Đánh giá sách sống thời bao cấp

Có khi xếp được sổ rồi, nhìn thấy một chồng cao ngất ngưỡng, cứ thấp thỏm lo mất sổ. Nếu chẳng mai bị mất sổ gạo, tháng đó phải chạy ngược chạy xuôi lo tạm cấp, trước khi được làm sổ mới… Với tất cả những gia đình hồi đó, sổ gạo còn quý hơn vàng. Từ đó mới có thành ngữ: “Mặt như mất sổ gạo”. Cái mặt thất thần, tái xám, ngây ra là “mặt mất sổ gạo”! “Mất sổ gạo” là cụm từ chỉ sự phụ thuộc vào tem phiếu thời bao cấp. Mất sổ gạo hay mất bất kỳ loại tem phiếu nào cũng đều là thảm hoạ”.

Hay như để uống được một cốc bia, ăn được một bát phở quốc doanh cũng phải trần thân chịu đựng cảnh “xếp hàng mua vé xong mới xếp hàng lấy phở. Tay cầm cái vé mỏng như số phận, hàng chục cánh tay con trai con gái thò vào cái ô cửa nhỏ xíu chờ hàng giờ, cho đến khi bàn tay búp măng đeo nhẫn vàng choé của cô mậu dịch viên lạnh lùng đưa bát phở ra, không thấy mặt mũi của cô xinh xẻo ra sao, cũng đã thấy hởi lòng hởi dạ”.

Và cả những câu chuyện về những người trí thức có, văn nghệ sĩ có, nông dân có… đã “vượt lên hoàn cảnh” thấy vừa thương, vừa tội cho một thời mà “cha ông của lớp trẻ hôm nay đã từng trải qua, đã từng chịu đựng, đã từng gồng mình lên để sống”. Tác giả cũng có cái nhìn cảm thông cho cái thời khốn khó ấy, bởi “Chế độ cung cấp bằng tem phiếu ấy mới đảm bảo công bằng xã hội, mới huy động được lực lượng thực phẩm để phục vụ bộ đội ở chiến trường. Người đông của ít, nếu không phân chia như thế, xã hội sẽ loạn lạc ngay”.

Và hình ảnh đại diện cho thời bao cấp, đó là cảnh rồng rắn xếp hàng hoặc các nghề “có một không hai”, chẳng hạn như nghề bơm mực bút bi, bơm ga bật lửa, nghề đạp xe ôm, nghề cuốn thuốc lá điếu… cả cảnh nuôi heo, nuôi gà trong chung cư để tăng thu nhập cũng đều được tác giả đưa vào tập kí với lối viết vừa chân thật vừa sinh động.

Ngay như các cô mậu dịch viên - vốn là người luôn bị mọi người “vừa sợ vừa ghét” nhất cũng được tác giả lý giải “giúp” vì sao họ hay có khuôn mặt “cau có” thường trực kia. “Mậu dịch viên chịu nhiều sức ép lắm.Đủ loại lãnh đạo cấp trên hết ngành ngang tới ngành dọc ép xuống ưu tiên bán cho họ, cho người thân của họ cái này cái nọ.Cùng với sức ép của gia đình, người thân của chính mậu dịch viên đòi mua ngay, mua trước. Trong khi họ phải đối diện với một đám đông chen lấn, la hét, chửi bới… Họ đâm stress, đổ cáu bẩn, nói năng thô lỗ, chửi chó mắng mèo”.

Nói như chính tác giả thì “Mỗi người có những kỷ niệm riêng về thời bao cấp của mình. Người cho đó là thời dễ sợ, thời của những lạc hậu và bảo thủ. Người cho đó là thời của những ấu trĩ hồn nhiên, đáng trách nhưng không đáng giận. Người lại cho đó là thời dễ thương, đói nghèo nhưng ấm áp” Mình thích thiết kế và các bức tranh biếm hoạ trong cuốn này vô cùng, và đặc biệt ấn tượng với tấm stickers hình tem phiếu. Mình thấy tác giả đã có sự chọn lọc nội dung khá kĩ, đủ để tạo nên một bức tranh cơ bản về thời bao cấp với đúng nghĩa "thương nhớ" - cả một thế hệ ở "chung" thời bao cấp nhưng sẽ có những kỉ niệm của riêng mình. Mua về mà cả bố mẹ mình cùng coi luôn, rồi ngồi kể này kể kia vui ghê.

