Đặt vòng mất thời gian bao lâu

Một số trường hợp cần phải tháo vòng tránh thai là vòng tránh thai đã hết hạn, gặp phải một số tác dụng không mong muốn khi đặt vòng tránh thai hoặc mong muốn mang thai. Thủ thuật tháo vòng tránh thai rất đơn giản nhưng có thể khiến chị em gặp phải một số triệu chứng không mong muốn và không thể quan hệ ngay được. Vậy tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được và cần phải lưu ý những gì?

1. Tại sao cần phải tháo vòng tránh thai đúng thời hạn?

Trên thực tế, rất nhiều phụ nữ cho rằng chỉ khi nào mong muốn có thai thì mới cần tháo vòng, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Việc đặt vòng chỉ giúp bạn phòng tránh thai trong một khoảng thời gian. Nếu bạn để vòng tránh thai quá lâu trong cơ thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tử cung vì các loại vòng đều có thời hạn sử dụng nhất định. Cụ thể, một số vấn đề sức khỏe có thể gặp phải khi tháo vòng tránh thai không đúng thời hạn là:

Vòng tránh thai ở quá lâu trong cơ thể rất dễ bám chặt vào các lớp cơ tử cung và gây tổn thương cơ quan này, một số trường hợp nghiêm trọng còn dẫn đến thủng tử cung.

Khi hết thời hạn sử dụng, vòng tránh thai có thể bị gãy dẫn đến tình trạng tháo sót vòng hoặc rất khó khăn khi tháo vòng.

Thời gian trong tử cung quá lâu có thể khiến vòng di lệch khỏi vị trí ban đầu, ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng và dễ xảy ra một số tình trạng viêm nhiễm ở tử cung hay buồng trứng, thậm chí mang thai ngoài ý muốn, nguy hiểm là thai ngoài tử cung,...

Cần tháo vòng đúng thời hạn để phòng tránh những hậu quả không mong muốn

Chính vì những lý do trên, chị em cần tháo vòng đúng thời hạn để phòng tránh những hậu quả không mong muốn. Trong trường hợp chưa hết thời hạn đặt vòng nhưng nếu gặp phải một số bất thường về sức khỏe thì vẫn cần tháo vòng tránh thai nhanh chóng.

Trong trường hợp sức khỏe của chị em không ổn định, mắc bệnh lý hoặc vùng kín bị viêm nhiễm thì cần phải điều trị để tình trạng sức khỏe chuyển biến tích cực thì mới nên tháo vòng.

Sau khi tháo vòng, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định kê thuốc kháng sinh để tránh nhiễm khuẩn và tránh nguy cơ dính buồng tử cung. Vì thế, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để sức khỏe sớm được hồi phục.

Bên cạnh đó, một trong những lý do khiến chị em chậm trễ trong việc tháo vòng tránh thai là vì lo ngại sẽ bị đau khi tháo vòng. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo ngại về vấn đề này. Đây là một thủ thuật đơn giản và được thực hiện rất nhanh chóng. Tuy nhiên, nó cần sự chính xác và an toàn vì thế, bạn vẫn nên cân nhắc lựa chọn những cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm để quá trình tháo vòng được nhanh gọn, an toàn và ít gây đau đớn nhất có thể.

Trong trường hợp tháo vòng do các bác sĩ có tay nghề không cao, chuyên môn còn hạn chế sẽ có thể khiến bạn đau đớn hơn và còn có nguy cơ làm tổn thương tử cung và xảy ra tình trạng chảy máu nhiều. Nếu không xử lý tốt, có thể dẫn tới biến chứng về sau.

2. Tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?

2.1. Một số triệu chứng thường gặp sau khi tháo vòng tránh thai

Bạn cần lưu ý nên đi khám trước để các bác sĩ đánh giá về tình trạng sức khỏe và chỉ định tháo vòng trong thời điểm hợp lý nhất. Thời điểm tháo vòng thuận lợi là sau khi sạch kinh 2 đến 3 ngày.

Tháo vòng tránh thai có thể gây đau bụng nhẹ

Một số dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ sau khi tháo vòng tránh thai:

Chỉ đau nhẹ ở vùng tử cung nếu bạn tháo vòng đúng thời hạn.

