Danh tướng lý thường kiệt vốn có tên là gì năm 2024

Lý Thường Kiệt là một nhà quân sự kiệt xuất, có tài thao lược lỗi lạc, phá Tống bình Chiêm. Ông cũng là một nhà chính trị tài giỏi và ngoại giao xuất sắc.

Lý Thường Kiệt vốn họ Ngô tên là Tuấn, người ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (hiện là Cơ Xá, Gia Lâm – Hà Nội). Theo sử cũ thì ông quê ở phường Thái Hòa, thành Thăng Long. Còn theo bài văn khắc trên quả chuông chùa Bắc Biên gần Hà Nội và cuốn Tây Hồ Chí thì ông người làng An Xá cũ (nay là Đại Yên), thuộc huyện Quảng Đức ở phía Nam Hồ Tây, Thái Hòa chỉ là nơi ở sau khi đã giữ chức vụ trọng yếu trong triều.

Bình sinh Ngô Tuấn là người khôi ngô tuấn tú, thông minh, nhanh nhẹn. Là con một võ tướng, Ngô Tuấn thích võ và được dạy từ thuở nhỏ. Hàng ngày, Ngô Tuấn thường luyện cung kiếm bày trận đồ, đêm chong đèn đọc binh pháp Tôn, Ngô.

Năm 1036, Ngô Tuấn 18 tuổi thì mẹ mất. Lúc mãn tang, Ngô Tuấn được bổ chức kỵ mã hiệu uý là một chức quan nhỏ trong quân đội. Năm 1041, lúc 23 tuổi, Ngô Tuấn được bổ vào ngạch thị vệ hầu vua, giữ chức “Hoàng môn chi hậu”. Khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi, Ngô Tuấn được rời khỏi những chức vụ trong nội cung và đưa ra giúp việc nhà vua tại triều đình.

Năm 1061 miền Thanh Nghệ không yên. Giặc quấy rồi miền biên giới, một số thủ lĩnh miền núi nổi lên chống triều đình. Vua liền cử phong ông là Thái Bảo, cầm “tiết việt”, đi thanh tra các quan ở vùng Thanh - Nghệ. Kết quả năm châu, sáu huyện miền Thanh - Nghệ đều được yên ổn. Lúc đó ông 43 tuổi.

Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đi đánh Champa để yên mặt phía nam. Ngô Tuấn được cử làm tướng tiên phong, lập công lớn, vua phong Phụ quốc Thái uý, tước Khai quốc công và ban cho họ Lý (do đó có tên Lý Thường Kiệt).

Lúc bấy giờ ở Trung Hoa, nhà Tống gặp nhiều rối ren, Tể tướng Vương An Thạch đưa ra nhiều cải cách nhưng không có kết quả. Vua tôi nhà Tống mong tìm lối thoát bằng cách xâm lược Đại Việt.

Ngày 9/3/1076, vua Tống cử Quách Quỳ làm An Nam đạo hành doanh mã bộ quân tổng quản chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, cầm quân mưu thôn tính Đại Việt. Tống Thần Tông còn xuống chiếu dặn rằng: "Sau khi bình được Giao Châu, sẽ đặt châu huyện như nội địa", mặt khác sai sứ qua Chiêm Thành, Chân Lạp xúi giục các nước này đánh biên thùy phía Nam nước ta.

Tháng 8 năm ấy, thủy lục quân Tống vượt biên giới, rồi giặc dần chiếm được Vĩnh An (Móng Cái), Quảng Nguyên (Cao Bằng), Quang Lang, Môn Châu, Tô Mậu, Tư Lang. Tháng 1/1077, Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh chặn giặc trên suốt dọc phòng tuyến sông Cầu. Tương truyền, hàng đêm ông sai người tâm phúc lẻn vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát nằm trong trận địa bên sông Như Nguyệt (tức khúc sông Cầu chảy qua huyện Yên Phong, lộ Bắc Giang) đọc vang bài thơ:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Dịch nghĩa:

(Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời).

Bài thơ có lẽ là một bản tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam được ghi lại lần đầu tiên thành văn. Dù chưa biết đích xác tác giả bài Thơ Thần, song đến nay lịch sử vẫn công nhận ông là người đã dùng bài thơ làm vũ khí tuyên truyền chống ngoại xâm thành công.

Tháng 3/1077 quân ta vượt sông đánh quân Tống đại bại rồi mở đường giảng hòa để giặc giữ thể diện lui về nước ngay, chỉ còn giữ châu Quảng Nguyên (đến tháng 11/1079 cũng phải giao trả nốt). Từ đó về sau, trong khoảng 200 năm, triều đại Trung Quốc không dám đụng đến đất nước ta.

Lịch sử mãi ghi nhớ công ơn người anh hùng dân tộc, nhà quân sự kiệt xuất, nhà chính trị và ngoại giao tài ba Lý Thường Kiệt, người lãnh đạo quân dân Đại Việt thời Lý, phá Tống bình Chiêm thắng lợi. Với công lao hiển hách của mình, Lý Thường Kiệt từng được cả triều đình nhà Lý quý trọng. Ngay lúc ông còn sống, Lý Nhân Tông đã cho làm bài hát để tán dương công trạng. Ông được lịch sử ghi nhận là anh hùng kiệt xuất, một con người hiến dâng cả tâm hồn sức lực cho sự nghiệp độc lập của Tổ quốc ở buổi đầu thời tự chủ. Tài năng quân sự kiệt xuất của ông làm kẻ thù khiếp phục.