414 reviews371 followers

May 30, 2018

Vẫn kiểu minh hoạ quen thuộc của Thành Phong từ hồi Phê Như Con Tê Tê và Sát thủ đầu mưng mủ nhưng lần này thì chất liệu ca dao, tục ngữ hay những câu nói dí dỏm lại có nguồn gốc từ thời bao cấp. Có nhiều câu cho đến bây giờ vẫn còn rất quen, như "Buồn như mất sổ gạo", "Ăn cơm trước kẻng",... và còn nhiều nữa. Sau khi mượn đọc thì mình đã quyết định mua một cuốn để mẹ và ngoại đọc, những người đã từng sống qua thời bao cấp như mẹ và ngoại khi đọc chắc sẽ có nhiều cảm xúc hơn đám trẻ tụi mình.

comics

Author 15 books45 followers

June 9, 2018

Cuốn sách là một tập hợp những câu thành ngữ, vè, vần, chơi chữ thông dụng thời bao cấp để mô tả những thứ thường ngày như sổ gạo, phiếu mua lương thực hay những khó khăn, phân biệt giàu nghèo, tham nhũng và các vấn nạn khác mà hệ thống mang lại. Kèm theo đó là hình ảnh bựa và dễ thương cực! Có cả bộ sticker tem phiếu mua hàng siêu cưng :3 Follow me on Instagram: Psyduck Reads

21 reviews4 followers

January 25, 2020

4/5, nhưng vì cuốn sách mở đầu cho năm mới nên cho 5/5

49 reviews10 followers

April 24, 2018

Mình mua cuốn này làm quà sinh nhật mẹ. Mấy mẹ con vừa đọc vừa kể chuyện - những câu chuyện về mẹ, về ông bà ngoại của 1/3 thế kỉ trước.

Thương thì thật thương cơ mà cũng buồn cười ko kém. 😂

***

Bao cấp có 10 năm (1976-1986) nhưng kinh tế chỉ huy trong nhiều năm liền cả trước và sau đó khiến cho những hệ luỵ của bao cấp vẫn còn lại đến tận bây giờ dù hơn 30 năm đã trôi qua.

Cuốn sách ko chỉ là những tranh vẽ và câu nói hóm hỉnh phản ánh xã hội bao cấp ngày xưa, mà còn đi kèm những lời giải thích khá chi tiết cho những câu nói và tranh vẽ khó. Đầu và cuối sách còn có những lời bình của nhiều trí thức và nhà kinh tế, khiến cho cuốn sách như đã vượt ra ngoài giá trị giải trí đơn thuần.

***

Học sinh ở Nhật ko học lịch sử theo kiểu tuyến tính chán ngắt như Việt Nam, mà được học môn tích hợp Nghiên cứu Xã hội. Trong môn học này, từ một vấn đề của hiện tại, ta soi chiếu lại quá khứ xem nguyên nhân của nó là gì, có ảnh hưởng như thế nào đến hiện tại và tương lai. Thương Nhớ Thời Bao Cấp đối với mình cũng có ý nghĩa như thế, khi phần nào lí giải được một vài hiện thực đáng buồn của xã hội hiện đại như những tàn dư của xã hội cũ.

Rồi khi vừa đọc vừa thấm thía, có lẽ ai cũng sẽ thấy được tinh thần "tự trào" trong hoàn cảnh khó khăn của người Việt Nam. Một chút chua cay, một chút hóm hỉnh, ông bà mình và mẹ mình đã cùng nhau và cùng biết bao nhiêu người vượt qua những tháng năm gian khó nhất.

society

179 reviews8 followers

February 18, 2018

Way less impressive than I expected. The title ("Longing for the 'Bao cấp' time") is totally misleading, as the book mostly offers satirical proverbs about the pitiful conditions of Vietnam during the 1980s and early 1990s. For ones who never have to live through that period, reading this book will only help them to understand the hardship that people had to endure during that time without any other insights on how such "old" people could actually live, enjoy, and develop "beautiful" memories about this period to the point that they indeed remember such hard moments nowadays through a rosy lens. Of course this still is a very entertaining book with well-presented layout and innovative recreations of the old time through caricatures, but the quality of the proverbs are uneven, as some illustrations and selected sayings are much better than the rest. An interesting, but incomplete work about this forgotten time, we can only hope that the authors can do a better job in their revision/next book (also, it is amazing that this satirical book can walk pass the censorship process and still retain such "interesting" descriptions of the "Bao cấp").

