Từ đông triều đến đền an sinh bao nhiêu km năm 2024

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký quyết định công nhận bốn tuyến du lịch và 14 điểm du lịch trên địa bàn Đông Triều. Bốn tuyến gồm: tuyến du lịch tâm linh di tích nhà Trần; tuyến du lịch tâm linh kết hợp sinh thái; tuyến du lịch khám phá miền quê Đông Triều; tuyến du lịch Đệ tứ chiến khu Đông Triều. Các điểm du lịch gồm: điểm du lịch đền An Sinh; điểm du lịch đền Thái (xã An Sinh); điểm du lịch chùa Quỳnh Lâm (xã Tràng An); điểm du lịch chùa, am Ngọa Vân; điểm du lịch chùa Hồ Thiên (xã Bình Khê); điểm du lịch địa điểm lịch sử Trung tâm chiến khu Đông Triều (chùa Bắc Mã), xã Bình Dương; điểm du lịch Cụm di tích lịch sử cách mạng khu mỏ Mạo Khê (phường Mạo Khê); điểm du lịch Làng quê Yên Đức (xã Yên Đức); điểm du lịch hồ Khe Chè (xã An Sinh); điểm du lịch Công viên Hà Lan (phường Mạo Khê); điểm du lịch Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Quảng Ninh (phường Mạo Khê); điểm du lịch Công ty Cổ phần Thành Đồng (xã Bình Dương); điểm du lịch Công ty Cổ phần Thái Sơn 88 (xã Yên Thọ) và điểm du lịch Chi nhánh Công ty TNHH Quang Vinh (phường Mạo Khê).

Năm 2015, Đông Triều đón hơn 400 nghìn lượt khách du lịch. Và chỉ riêng từ đầu năm nay tới giữa tháng ba, số khách đến với Đông Triều đã đạt hơn 255 nghìn lượt khách. Cùng với sự tăng trưởng về du lịch là sự phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện, hiện đại của các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều, Hà Hải Dương, du lịch nơi đây vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Công tác thông tin tuyên truyền đã được đầu tư nhưng còn chưa sâu rộng, chưa khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng lợi thế du lịch của Đông Triều. Trình độ hướng dẫn viên du lịch còn hạn chế; nhất là các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa tạo được điểm nhấn đáp ứng nhu cầu của du khách và xu thế chung... Để tìm ra hướng khắc phục những điểm yếu nêu trên, mới đây, UBND thị xã Đông Triều phối hợp Tổng cục Du lịch tổ chức chuyến khảo sát các tuyến, điểm du lịch Đông Triều dành cho các hãng lữ hành trong nước. Hầu hết đại diện các công ty du lịch đều có chung ý kiến: các điểm đến của Đông Triều còn chưa khai thác được tính riêng biệt, độc đáo so với những vùng, miền khác, do đó chưa tạo được lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như đường sá, thang máy, nhà vệ sinh công cộng... cũng chưa được đầu tư đồng bộ để tạo cảm giác tiện lợi, thoải mái cho du khách khi tham gia du lịch.

Do đó, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, muốn nâng cao lợi thế cạnh tranh của du lịch Đông Triều, cần xác định rõ chuỗi sản phẩm định vị thương hiệu cho du lịch Đông Triều là gì, từ đó tập trung đầu tư, xây dựng và kết nối với các điểm đến ở các địa phương khác. Những việc cần làm ngay là thị xã phải gấp rút hoàn thiện hệ thống biển báo, chỉ dẫn ở các tuyến điểm du lịch, bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin cho du khách; đào tạo lại đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các điểm; và cần đặc biệt chú trọng tới công tác truyền thông, tuyên truyền về thế mạnh riêng của du lịch Đông Triều với nhiều yếu tố như: điểm đến, con người, sản vật địa phương... Về phía các công ty lữ hành, cần tiếp tục xây dựng gói sản phẩm du lịch phù hợp, tạo sự gắn kết với du lịch các vùng, miền trong tỉnh và khu vực...

Theo lịch sử, văn bia và kết quả khai quật khảo cổ học tại Thái miếu năm 2008 – 2010 cho thấy: Thái miếu được xây dựng từ thời Trần (thế kỷ XIII) và là nơi thờ tự các vị vua đầu tiên nhà Trần. Đến có sự hài hòa về không gian tổng thể kiến trúc và những sắc thái riêng biệt , độc đáo của toàn bộ các hạng mục công trình, bên cạnh đó là lượng lớn các di vật gồm các loại hình vật liệu kiến trúc, gốm sứ, đồ kim loại.

Nằm trong hệ thống kiến trúc và di tích cổ xưa từ thời nhà Trần ở Đông Triều, ngôi đền An Sinh giản dị mà linh thiêng, là một trong số những công trình tín ngưỡng vô cùng quan trọng ở Quảng Ninh. Đây cũng là một trong những điểm tham quan du lịch Quảng Ninh đáng để du khách gần xa ghé đến chiêm bái, khi có dịp dừng chân tại đây.