Trong trường hợp tháo vòng quá muộn sẽ gây đau nhiều hơn hoặc có thể chảy máu nhẹ do tổn thương niêm mạc lòng tử cung hay cổ tử cung vì vòng đã bám chặt vào thành tử cung hoặc đã bị gãy. Với những trường hợp này, các bác sĩ sẽ kiểm tra và theo dõi để đưa ra phương pháp xử trí thích hợp.

Sau khi tháo vòng, chị em cũng có thể mắc phải một số biểu hiện rối loạn kinh nguyệt chẳng hạn như rong kinh, chậm kinh,… Chị em cần phải theo dõi tình trạng kinh nguyệt của mình để xem tình có cải thiện không.

Có sự thay đổi về tâm sinh lý: Thông thường, sau khi tháo vòng chị em thường cảm thấy khó chịu, bực tức, tâm trạng không được thoải mái, có thể cáu giận vô cớ,... Tuy nhiên, tình trạng này sẽ hết khi nội tiết tố của cơ thể có thể tự điều chỉnh về mức ổn định.

2.2. Tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?

Sau khi tháo vòng, phụ nữ cần được nằm nghỉ ít nhất khoảng 20 đến 30 phút. Nếu sau đó, tình trạng sức khỏe ổn định, chị em có thể được ra viện ngay. Lưu ý, trong vòng 2 tuần đầu tiên, chị em chỉ nên đi lại nhẹ nhàng và kiêng hoặc hạn chế leo cầu thang, cũng không nên đi bộ quá nhiều. Bên cạnh đó, nên có chế độ ăn và nghỉ ngơi hợp lý để tử cung được nhanh chóng hồi phục.

Không nên quan hệ ngay sau khi tháo vòng tránh thai

Bác sĩ giải đáp câu hỏi “tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được” như sau: Sau khi tháo vòng, bạn không nên quan hệ tình dục ngay vì đây là thời điểm nhạy cảm, vùng kín dễ tổn thương và dễ bị viêm nhiễm phụ khoa khi có vi khuẩn tấn công, xâm nhập.

Sau khi tháo vòng được khoảng 1 đến 2 tuần nếu cơ thể ổn định, khỏe mạnh và không có những biểu hiện bất thường như chảy máu âm đạo, đau bụng, đau vùng kín,… thì bạn có thể quan hệ tình dục.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước và sau khi tháo vòng tránh thai

Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó là nên thăm khám bác sĩ để kiểm tra lại về tình trạng sức khỏe và được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể. Đặc biệt, nếu cơ thể có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, bạn cần đi khám sớm.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ y tế uy tín, chất lượng. Bệnh viện được đầu tư cơ sở thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ của bệnh viện đều là các chuyên gia có chuyên môn cao. Bên cạnh đó, hệ thống đường dây nóng 1900 56 56 56 hỗ trợ khách hàng 24/7 với cước gọi miễn phí luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

Đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều phụ nữ ở cả nông thôn và thành thị sử dụng. Vậy vòng tránh thai có hiệu quả tránh thai bao nhiêu phần trăm? Đang đặt vòng tránh thai cần phải lưu ý điều gì để đảm bảo hiệu quả và an toàn?

Vòng tránh thai là gì?

  • Vòng tránh thai là một dụng cụ bằng nhựa hoặc bằng đồng được đặt vào trong tử cung của người phụ nữ nhằm ngăn trứng làm tổ trong tử cung.

Vòng tránh thai ngừa thai như thế nào?

  • Vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai.

Hiệu quả của vòng tránh thai

  • Lợi ích của vòng tránh thai là có hiệu quả tránh thai với tỷ lệ từ 98 đến 99%.
  • Hiệu quả tránh thai có thể đạt được ngay sau khi đặt vòng và kéo dài từ 5 năm đến 10 năm.
  • Vòng tránh thai là dụng cụ tử cung dùng tương đối bền, thoải mái, dễ sử dụng, không tốn kém và không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp.

Vòng tránh thai nhựa

Ai không nên sử dụng vòng tránh thai?

  • Vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai tương đối lâu dài. Vì vậy, nếu người phụ nữ còn trẻ hoặc có dự định sinh con trong một vài năm thì nên sử dụng một biện pháp tránh thai khác;
  • Phụ nữ đang bị viêm nhiễm phụ khoa thì cần chữa khỏi bệnh mới đặt vòng;
  • Phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai thì không nên đặt vòng tránh thai;
  • Phụ nữ có tiền sử mắc trong vòng 03 tháng hoặc đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục không được đặt vòng tránh thai;
  • Phụ nữ bụ ung thư vú hoặc u ác tính đường sinh dục cũng không được chỉ định đặt vòng tránh thai;
  • Phụ nữ có dị tật do bẩm sinh hoặc thứ phát ở tử cung, vùng chậu cũng không thích hợp đặt vòng tránh thai;
  • Những phụ nữ có nhiều bạn tình cũng không nên sử dụng biện pháp này vì vòng tránh thai không có khả năng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hoặc, cũng có thể sử dụng kết hợp với bao cao su để ngăn ngừa lây nhiễm.

Đặt vòng tránh thai ở đâu? Quy trình như thế nào?

  • Việc đặt vòng tránh thai cần được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa vì người phụ nữ sẽ được khám phụ khoa trước khi đặt vòng để bảo đảm chắc chắn không bị viêm nhiễm phụ khoa vì theo nguyên tắc không thể đặt vòng tránh thai nếu người phụ nữ đang bị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Thủ thuật đặt vòng tránh thai rất đơn giản, chỉ mất một khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút.
  • Thời gian đặt vòng tránh thai tốt nhất là ngay sau khi người phụ nữ hết kinh nguyệt, 6 tuần sau khi sinh hoặc ngay sau khi nạo hút thai (nếu có).

Đặt vòng tránh thai có tác dụng phụ không?

  • Trong và sau khi đặt vòng tránh thai, người phụ nữ có thể có cảm giác hơi co rút vùng tử cung.
  • Vòng tránh thai có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, ra máu nhiều hơn, bị đau bụng khi hành kinh và cũng có thể ra khí hư nhiều hơn.
  • Có thể xảy ra một số phản ứng nhẹ ảnh hưởng tới sức khỏe như hơi đau bụng hay đau đầu.

Sau khi tháo vòng tránh thai bao lâu thì có con?

Khi muốn sinh con, người phụ nữ chỉ đến cơ sở y tế để được bác sĩ hay nữ hộ sinh có kinh nghiệm tháo vòng tránh thai.

Hầu hết tất cả các phụ nữ sau khi tháo vòng tránh thai đều có khả năng có thai trở lại ngay sau đó hoặc một vài tháng sau đó.

Vòng tránh thai không ảnh hưởng đến lần mang thai về sau.

Vòng tránh thai mang đồng

Hỏi:

Tôi vừa sinh con được 01 năm, do muốn kế hoạch hóa gia đình nên định đi đặt vòng tránh thai nhưng không biết nên đi vào thời điểm nào là tốt nhất, những trường hợp nào không được đặt vòng tránh thai?

Xin bác sĩ tư vấn giúp. 

(N.T.H – Tuyên Quang)

Trả lời:

Dụng cụ tử cung hay thường gọi vòng tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai được sử dụng khá phổ biến. Hiệu quả tránh thai có thể đạt 99% nếu được đặt đúng chỗ và không bị xê dịch vị trí trong thời gian sử dụng.

Việc xác định thời gian thích hợp để bạn đặt vòng tránh thai cũng rất quan trọng, vì nó sẽ giúp bạn tăng hiệu quả của việc đặt vòng tránh thai, tránh những tác dụng phụ của vòng tránh thai.

  • Thông thường trong vòng từ 03 đến 07 ngày kể từ ngày sạch kinh, đặt vòng tránh thai là tốt nhất vì trong thời gian này cơ hội có thai rất ít. Hơn nữa, màng trong tử cung đang là thời kỳ tăng sinh, màng trong tương đối mỏng, sau khi đặt vòng tránh thai, cơ hội gây nên tổn thương và xuất huyết ít, đồng thời đây là thời điểm mà cổ tử cung mềm nên thao tác tương đối dễ dàng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đặt được vòng tránh thai. Các trường hợp sau đều không thích hợp để áp dụng phương pháp này.