11 reviews

March 25, 2018

Một quyển sách hay về chế độ cũ. Bản thân mình là một người được sinh ra ở chế độ mới, sau Giải phóng nên những khái niệm về Thời bao cấp là rất mong manh và xa vời. Có những cụm từ nghe ông bà, cha mẹ nói tới nhưng hiểu rõ nguộn ngành, gốc gác chữ nghĩa thù vẫn chưa.

Nhờ sách mà mình hiểu rõ thêm về những khái niệm xưa, những cách ví von của người xưa. Mình hiểu thêm về cách dùng từ, nguồn gốc của con chữ.

Phần chú thích rõ ràng giúp người đọc theo kịp nhịp điệu sách. Tranh minh hoạ rõ nghĩa, đôi phần châm biếm.

Màu sắc sách nhìn chung tươi tắn và ấm áp xuyên suốt câu chuyện về một chế độ xưa bất công, quan liêu và hà sách.

Cám ơn các tác giả đã tạo nên bộ sách đầy ý nghĩa này!

2018

March 9, 2022

Một quyển sách bao gồm những câu nói truyền miệng, thành ngữ phổ thông trong thời bao cấp khá là ấn tượng và độc đáo. Mình thích những gì hoài cổ nên đây quả là một trải nghiệm thú vị đối với mình. Tuy không được đi qua cái thời bao cấp đó nhưng những gì tác giả thể hiện cũng phần nào cho mình được tận hưởng chút gì đó ký ức của ông bà ngày xưa. Nhiều câu nói truyền miệng mà hiện nay vẫn còn có người dùng như "đặt gạch", "ăn cơm trước kẻng",... nhờ đọc Thương Nhớ Thời Bao Cấp mà mình được biết nguồn gốc và tại sao đến nay người ta nói những câu như vậy.

Quyển sách này phù hợp cho những người lớn tuổi, đã từng trải qua thời tem phiếu và những bạn có hứng thú tìm hiểu cuộc sống người dân sau giải phóng 1975 như thế nào.

169 reviews16 followers

May 15, 2018

Về cơ bản thì mình không nắm rõ thời đấy cho lắm. Nên ngoài hài với ngồi cười ra chả có tí cảm xúc gì bồi hồi thương nhớ như người ta. Có điều khá nhiều câu nói truyền miệng vẫn được duy trì trong giới trẻ cho đến tít sau này (là bây giờ luôn) làm tôi cũng hoang mang không biết nguồn gốc tiếng lóng rốt cuộc là có từ bao giờ. Thấy có bạn bảo cuốn này mang ý nghĩa sưu tầm song tôi nghĩ vấn đề là ở bản thân người sưu tầm có bao niềm nhớ với thời bấy giờ kia. T05/2018

109 reviews48 followers

July 3, 2018

Một cuốn sách dễ thương :3 Không ngờ có nhiều câu nghe hiện đại vậy mà đã có từ thời bao cấp :))

54 reviews9 followers

February 27, 2020

Cuốn sách tập hợp các thành ngữ, câu nói phổ biến thời kỳ bao cấp, ngoài ra cũng có kèm thêm những tranh vẽ minh hoạ và chú thích, giải thích các thành ngữ cho người đọc.Đọc cũng thú vị với mình khá là thích lỗi vẽ tranh ảnh trong này 3/5

27 reviews3 followers

December 13, 2020

Về hình thức: Đẹp, chăm chút, tuy vậy chất lượng đóng gáy sách còn hạn chế, mình vừa đọc được vài trang thì gáy bung, nhiều trang thì lỏng lẻo xộc xệch nữa huhu

Về nội dung: Có thể nhìn nhận là một cuốn "nhập môn" để hiểu hơn về một thời kỳ "đen tối" của lịch sử, nhưng vẫn chỉ như một tập hợp những mảnh ghép vụn vặt mà chưa thấy được một bức tranh tổng thể và sâu lắng.

