ xuất hiện hàng ngày hoặc sau khi dùng thuốc giảm đau.

Lạm dụng thuốc giảm đau gây đau đầu thường xuyên

2.2. Dạng đau đầu thường xuyên nguy hiểm

Cơn đau đầu xuất hiện sau đây là mối đe dọa nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh nên cần đặc biệt lưu ý theo dõi và đi khám sớm.

Đau đầu do tăng huyết áp

Người cao tuổi bị cao huyết áp thường gặp những cơn đau nhức đầu kéo dài, xuất hiện đột ngột tại vị trí khu trú nhất định, điển hình là đau đầu quanh vùng trán. Cùng với đau đầu, người bệnh còn bị căng cứng các cơ gáy cùng các triệu chứng tăng huyết áp khác.

Đau đầu do u não

U não làm tăng áp lực nội sọ nên ở giai đoạn sớm và tiến triển, bệnh nhân thường bị đau đầu âm ỉ, kéo dài. Giai đoạn nặng hơn, các triệu chứng khác cũng xuất hiện như: giảm thị lực, buồn nôn, liệt dây thần kinh sọ, liệt chi thể,...

Đau đầu do chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não nặng gây ảnh hưởng thần kinh, tổn thương não có thể khiến người bệnh đau đầu nghiêm trọng kèm theo buồn nôn, rối loạn ý thức,... Do đó, sau va chạm gây chấn thương sọ não, cần lưu ý theo dõi các dấu hiệu bất thường này để đi khám khi cần thiết.

Đau đầu do xuất huyết não

Khi bị xuất huyết não, cơn đau đầu xuất hiện đột ngột và dữ dội khiến người bệnh hôn mê, mất ý thức nhanh chóng. Nếu không cấp cứu kịp thời, xuất huyết não sẽ để lại tổn thương lâu dài cho não bộ và ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh sau đó cũng thường xuyên bị đau nhức đầu xuất hiện bất cứ khi nào.

Cẩn thận cơn đau đầu do xuất huyết não nguy hiểm

3. Khi nào chứng đau đầu nên đi gặp bác sĩ?

Với đau đầu thông thường, bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giảm đau sẽ cải thiện được triệu chứng này. Tuy nhiên, đau đầu do nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm thường không hoặc ít đáp ứng với thuốc giảm đau hoặc biện pháp nghỉ ngơi. Các trường hợp này bệnh nhân nên đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị được triệt để chứng đau đầu.

Ngoài ra, nếu đau đầu xuất hiện cùng các triệu chứng bất thường nguy hiểm thì bệnh nhân cần được cấp cứu như: mờ mắt, nhức mắt, mất thăng bằng, giảm phản ứng, mất ý thức,...

Như vậy, thường xuyên đau đầu có thể do rất nhiều nguyên nhân và phản ánh những tổn thương thần kinh, não bộ ở mức độ khác nhau. Cần theo dõi đặc điểm cơn đau và đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu chứng đau đầu này kéo dài, xuất hiện thường xuyên và đi kèm với dấu hiệu sức khỏe bất thường khác.

Nếu cần tư vấn hoặc kiểm tra nguyên nhân gây đau đầu, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Khám thần kinh là biện pháp giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời những căn bệnh về thần kinh như: đau dây thần kinh liên sườn, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tiền đình…Vậy, khi nào cần đi khám và khám thần kinh ở đâu tốt? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây nhé!

Khám thần kinh là gì?

Khám thần kinh là quá trình kiểm tra các rối loạn của hệ thần kinh trung ương. Hệ thống thần kinh trung ương được cấu tạo bởi não, tủy sống và các dây thần kinh từ những khu vực này. Nó kiểm soát và điều phối mọi hoạt động của cơ thể, bao gồm cả chuyển động của cơ bắp, chức năng của các cơ quan, thậm chí cả những suy nghĩ, tư duy và lập kế hoạch vô cùng phức tạp.

Có hơn 600 loại rối loạn hệ thần kinh trung ương. Các rối loạn phổ biến nhất bao gồm:

  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Viêm màng não
  • Động kinh
  • Đột quỵ
  • Đau nửa đầu

Khám thần kinh được sử dụng để giúp tìm ra liệu bạn có bị rối loạn hệ thần kinh hay không. Chẩn đoán sớm có thể giúp bạn có được phương pháp điều trị thích hợp và làm giảm các biến chứng lâu dài.

Khi nào bạn cần khám thần kinh?

Bạn có thể cần khám thần kinh nếu xuất có các triệu chứng của rối loạn hệ thần kinh. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí gây rối loạn. Tuy nhiên bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nếu có một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:

  • Đau đầu dữ dội, kéo dài
  • Đau nửa đầu
  • Mất thăng bằng, choáng váng, chóng mặt
  • Tê nửa mặt, tê bì tay chân
  • Nhìn mờ
  • Thay đổi về thính giác và khứu giác
  • Thay đổi về hành vi
  • Nói lắp
  • Lú lẫn, mất trí nhớ, hay quên
  • Co giật, động kinh
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Đột nhiên bất tỉnh
  • Căng thẳng mãn tính
  • Nôn ói không rõ nguyên nhân
  • Co rút tay chân.

Bệnh về thần kinh có thể xảy ra do áp lực, di truyền, lão hóa, tai nạn, chấn thương, biến chứng của các căn bệnh tự miễn, bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp…

Khám thần kinh bao gồm những gì?