Từ đông triều đến đền an sinh bao nhiêu km năm 2024
Đền An Sinh nằm tại xã An Sinh, huyện Đông Triều

Đền An Sinh thuộc thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đền là ngôi điện thờ An Sinh Vương Trần Liễu và 8 vị tiên đế triều Trần, được xây dựng trên một địa thế đẹp có non bình, thủy tụ, là trung tâm của cả Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều. Theo thư tịch, bia kí và ghi chép của sử cũ, đất An Sinh xưa, Đông Triều nay là quê gốc của nhà Trần, sau dời xuống vùng Tức Mặc (Nam Định), Long Hưng (Thái Bình) sinh sống. Mùa xuân năm Định Dậu 1237 vua đầu triều Trần là Thái Tông hoàng đế lấy vùng Yên Phụ (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang (nay là thị xã Đông Triều, TP Uông Bí tỉnh Quảng Ninh) phong cho Trần Liễu làm đất thang mộc và phong làm An sinh vương, đời đời ở đất An sinh trông coi mộ phần tổ tiên, lập điện thờ tông miếu nhà Trần.

Từ đông triều đến đền an sinh bao nhiêu km năm 2024
Đền An Sinh chính là nơi thờ 8 vị hoàng đế nhà Trần (Nguồn ảnh: baotienphong)

Đền An sinh được xây dựng vào thời Trần năm 1381 (thế kỉ thứ XIV), là nơi thờ ngũ vị Hoàng đế nhà Trần gồm Anh Tông hoàng đế, Minh Tông hoàng đế, Dụ Tông hoàng đế, Nghệ Tông hoàng đế và Khâm Minh Thánh vũ hiển đạo An Sinh hoàng đế (An Sinh vương Tràn Liễu). Đền được xây dựng tại làng An Sinh (Yên Sinh) nên được đặt tên theo dân làng.Vào thời Nguyễn, đền được xây dựng lại với kiến trúc gồm ba tòa nhà rộng 5 gian theo kiểu chữ “Tam”. Lúc này trong đền thờ không chỉ 5 vị mà là 8 vị hoàng đế triều Trần. Hai bên có các dãy nhà khách và dãy nhà cho người coi đền ở. Ngoài ra, bên cạnh đền có hai miếu nhỏ, một thờ Bà Hoàng và một thờ Đức Thánh Khổng Tử. Xung quanh có thành bao bọc rộng. Phía trước cửa có bia nhỏ đề “Hạ mã” và “Tiêu diệc”… Dưới các thời Lê, Nguyễn, dân An Sinh được coi là dân hộ nhi, được trừ các khoản thuế, phu dịch để phụng sự các lăng tẩm, điện miếu nhà Trần tại Đông Triều. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, điện An sinh đã nhiều lần được tu bổ, tôn tạo lại nên di tích đã khong còn nguyên gốc nữa. Đến thời Nguyễn, dân làng An Sinh vẫn duy trì thực hiện việc tế tự, vẫn mở hội làng, kết giao hương hỏa với các làng Triều khê, Bình Lục (xã Hồng Phong) trong vùng. Trong giai đoạn 1958-1975 khu vực điện An sinh trở thành trường học của học sinh miền nam tập kết ra bắc trong thời kì chóng Mỹ cứu nước và sau này là trường Su phạm Quảng Ninh tiếp quản.

Từ đông triều đến đền an sinh bao nhiêu km năm 2024
Hiện nay, Đền An Sinh đã được tu bổ, tôn tạo để bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử vốn có

Để bảo tồn và phát huy di tích đền An sinh đúng với những giá trị lịch sử vốn có, năm 1997-2000 thị xã Đông Triều đã huy động nguồn công đức, tổ chức tu bổ, tôn tạo lại di tích đền An sinh trên nền điện cũ. Ngày nay, đền An Sinh có cấu trúc hình chữ Công gồm Bái đường, Trung đường và Hậu cung. Hậu cung là nơi thờ 8 vị Vua triều Trần. Trung đường là nơi thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và thân phụ, thân mẫu của ngài là An Sinh vương Trần Liễu và Thiện đạo Quốc mẫu. Hai bên là nhà Tả, hữu vu trưng bày các di sản văn hóa nhà Trần, ngũ môn, khu vực trưng bày hiện vật…Khu vực trong và xung quanh đền được trồng rất nhiều cây lâu năm làm cho cảnh quan ngôi đền thêm cổ kính. Trong đó, nổi bật có 14 cây đại, biểu hiện cho 14 đời vua nhà Trần; 8 cây vạn tuế tượng trưng cho sự vĩnh hằng của 8 vị vua được thờ tự tại đây; 175 cây hoa sữa vừa cho bóng mát, hương thơm mang ý nghĩa tôn vinh 175 năm triều Trần… Phía ngoài là rừng vải thiều trải rộng khắp vùng đồi núi phía Bắc huyện Đông Triều. Đứng tại đền, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát một không gian tĩnh mịch, thoáng đạt và yên ả.

Từ đông triều đến đền an sinh bao nhiêu km năm 2024
Đền An Sinh được bao quanh bởi những rừng cây xanh ngát tạo cảm giác linh thiêng, yên tĩnh cho du khách khi tới thăm viếng