Tóm lại, là một cuốn sách dùng để sưu tập, lưu trữ nhiều hơn, còn nói là tư liệu soi chiếu thời đại thì còn phải xem xét.

history

14 reviews6 followers

September 28, 2020

5* liền tay vì sách xịn xò và nét vẽ thấy cưng quáaaa ❤️

Cuốn sách này sẽ kể cho bạn nghe rằng đã từng có một thời bao cấp như thế

Thời kỳ bao cấp chắc là một thời kỳ không thể quên trong lịch sử. Nhất là những người đã sống trong thời kỳ đó, thế hệ 8X, 7X, 6X. Mấy bạn lớn lên bằng lời ru của mẹ phái hơm, còn tui lớn lên với ông bà ngoại bằng những câu chuyện về thời bao cấp luôn đó. Bởi vậy tui cũng có thể cảm nhận được một phần nhỏ cuộc sống của ông bà ba mẹ ngày xưa, thấy rất rất rất là ý nghĩa. Tui đọc, thoạt đầu thấy vui, khúc sau thấy thương và tự hào.

Hiểu nôm na, bao cấp là tất cả đều do nhà nước đứng ra bao hết, từ cây kim, sợi chỉ, que diêm cho đến lương thực hằng ngày… Lương hàng tháng của công chức nhà nước chỉ nhận được một phần tiền rất nhỏ, còn lại quy vào hiện vật thông qua chế độ cấp phát tem phiếu và sổ gạo.

Vì vậy trong tập sách này không thể thiếu hình ảnh về mấy miếng tem phiếu: phiếu mua chất đốt, tem vải, tem thịt, tem đường, tem sữa, ... Hùi nhỏ được nghe kể tem phiếu nhiều rồi mà giờ mới được mục sở thị.

Mấy bạn chắc không lạ gì thành ngữ "Mặt như mất sổ gạo" phải không, để ví von một khuôn mặt não nề ủ rũ, không thể đau khổ hơn bởi vì một khi mất sổ gạo hay tem phiếu là cầm chắc nhịn đói cho tới khi các thủ tục hành chính rườm rà, hằm bà lằng cấp sổ mới được thông qua. Chội, tui chưa đem qua nhà bà tui chứ tới đoạn tem phiếu này chắc bà tui khóc quá. Tại hồi xưa bà tui có lần đi lĩnh tem phiếu xài cả năm cho cả nhà 7 người xong, bị người ta móc túi l���y hết tất cả. Bà tui bồi hổi bồi hồi kể lại cảm giác lúc đó giống như mình vừa giết cả nhà. Mất xong cứ thờ thẫn lang thang ngoài đường ko dám về nhà, muốn tự tử ngay lập tức, tui nghe tới khúc này mà tui cũng lạnh hết cả người. Tui phải hô CẮT CẮT liền, thời bao cấp là để nhớ lại chứ không phải để đau thương. Cái gì qua thì đã qua rồi. Hihii

Gì nữa nhở, bà tui hay kể ngày xưa ông mày xấu nhưng được cái đi lơ* con ạ. Có câu "Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi lơ/ Mặt rỗ đi lơ không bằng lưng gù đi cúp". Chời chời, ghê gớm =)))

*Lơ: xe đạp Peugeot- Pháp, cao cấp nhất thời ấy, hơn hẳn xe đạp Thống Nhất hay Phượng Hoàng.

Xuyên suốt tập sách này là những câu cửa miệng, những khẩu hiệu, những hô hào, những câu ca vần vè ... đầy tính trào phúng, từng quen thuộc trong thời bao cấp. Bao dzui ý, nên là nếu muốn set up gia đình quây quần kể chuyện thời bao cấp thì phải set nguyên 1 ngày nha.

Tập sách này đáng giá ở chỗ là hình ảnh minh họa theo sau mỗi câu nói hài hước đều cưng xỉu. Phần lớn là tái hiện cuộc sống bất công, thiếu thốn ngay cả chính những yếu phẩm như: "Bắt cởi trần phải cởi trần/ Cho may ô mới được phần may ô" (áo may ô 2 lỗ ý) nhưng không phải bằng giọng kể lể, mà với thái độ cực kỳ hài hước và vui tươi . Đọc tới đây mà mấy bạn thấy cách gieo vần quen quen thì đúng dồi đấy, câu thành ngữ này nhại Truyện Kiều "Băt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao".

