Đánh giá những điểm mạnh của phó hiêu trưởng

Hầu hết mọi đảng viên, không loại trừ chức vụ, quyền hạn, nơi công tác đều phải tiến hành viết bản tự đánh giá, nhận xét bản thân (hay còn gọi là bản tự kiểm điểm) hàng năm. Đối với Phó hiệu trưởng trường học cũng vậy. Và ở bài viết này Luật Hoàng Phi sẽ hướng dẫn quý vị thực hiện mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng.

Mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng là gì?

Mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng là mẫu để cá nhân đảm nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng trong một tổ chức giáo dục thực hiện tự đánh giá, nhận xét bản thân trong một năm về thực hiện nhiệm vụ, về lối sống và các ưu nhược điểm để phục vụ đánh giá, phân loại đảng viên.

Nội dung mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng

Cũng giống như những bản tự nhận xét đánh giá (bản tự kiểm điểm) khác, phó hiệu trưởng khi thực hiện viết bản tự kiểm điểm sẽ bao gồm các nội dung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; về chức trách, nhiệm vụ được giao; về những ưu điểm, khuyết điểm và phương hướng, biện pháp khắc phục khuyết điểm.

Bản tự kiểm điểm dành cho Phó hiệu trưởng có thể được viết theo hướng như sau:

1/ Phẩm chất đạo đức, chính trị, lối sống

– Có quan điểm chính trị đúng đắn, lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam; nghiêm túc thực hiện tốt Điều lệ Đảng.

– Chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cùng thực hiện nghiêm túc.

– Bản thân luôn gương mẫu chấp quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động.

– Luôn có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tự bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách để dần hoàn thiện bản thân. Có lối sống giản dị, lành mạnh, trong sạch không tham ô, vụ lợi, suốt đời phục vụ sự nghiệp giáo dục, phục vụ nhân dân.

– Trong công tác được đồng nghiệp tin tưởng, giúp đỡ tận tình, được quần chúng nhân dân tín nhiệm ủng hộ.

– Có ý thức tốt trong việc xây dựng nội bộ đoàn kết thống nhất, trung thực thật thà trong công tác. Nêu cao tinh thần tận tụy trong công việc và trách nhiệm trong quan hệ với quần chúng nhân dân, tận tâm, tận lực với học sinh. Quan hệ mật thiết với các ban ngành địa phương nhằm tạo điều kiện cho trường phát triển toàn diện.

2/ Thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

– Quán triệt nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với điều kiện của nhà trường và tình hình kinh tế của địa phương. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ luôn gắn với công tác kiểm tra, điều chỉnh, đảm bảo tính hiệu quả công việc.

– Nghiêm túc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chấp hành tốt nội quy, qui chế của ngành, chấp hành tốt sự điều động của cấp trên.

– Chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh đạt được tất cả các chỉ tiêu đã đề ra từ đầu năm học.

3/ Những ưu điểm, khuyết điểm

4/ Biện pháp khắc phục.

Quý vị có thể tham khảo mẫu sau đây:

biểu mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng

Phía trên là gợi ý của Luật Hoàng Phi cho nội dung chính của bản tự kiểm điểm cho phó hiệu trưởng, tùy cá nhân mà quý vị sẽ có những điểm khác nhau cũng như những ưu điểm, hạn chế riêng của từng người.

Trên đây là bài viết về mẫu bản tự nhận xét đánh giá phó hiệu trưởng, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Hoàng Phi.

Mẫu mực, yêu nghề và luôn tận tụy với công việc là nhận xét của cán bộ, giáo viên Trường THCS Tân Phước Khánh, thành phố Tân Uyên dành cho cô Nguyễn Thị Lệ Hằng, phó Hiệu trưởng nhà trường. Gần 25 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, dù ở cương vị nào, cô Hằng cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

MỘT PHÓ HIỆU TRƯỞNG TIÊU BIỂU

TRONG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và trách nhiệm nghề nghiệp, cô Hằng luôn tâm niệm rằng: “Thầy giỏi mới có trò giỏi”, “Thầy tốt mới dạy trò ngoan”. Bởi vậy, cô luôn sát cánh cùng Ban giám hiệu nhà trường tổ chức và triển khai có hiệu quả các cuộc vận động của ngành, tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn để ngày càng vững vàng hơn trên bục giảng. Với vai trò phó Hiệu trưởng nhà trường, cô Hằng luôn nghiêm túc chấp hành và thường xuyên nhắc nhở đôn đốc cán bộ, giáo viên tu dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo, chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước… Đối với các phong trào lớn của ngành như: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhất là vận động cán bộ, giáo viên đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua dạy tốt - học tốt…luôn được cô dồn hết tâm huyết để triển khai thực hiện các phong trào thi đua một cách có hiệu quả trong nhà trường.

Xác định bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những công tác mũi nhọn của nhà trường, với cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn, cô Hằng đã xây dựng kế hoạch phân công giáo viên giảng dạy và theo dõi đôn đốc giáo viên thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi ở tất cả các bộ môn do Phòng và Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Hàng năm, để tạo nguồn cho học sinh giỏi lớp 9, nhà trường còn tổ chức cho học sinh thi học sinh giỏi cấp trường ở các khối lớp 6,7,8. Tuy nhà trường còn khó khăn về cơ sở vật chất nhưng với sự quyết tâm, đầu tư trong công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu, sự nhiệt tình, tâm huyết của đội ngũ giáo viên nên số lượng học sinh giỏi hàng năm luôn được duy trì, giữ vững và ngày càng phát triển, số lượng học sinh giỏi các cấp năm sau cao hơn năm trước.

Để mọi hoạt động của nhà trường đạt kết quả cao, cô Hằng cùng Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra tiến độ công việc của từng cá nhân, các bộ phận, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ theo từng thời điểm cụ thể, kịp thời đưa ra các giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch. Nhờ đó, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng lên. Thống kê cho thấy, trong 2 năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh yếu kém của trường giảm dần qua từng năm, tỉ lệ học sinh lưu ban dưới 2%, học sinh có hạnh kiểm khá, tốt đều đạt trên 99%, tỷ lệ học sinh lên lớp trên 92%.

Với những đóng góp hết mình cho sự nghiệp giáo dục, cô Hằng đã được các cấp, các ngành ghi nhận, biểu dương và khen thưởng. Gần đây nhất, cô được ngành chức năng Bình Dương đề nghị Bộ giáo dục& đào tạo tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú. Cô Nguyễn Thị Lệ Hằng xứng đáng là tấm gương sáng cho các đồng nghiệp và học sinh học tập, noi theo.