Danh sách sách hay tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu năm 2024

“Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” là quyển sách khá nổi tiếng giai đoạn 2017, quyển sách này là tập hợp những chia sẻ và lời khuyên của tác giả Rosie Nguyễn về các khía cạnh trong cuộc sống và hành trình phát triển bản thân dành cho người trẻ.

Bạn có thể nghe audio bài viết này tại đây:

Tôi đọc “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của tác giả Rosie Nguyễn lần đầu khi tôi học lớp 11. Quyển sách này cũng là một trong những quyển sách đầu tiên tôi review. Dưới là bài review của tôi lúc đó:

“Tuổi Trẻ Đáng Giá Bao Nhiêu?” của tác giả Rosie Nguyễn là một quyển sách không dày, các bài học và kiến thức thì nhiều và khá chắc lọc. Quyển sách này đề cao vai trò của sách, của tự học, cũng như viết về trải nghiệm của chính bản thân tác giả về những ngày tháng du lịch bụi, về định nghĩa thành công, về những việc cần làm khi còn mười tám đôi mươi, và về những khủng hoảng sẽ gặp vào lứa tuổi ấy. Ở chương cuối, tác giả có danh sách “40 quyển sách cho em tuổi hai mươi” để người đọc tham khảo. Tóm lại đây là một quyển sách gối đầu cần thiết cho mỗi người để tránh lãng phí thanh xuân tuổi trẻ của mình vào những chuyện chẳng đáng bao nhiêu.

Đã 5 năm trôi qua, khi đọc lại bài review ngắn gọn ở trên, tôi khá buồn cười vì cách sử dụng từ ngữ của mình. Nhưng tôi biết khi tôi cười một cái gì đó mình từng làm thì chứng tỏ tôi đã tốt hơn nhiều.

Tôi vẫn còn nhớ những ngày khi tôi đọc “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”, đó là thời gian tôi bắt đầu gắn bó nhiều hơn với sách, sách vở đã góp phần giúp tôi trở nên tốt hơn, cũng từ đó mà tôi trải nghiệm được nhiều điều thú vị.

Bên cạnh những lời khen thì “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” cũng nhận một số chỉ trích, nhưng tôi tin tác giả viết sách này không muốn dạy đời ai, chị cũng chẳng muốn sách mình được đọc một cách máy móc, không chọn lọc.

Thay vào đó, khi đọc sách, tôi như đang trò chuyện với một người chị về các vấn đề của cuộc sống, tuổi trẻ và hành trình phát triển bản thân của mình. Tóm lại, “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” đã góp một phần vào sự phát triển của tôi.

Ngoài ra tác giả Rosie Nguyễn còn có quyển “Mình Nói Gì Khi Nói Về Hạnh Phúc?” Nhưng tôi đã đọc quyển đó từ năm lớp 11, giờ tôi cũng chẳng nhớ gì về nội dung. Có thể tôi sẽ đọc lại và review vào một ngày nào đó.

Lần đọc lại này chỉ giúp tôi nhìn lại một vài khía cạnh của cuộc sống và hành trình phát triển bản thân, chứ “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” không còn mang lại những kiến thức thú vị hay bài học mới nào nữa.

Ở nửa đầu quyển sách, tác giả tập trung vào các câu chuyện từ thực tế mà chị từng gặp. Tôi không hứng thú phần này cho lắm nên chỉ đọc lướt qua. Nửa sau quyển sách bắt đầu thú vị hơn một chút, tác giả có nói về giá trị của những chuyến đi thật sự – đi mà không phải chỉ để check-in hay chứng tỏ rằng: Ê! tui đã tới đây rồi!

Rosie Nguyễn cho rằng nếu còn trẻ thì nên đi và trải nghiệm thật nhiều. Điều này làm tôi nhớ đến một người bạn của tôi. Người bạn này thường ước mơ về những chuyến đi đây đi đó, đến những vùng thảo nguyên xa xôi, trở thành người lữ hành để đi đến những miền đất lạ.

Nhưng những nỗi lo về gia đình, công việc, thời gian vẫn kìm hãm đôi chân của bạn ấy, giờ bạn lại thấy mình đã quá già. Đôi khi tôi nghĩ người bạn của tôi như một con chim bị nuôi nhốt, chú chim ước mơ được bay đến những miền xa, nhưng vẫn luôn bị kẹt trong lồng. Vậy đến khi chú chim già đi, những song sắt biến mất, chim còn dám bay đi không?

Kìa những con đường đang vẫy gọi nơi xa. Nên sao không đi khi ta còn trẻ Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? – Rosie Nguyễn

5 năm không quá dài mà cũng không ngắn, đứng từ hiện tại nhìn ngược về thời gian trước, tôi thấy mình đã phát triển hơn nhiều. Nếu có quay về ngày xưa, tôi vẫn sẽ đọc “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?”, bởi đây là một quyển self-help (sách phát triển bản thân) khá nhẹ nhàng, dễ đọc, không xa vời, và hơn hết là có một thứ gì đó rất thân thuộc trong quyển sách này.

Nhìn chung, “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?” của tác giả Rosie Nguyễn có thể sẽ phù hợp với các bạn còn đang đi học hoặc những bạn ít đọc thể loại self-help mà muốn tìm một quyển sách truyền cảm hứng nhẹ nhàng.

Đương nhiên bạn vẫn sẽ còn rất nhiều tựa sách self-help khác nhau để bạn lựa chọn, nhưng tôi nghĩ bạn vẫn nên thử bắt đầu với quyển này trước, và quan trọng nhất khi đọc bất kỳ quyển sách nào: Hãy đọc có chọn lọc và có tư duy phản biện khi đọc.

Trong những cuốn sách mình đã từng đọc về chủ đề tuổi trẻ, học hỏi và rèn luyện bản thân như Buổi sáng diệu kỳ, Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ hay Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông,… thì đây là một cuốn sách thiết thực, gần gũi với thực tế giới trẻ. Câu chữ đơn giản, mộc mạc phù hợp với độ tuổi mới lớn và dễ hiểu nên thể hiện rất rõ cảm xúc chia sẻ thật lòng của một người đã trải qua tuổi trẻ với bao nhiêu điều hồi tiếc. Giờ đây, khi nhìn thấy rất nhiều bạn trẻ Việt Nam gặp tình cảnh tương tự và đồng cảm với những chia sẻ của các bạn, Rosie Nguyễn đã nghiệm lại từ chính cuộc đời mình, từ những gì cô đã bỏ nhỡ, điều cô đã học được sau đó để vươn tới thành công như ngày nay. Từ đó, cô giúp đỡ những bạn trẻ nhìn nhận nên làm những điều gì để tránh lãng phí thời gian khi còn trẻ, khi còn là học sinh chuẩn bị chọn trường thi vào đại học hay sinh viên đang học hay sinh viên mới ra trường để không phải hối tiếc một thời như cô. Và kể cả những người còn hoang mang, chưa tìm được con đường thật sự của riêng mình thì đây cũng là một cuốn sách đáng cầm lên đọc và từng bước tìm hiểu chính mình.