Có cái câu này nói về tình trạng đấu đá chức vụ của các cán bộ thời đó mà tui cười muốn sảng luôn "Ghế thì ít- Mà đít thì nhiều" =))))))))). Coi tranh cơ, phải coi tranh cơ mấy bạn sẽ thấy thú vị cỡ nào. Hay những câu mà còn vẫn được sử dụng tới tận thời nay "Hết sảy con bà Bảy/ hết ý con bà Tý/ Mì chính cánh/ Nhất cự ly nhì cường độ". Đấy đấy, mua lẹ mua lẹ. Đang chạy đít lai tím tái mà ngó qua đọc cuốn này là lại yêu đời trở lại. Tin tui đi.

Dù sao thì, tui và các bạn không sống trong thời bao cấp có 102 của xã hội Việt Nam này. Vì thế, tui không thể đánh giá nó đáng quên đi, đáng dở tệ hay lại chính là một quãng thời gian êm đềm, ấm áp. Tui chỉ biết rằng cuốn artbook này thực sự đáng đọc bởi bất kì ai. Khi quan sát cảm nhận và lắng nghe những câu chuyện của chính người sống trong khoảng thời gian thiếu thốn nhọc nhằn này nhưng họ lại hết sức điềm tĩnh, điềm tĩnh đến kinh ngạc, tui hiểu thấu một điều: Th��i gian, khiến con người ta trở nên bao dung hơn. Ngồi than khóc và chế giễu những bất cập trong cuộc sống, chi bằng nỗ lực vượt qua. Hể?

Một cuốn sách thích hợp cho một bữa gia đình quây quần nhen ❤️

30 reviews4 followers

January 26, 2019

Mua từ lúc sách mới xuất bản vì mình là fan của nét vẽ của anh Thành Phong. Nhưng đọc được mấy trang thấy không hấp dẫn nên để đó cả năm trời. Bây giờ nhặt nó lên và quyết tâm đọc và vẫn thấy thiệt sự khó để thích, không phải vì mình không sống vào thời đó nên không hiểu được, mà tại ngôn ngữ sử dụng lẫn đa số những thành ngữ là của ngoài Bắc, mình người Nam, đọc không hiểu, và vì rào cản ngôn ngữ, mình không thấy thương hay nhớ hay cảm thông được. Chẳng hạn, đối với mình phố Tôn Đản là cái gì đó xa xôi, viễn tưởng lắm. Thêm nữa một số thành ngữ sexist quá, mà lại không có phần chú thích giáo dục thoả đáng, mình không nuốt trôi được.

3 sao là cho chất lượng in ấn, và đương nhiên là phong cách nghệ thuật của anh Phong. Còn nội dung thì có lẽ không nhắm đến mình như một đối tượng độc giả.

73 reviews7 followers

August 19, 2018

After declaring independence, Vietnamese people moved on with a variety of social changes and as much as they could stretch to adapt, they couldn't afford not to leave behind what happened in those 80' years. The millennial generation could hardly understand some odd sayings because not so many similar related images in this modern society are there to be found nowadays. I don't quite think they would be prone to the past either but as we personally know how life used to be, we surely treasure this photograph book.

187 reviews10 followers

May 28, 2018

Năm tôi sinh ra vừa đúng xoá bỏ bao cấp và những tem phiếu chính thức bị bỏ lại trong một cái hộp bánh nào đó của mẹ. Giấy khai sinh của ông anh trai vẫn còn vài dòng ghi chú về sữa, gạo. Chắc đây là một thời kỳ không thể quên trong lịch sử và tôi rất thích cái cách cuốn sách này ghi nhớ nó. Những bức tranh biếm hoạ, những câu thơ trào phúng, tiếu lâm đem lại một cái nhìn hài hước mà có chút chạnh lòng.

non-fiction

20 reviews2 followers

February 18, 2018

Quyển này giống Sát Thủ Đầu Mưng Mủ, Thành Phong minh hoạ lại các câu thành ngữ dân gian thời bao cấp theo phong cách rất đặc trưng của anh. Đọc mà thấy rất hoài niệm, tranh rất ngộ và chữ rất hài. Nhưng đúng như 1 bác có nhận xét, sự lạc quan của người dân trong cảnh đói khổ là thứ vượt lên trên tất cả. Bao cấp là thời mà phẩm giá con người vẫn còn chưa mất?