Quá trình khám thần kinh bao gồm một loạt các bài kiểm tra. Các bài kiểm tra sự cân bằng, sức mạnh cơ bắp và các chức năng khác của hệ thần kinh trung ương.

Để chẩn đoán bệnh về thần kinh, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành một loại bài kiểm tra, bao gồm:

  • Kiểm tra rối loạn tâm thần: khả năng ghi nhớ, kiểm soát cảm xúc…
  • Kiểm tra rối loạn về vận động và thăng bằng
  • Kiểm tra rối loạn cảm giác, phản xạ, chẳng hạn như: đau, tê hay châm chích ở khu vực cụ thể.
  • Kiểm tra rối loạn về giác quan: Khả năng nhìn, nghe, nói,…
  • Kiểm tra rối loạn khác: Huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, hệ tiêu hóa, tình dục, giấc ngủ…

4 căn bệnh về thần kinh thường gặp

Có nhiều dạng bệnh cần bạn nhanh chóng đi khám thần kinh để được chẩn đoán chính xác. Trong đó, 4 loại phổ biến nhất bao gồm:

1. Đau dây thần kinh liên sườn

Dây thần kinh liên sườn gồm 12 cặp xuất phát từ tủy sống ngực. Trong đó, nhánh trước chi phối vùng ngực và bụng, nhánh sau chi phối vùng lưng.

Với đặc điểm trải rộng và nằm nông trên thành ngực, dây thần kinh liên sườn dễ bị tổn thương khi có bất kỳ vấn đề nào tại cột sống, tủy sống và xương sườn.

Bạn cần khám thần kinh để xác định bệnh đau dây thần kinh liên sườn khi có các triệu chứng: đau rát, buốt, hoặc đau ở xung quanh xương sườn, ngực trên, lưng trên, cảm giác bóp ngẹt ngực trước ra sau, ngứa, châm chích.

2. Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Bệnh thường không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, lo âu, căng thẳng.

Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt để cân bằng trở lại.

Khi rối loạn thần kinh thực vật lâu ngày, bạn có thể gặp thêm những chứng bệnh như đổ mồ hôi tay chân, loét dạ dày – tá tràng. Lúc này, việc điều trị khá phức tạp. Tùy vào từng tình trạng cụ thể khi khám thần kinh, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

3. Rối loạn tiền đình

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, giúp phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình.

Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn hoặc tắc nghẽn dây thần kinh số 8; tổn thương động mạch não hoặc khu vựa tai trong và não. Điều này khiến tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Người bệnh nặng có thể gặp các vấn đề về thính giác và thị lực.

Rối loạn tiền đình có chữa được không? Bệnh gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh. Cách điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Mục đích chữa bệnh lớn nhất là xử lý những cơn chóng mặt cấp để phòng tránh tai nạn và phòng ngừa biến chứng cho người bệnh.

4. Đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường là tình trạng đau âm ỉ hoặc đau nhói dữ dội ở một bên đầu. Người bệnh thường rất nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, kèm theo buồn nôn và nôn.

Nguyên nhân gây bệnh có thể do thay đổi hormone, khi gặp phải vấn đề gây căng thẳng thần kinh hoặc do sự thay đổi đột ngột của môi trường. Bạn sẽ biết nguyên nhân cụ thể khi trao đổi trong buổi khám thần kinh với bác sĩ.

Có nhiều loại thuốc điều trị đau nửa đầu. Song việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của của bác sĩ. Ngoài ra, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và theo đuổi lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh đau nửa đầu.

Khám thần kinh ở đâu tốt?

Sau khi đã hiểu rõ khi nào nên đi khám và khám thần kinh bao gồm những gì thì bạn có thể thắc mắc thêm rằng khám thần kinh ở đâu tốt? Sau đây là những gợi ý chất lượng:

Một số địa chỉ khám thần kinh tốt nhất ở TPHCM

Để giải đáp cho bạn thắc mắc khám thần kinh ở đâu tốt TPHCM thì chúng tôi gợi ý những địa chỉ sau đây:

1. Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM (cơ sở 1)

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP HCM

2. Khoa Nội Thần kinh Tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115

Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh

3. Khoa Nội Thần kinh – Huyết học, Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP HCM

4. Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP HCM

Khám thần kinh ở đâu tốt nhất Hà Nội?

Khám thần kinh ở đâu tốt nhất Hà Nội? Sau đây là một vài gợi ý chất lượng:

1. Chuyên khoa Thần kinh – Bệnh viện Việt Đức

Địa chỉ: Số 16 – 18 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội

2. Khoa Thần kinh và bệnh Alzheimer – Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

3. Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

4. Khoa Thần kinh – Bệnh viện Thanh Nhàn

Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

5. Chuyên khoa Thần kinh – Bệnh viện 108

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

Thần kinh là một trong những hệ cơ quan quan trọng bậc nhất trong cơ thể. Khi có bất kỳ vấn đề bất thường nào xảy ra, bạn cần nhanh chóng đi khám thần kinh để có biện pháp can thiệp kịp thời. Hy vọng thông qua bài viết này đã gợi ý cho bạn thêm một vài bệnh viện chuyên khoa thần kinh và các địa chỉ uy tín, chất lượng để bạn có thể an tâm đến khám nhé!

Xem thêm

{{#data}}

{{name}}

{{specialties}}

{{provideCareText}}

Phí tư vấn

{{price}} {{priceUnit}}

{{hospital.name}}

{{hospital.address}}

Chỉ đường

Đặt lịch hẹn{{#phone}} Đăng nhập để gọi{{/phone}}

{{/data}}

Verifying...

Video liên quan

Chủ đề