  • Có thai hoặc nghi ngờ có thai;
  • Sau phá thai nhiễm trùng;
  • Đang bị viêm vùng chậu, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước đây;
  • Viêm cổ tử cung mủ nhầy hoặc một bệnh lý ác tính đường sinh dục, ung thư vú….
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung, lao vùng chậu…

Có thai hoặc nghi ngờ có thai tuyệt đối không đặt vòng tránh thai

Hỏi:

Em có 01 con trai hơn 31 tháng tuổi, em đang định sinh thêm bé thứ 2. Em vừa tiêm phòng Rubella cách đây gần 01 tháng, và được hẹn 01 tháng sau sẽ tiêm phòng Cúm. Bác sỹ dặn là sau 03 tháng tiêm phòng Rubella mới được mang thai.

Em đang đặt vòng tránh thai, vậy cho em hỏi là: sau khi tháo vòng tránh thai bao lâu mới được mang thai? Hiện em đang uống ngày 01 viên thuốc Ferrovit để bổ sung sắt và acid folic. Xin hỏi như vậy có được không ạ?

Xin Bác sĩ tư vấn giúp em! Cảm ơn Bác Sĩ!

(N.T.T.G – Cầu Giấy, Hà Nội)

Trả lời:

Sau khi tháo vòng từ 2-3 tháng bạn có thể có thai trở lại bình thường.

Trước khi mang thai nên tiêm phòng vắc-xin, bổ sung sắt và acid folic để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Bạn làm như vậy là hoàn toàn đúng.

Về việc tiêm phòng vắc-xin, bạn nên tuân thủ thời gian khuyến cáo:

  • Tiêm ngừa vắc-xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng;
  • Tiêm ngừa vắc-xin sởi – quai bị – rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng;
  • Tiêm ngừa vắc-xin cúm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng;

Như vậy, nếu như bạn muốn có thai sớm, bạn có thể tháo vòng từ bây giờ đồng thời tuân thủ lộ trình tiêm vắc-xin cũng như kiêng cữ sau khi tiêm.

Như vậy, sau khoảng 2-3 tháng nữa, bạn có thể mang thai lại bình thường với thể trạng tốt nhất.

Lưu ý sau khi tháo vòng tránh thai, bạn phải sử dụng biện pháp tránh thai như bao cao su để tuyệt đối tránh việc mang thai trong quá trình tiêm ngừa.

Sau khi tháo vòng tránh thai, bạn nhanh chóng có thể mang thai trở lại

Hỏi:

Tôi sinh cháu được 11 tháng thì có bầu, vì con nhỏ nên tôi đã đi hút thai.

Sau đó khoảng 3-4 tháng tôi đặt vòng, từ đó đến nay đã được gần 3 năm. Trong suốt thời gian đó, tôi không có triệu chứng gì bất thường.

Nhưng thời gian gần đây, mỗi lần gần đến ngày kinh, tôi rất đau bụng. Ngày còn con gái tôi cũng hay bị đau bụng như vậy nhưng từ khi lấy chồng thì triệu chứng đó hầu như không còn cho đến bây giờ lại bị như vậy. Mỗi lần bị vậy tôi thường ra máu đen vón cục và ra ít, bác sĩ có thể giải thích giúp tôi bị làm sao không?

Ngoài ra, tôi nghe nói đặt vòng xong muốn sinh lại rất khó, có phải vậy không? Tôi đang rất lo vì tôi cũng đang có kế hoạch sinh lại.

Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

(T.H – Bắc Ninh)

Trả lời:

Đặt vòng là biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả và hầu như rất ít tác dụng phụ.

Sau khi tháo vòng tránh thai từ 2-3 tháng (thậm chí sớm hơn) tùy thể trạng mỗi người, bạn có thể mang thai lại bình thường. Hoàn toàn không có chuyện khó mang thai sau khi tháo vòng tránh thai.

Hiện tượng bạn bị đau bụng kinh, ra máu nhẹ và máu bị vón cục cũng có thể do nguyên nhân vòng bị lệch vị trí hoặc chất lượng vòng không đảm bảo sau 3 năm.

Vì vậy, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên sản khoa để kiểm tra lại vòng xem có bị  lệch vị trí, tụt vòng hoặc kiểm tra lại chất lượng vòng để đảm bảo an toàn. Nếu như bạn đang có kế hoạch sinh lại, vậy bạn cũng có thể nhân cơ hội này để tháo vòng, nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khỏe và chuẩn bị tốt nhất trước khi mang thai lại.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ đề