14 reviews

May 19, 2018

Cuốn sách không mang lại nhiều cảm xúc lắm cho mình. Cũng có nhiều câu trong đó mìn đã được nghe. Nhiều câu cũng thú vị như ăn cơm trước kẻng, chuột chày cùng sào mứoi vào sư phạm. Với nghe ông kể lai câu chuyện phiếu ăn phiếu mua thịt, mua đường, giờ mới thấy được phiếu đó mặc dù qua bản in. Mà nhiều cái Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi bao cấp :))))

67 reviews

March 24, 2020

Nói thế nào í nhỉ, rất sinh động, lôi cuốn, dễ thương, thú vị, cứ muốn lật đọc típ trang típ theo hoài=))) Những câu nói, câu đùa, câu châm biếm hóm hỉnh, cùng vs hình ảnh ngộ nghĩnh, dù chỉ mới đọc ké vs trang ở nhà sách là lập tức đặt mua liền. Dễ đọc, dễ thấm, xã hội VN đã đc phát họa rất thú vị, độc đáo thu hút giới trẻ ham mê hơn, tìm tòi, hỉu bik thêm về cuộc sống, văn hóa ngày trc...

12 reviews

April 30, 2021

Những ngày tháng mà có lẽ mình sẽ không bao giờ có cơ hội được trải nghiệm. Bố mẹ luôn bảo khổ, đói, nhưng mình nghĩ, bằng một cách nào đó, trong cái khổ đó vẫn còn niềm vui, sự quan tâm, gần gũi giữa mọi người với nhau. Dù trong sách có nhiều câu "chế" hay đúng hơn là để "khịa" một bộ phận nào đó lúc bấy giờ, xong giờ đọc mình thấy đáng iu quá hê hê

November 26, 2023

Cuốn sách này mô tả rất chân thực về thời bao cấp, từ những câu thành ngữ rất đặc trưng có nét riêng biệt nổi trội thời ấy, bên cạnh đó còn được minh hoạ bằng những bức tranh rất sinh động và hài hước nhưng không kém phần bình dị của thời bao cấp.

Rất hay, khuyến khích mọi người đọc, người lớn thì có thể hồi tưởng lại cái thời bình dị đó, còn người trẻ thì hãy đọc để biết💖

158 reviews2 followers

December 3, 2022

Biết tới cuốn này lâu rùi mà giờ mới có cơ hội đọc. Đa số tác giả sử dụng tranh biếm hoạ đi kèm với một vài chú thích để nói về thời bao cấp 76-86 '"sống một thời mà nhớ một đời". Được nghe chuyện về thời kì này từ ông bà, cha mẹ, thầy cô dạy GDCD cấp 3, thầy cô khoa Giáo Dục Chính Trị ở đại học nhưng đến khi đọc cuốn sách này tôi như được mở mang thêm nhiều điều. Thật là "hết sảy con nhà bà Bảy", "Hết ý con nhà bà Tý" (tôi trích hai câu trong sách ra để thể hiện cảm xúc luôn hihi).

8 reviews2 followers

August 24, 2023

(Sách mượn thư viện IU)

Về phần nhìn, sách rất đẹp. Bìa có màu đỏ hút mắt, nhìn hao hao như một cuốn sưu tập tem. Tranh minh họa, màu sắc và font chữ thú vị. Nó đem lại cho mình cảm giác giống các hình minh họa, biếm hoạ của báo Tuổi trẻ cười ngày xưa.

Về phần nội dung, sách chỉ đơn thuần là tổng hợp lại những câu nói vần, vè, thành ngữ tục ngữ "chế lại" của ông bà cha mẹ chúng mình thời bao cấp. Các câu còn có phần giải thích nghĩa, ngữ cảnh.

Mình mượn về cho ba xem và ba rất thích thú, lật qua lật lại rồi cười suốt. Nó gợi nhớ lại trong ba những ký ức khó quên trong thời tuổi trẻ của ba. Bản thân mình thì có góc nhìn mới về một thời đã qua của đất nước.

Khi đọc xong, mình phải công nhận người dân Việt Nam rất thâm thúy. Những câu thơ, vè, văn vần được chế biến như một cách phản ánh hài hước và sâu cay của người dân về những sai lầm, thiếu sót của bộ máy chính trị lúc bấy giờ.

Trải nghiệm đọc nhẹ nhàng thư giãn. 3.5/5 sao - số điểm đối với mình là xứng đáng cho một cuốn sách tranh chất lượng tốt như thế này.

borrow

16 reviews

April 23, 2018

The book remind me of great old time. It's the era we victory over capitalism. Then ... we failed ...

Chủ đề