Ông mất tháng sáu năm Ất Dậu (tức trong khoảng từ 13/7 đến 11/8/1105), thọ 86 tuổi, được truy tặng Kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt Quốc Công. Nhiều nơi đã lập đền thờ, dựng bia ghi công lao của ông, tiêu biểu nhất là bài văn bia chùa Linh Xứng ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá:

Lý Thường Kiệt (1019-1105) tên thật là Ngô Tuấn, tự là Thường Kiệt. Sau được ban quốc tính họ Lý, bèn lấy tên tự. Theo sử, ông quê ở phường Thái Hòa, thành Thăng Long. Nhưng theo bài văn khắc trên quả chuông chùa Bắc Biên (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) và sách Tây Hồ chí, ông người làng An Xá, thuộc huyện Quảng Đức, ở khu vực phía nam hồ Tây trong thành Thăng Long, còn Thái Hòa là nơi ông ở sau khi cầm quyền chính.

Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, thân phụ Ngô Tuấn là Ngô An Ngữ, ẩn cư ở Châu Hoan (khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh) ra Thăng Long làm một võ quan nhỏ. Ngô Tuấn mặt mũi khôi ngô, tính tình khiêm nhượng, thuở nhỏ học thầy Lý Công Ẩn ở phường Bái Ẩn (Kẻ Bưởi bây giờ). Được thầy rèn cặp, ông kiêm tài văn võ, khi vào cung được sung chức Hoàng môn chi hậu, theo hầu Lý Thái Tông được thăng đến chức Đô tri Nội sảnh. Đời Lý Thánh Tông, ông được phong Thái bảo, ban tiết việt.

Bấy giờ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, cắt đặt thành Ung Châu (Nam Ninh, Quảng Tây), các cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu (Quảng Đông) và các trại sát biên giới vùng Đông bắc Đại Việt phải sửa soạn. Nhà Tống cũng ra sức mua chuộc các tù trưởng thiểu số vùng biên giới, xúi giục Chiêm Thành quấy rối phía nam. Để rảnh tay chống Tống ở phía bắc, năm 1069, Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt thân cầm quân đi đánh dẹp, bắt vua Chiêm Thành là Chế Củ. Đối với nhà Tống, Lý Thường Kiệt bàn: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Ngày 27-10-1075, đạo quân của các tù trưởng thiểu số được chia thành nhiều mũi tiến đánh các trại Tống. Lý Thường Kiệt từ châu Vinh An (Móng Cái, Quảng Ninh) dùng thuyền vượt biển đánh chiếm cửa biển Khâm Châu, Liêm Châu. Khi tiến vào đất Tống, ông cho yết bài Phạt Tống lộ bố văn. Bài văn có đoạn: “Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân”. Sau 42 ngày, ngày 1-3-1076 quân ta chiếm được thành Ung Châu. Lý Thường Kiệt ra lệnh phá thành trì, lấy đá lấp sông để chặn đường vận chuyển lương thảo của địch. Tháng 4-1076, quân ta nhanh chóng rút về nước.

Sau thất bại này, phe chủ chiến của nhà Tống vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta. Tháng 1-1077, 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do hai viên tướng thiện chiến Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy đã tiến vào nước ta theo nhiều đường. Khí đương hăng, địch chọc thủng các tuyến phòng ngự của ta ở biên giới và vùng Giáp Khẩu (Kép, Bắc Ninh) rồi về xuôi nhưng đã bị chặn lại ở phòng tuyến sông Cầu. Thế cuộc đang giằng co, một đêm trên bờ nam sông Cầu, trong đền Thánh Tam Giang vang lên lời thơ:

Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm? Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!

Quân ta tinh thần phấn chấn, đẩy lui địch về bên kia sông. Trong khi đó, cánh thủy quân địch cũng bị chặn đứng từ ngoài cửa biển. Quách Quỳ ra lệnh đóng bè vượt sông, tiến binh lần thứ hai. Chờ cho bè giặc đến giữa sông, Lý Thường Kiệt lại cho quân ra đánh. Hầu hết quân địch bị tiêu diệt hoặc đầu hàng.

Hơn một tháng trời, địch bị hãm tại phòng tuyến sông Cầu. Nắm chắc thời cơ, Lý Thường Kiệt cho biện sĩ sang sông lấy điều lợi hại khuyên răn. Sức cùng lực kiệt, tháng 3-1077, quân Tống rút chạy. Quân Tống rút đến đâu, Lý Thường Kiệt cho quân thu lại đất đai đến đó. Đấy là các châu Quang Lang, Môn, Tô Mậu, Tư Lang. Riêng châu Quảng Nguyên (Cao Bằng), nhà Tống định chiếm nhưng rồi phải trả lại năm 1079.

Nhà Tống đã hao tổn hơn 5 triệu lạng vàng, quân còn được hai phần. Năm 1164, nhà Tống phải công nhận Đại Việt là một quốc gia độc lập và trong khoảng 200 năm, không dám quấy nhiễu.

Chủ đề