Danh mục hóa chất phải làm báo cáo

Căn cứ theo Luật Hóa chất năm 2007, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

Theo đó, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 36 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP quy định chế độ báo cáo của tổ chức, cá nhân như sau:

“a) Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động hóa chất của năm trước gửi đồng thời Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh nơi tiến hành hoạt động hóa chất”.

Vì vậy, đối với trường hợp công ty của bà Hạnh sử dụng hóa chất, công ty phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2018 của Bộ Công Thương.

Việc viết báo cáo hóa chất hàng năm cho doanh nghiệp là một phần quan trọng trong quá trình kiểm soát và quản lý các hoạt động liên quan đến hóa chất. Báo cáo này giúp đánh giá tình hình sử dụng hóa chất của doanh nghiệp, xác định rủi ro và các biện pháp để ngăn chặn sự cố xảy ra.

Để viết báo cáo hóa chất hàng năm, cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế và các quy trình, định mức và hướng dẫn của doanh nghiệp.

Nội dung của báo cáo bao gồm các thông tin chính sau:

  1. Thông tin về tình hình sử dụng hóa chất: Số lượng và loại hóa chất sử dụng trong năm, mức độ sử dụng, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương pháp xử lý hóa chất đã sử dụng.
  2. Đánh giá tình hình an toàn sử dụng hóa chất: Bao gồm các thang đo các chỉ tiêu liên quan đến an toàn của môi trường lao động, như cường độ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự phức tạp của quá trình sử dụng, đánh giá rủi ro và đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
  3. Thực hiện các quy định pháp luật và các tiêu chuẩn an toàn: Các hoạt động của doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp luật về hóa chất và an toàn lao động. Báo cáo cần đánh giá và đưa ra các biện pháp để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và các tiêu chuẩn an toàn.
  4. Thông tin về đào tạo và kiểm tra năng lực: Đánh giá năng lực của nhân viên trong việc sử dụng hóa chất, đào tạo an toàn và hiểu biết về các quy định tài liệu về hóa chất.
  5. Định hướng phát triển trong tương lai: Dựa trên những thông tin đã đánh giá được, báo cáo sẽ đưa ra những định hướng phát triển, cải tiến và đưa ra các biện pháp để cải thiện việc sử dụng hóa chất của doanh nghiệp trong tương lai.

Việc viết báo cáo hóa chất hàng năm là một quá trình quan trọng để đảm bảo an toàn khi sử dụng hóa chất và đưa ra các quyết định trong việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.

Quy định của Chính phủ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.

Theo đó, Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (gọi tắt là Biện pháp) trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động và ra quyết định ban hành Biện pháp. Đối với các dự án đã được đưa vào hoạt động trước khi Nghị định có hiệu lực thi hành mà chưa có Biện pháp, chủ cơ sở phải xây dựng Biện pháp trong vòng 01 (một) năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điểm mới khác tại Nghị định đáng lưu ý đó là quy định về huấn luyện an toàn hóa chất. Theo Điều 31 tại Nghị định này, hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc tổ chức huấn luyện và không gây chồng chéo về huấn luyện an toàn hóa chất.

Quy định về khai báo hóa chất cũng có quy định mới, cụ thể: Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất phải khai báo có trách nhiệm khai báo hóa chất sản xuất trong năm thông qua chế độ báo cáo hàng năm quy định tại Điều 36 của Nghị định này (hiện tại là khai báo cho Sở Công Thương); Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (hiện tại là khai báo cho Cục Hóa chất)

Một số nội dung chính tại Nghị định:

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất về: Yêu cầu chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất; hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.

Nghị định cũng quy định chi tiết về hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; hóa chất cấm, hóa chất độc; kế hoạch, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất; khoảng cách an toàn đối với cơ sở hoạt động hóa chất nguy hiểm; phân loại hóa chất, phiếu an toàn hóa chất; khai báo hóa chất, thông tin về hóa chất; huấn luyện an toàn với hóa chất.

Trong đó, về yêu cầu chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất, đối với nhà xưởng, kho chứa, nhà xưởng phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất.

Nhà xưởng, kho chứa phải có lối, cửa thoát hiểm, lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.

Đối với bồn chứa ngoài trời phải xây đê bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để đảm bảo hóa chất không thoát ra ngoài môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp cháy nổ, chống sét...

Về bao bì, vật chứa, Nghị định yêu cầu bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp, vận chuyển. Bao bì đã qua sử dụng phải bảo quản riêng. Trước khi nạp hóa chất, cơ sở thực hiện nạp phải kiểm tra bao bì, vật chứa hóa chất, làm sạch bao bì đã qua sử dụng để loại trừ khả năng phản ứng, cháy nổ khi nạp hóa chất. Các vật chứa, bao bì đã qua sử dụng nhưng không sử dụng lại được phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Vật chứa, bao bì chứa đựng hóa chất phải có nhãn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định về ghi nhãn hóa chất. Nhãn của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển.

Hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất phải được thực hiện tại địa điểm đảm bảo các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

Thiết bị san chiết, đóng gói hóa chất phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.

Bao bì, vật chứa và nhãn hóa chất sau khi san chiết, đóng gói phải đáp ứng yêu cầu quy định; người lao động trực tiếp san chiết, đóng gói hóa chất phải được huấn luyện về an toàn hóa chất.

Chủ đề