Đánh giá hiệu quả hoạt động nhân sự năm 2024

Theo thống kê của Bộ Lao động, chi phí nhân sự đứng trong danh sách những chi phí lớn nhất mà mọi doanh nghiệp đều phải đối mặt. Trong lĩnh vực bán lẻ, trung bình, chi phí nhân sự chiếm khoảng 20% tổng doanh thu. Đối với các ngành khác như thực phẩm và dịch vụ khách sạn, tỷ lệ này thậm chí có thể gần 30-35%, thậm chí có thể lên đến 50%. Vậy hiện tại, doanh nghiệp có đang khai thác được tối đa hiệu suất làm việc của nguồn nhân lực? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 6 chỉ số hàng đầu giúp tổ chức đo lường và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nhé!

Xem thêm: Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân sự dự đoán nổi bật nhất 2024-2026

Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là gì?

Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đề cập đến mức độ mà một tổ chức có thể tận dụng và phát triển tối đa tiềm năng của nhân sự, để đạt được mục tiêu kinh doanh và hiệu suất làm việc. Bên cạnh đó, để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, các tổ chức sẽ đo lường thông qua các chỉ số quan trọng để đưa ra kết luận.

Vì sao doanh nghiệp nên đo lường hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực?

Việc đo lường hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Giúp các nhà lãnh đạo, quản trị biết rằng hàng tháng chi trả hàng trăm triệu hoặc có thể lên tới hàng tỷ đồng cho chi phí nhân sự có mang lại hiệu quả cho tổ chức không. Tình trạng nhân sự hiện tại của công ty ra sao, để có thể điều chỉnh nhanh chóng và kịp thời. Bên cạnh đó, một số lý do quan trọng vì sao doanh nghiệp nên thực hiện việc đo lường này:

  • Đánh giá hiệu quả tài chính
  • Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
  • Phát triển chiến lược của công ty
  • Tối ưu hóa sử dựng nguồn lực
  • Ước lượng tác động của chi phí nhân sự
  • Quyết định mức lương và phúc lợi

6 chỉ số hàng đầu giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực một cách chính xác, doanh nghiệp có thể sử dụng 6 chỉ số hàng đầu dưới đây:

Chỉ số nhân viên hài lòng eNPs

Chỉ số nhân viên hài lòng eNPS (Employee Net Promoter Score) là một phương pháp được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên đối với tổ chức. Cụ thể, eNPS đo lường khả năng của nhân viên sẵn lòng giới thiệu tổ chức làm nơi làm việc cho người khác.

Quy trình đánh giá eNPS thường bao gồm việc đặt một câu hỏi duy nhất cho nhân viên: “Trên một thang điểm từ 0 đến 10, bạn sẽ giới thiệu tổ chức chúng tôi làm nơi làm việc cho người khác không?” Dựa trên câu trả lời, nhân viên được phân loại vào ba nhóm:

  • Promoters (Người ủng hộ): Bao gồm những nhân viên đánh giá 9 hoặc 10. Đây là những người hài lòng và có khả năng cao sẽ giới thiệu tổ chức cho người khác.
  • Passives (Người trung tính): Bao gồm những nhân viên đánh giá từ 7 đến 8. Họ có thể hài lòng nhưng không chắc chắn sẽ giới thiệu tổ chức.
  • Detractors (Người phản đối): Bao gồm những nhân viên đánh giá từ 0 đến 6. Đây là những người không hài lòng và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực khi giới thiệu tổ chức.

Chỉ số eNPS được tính bằng cách trừ tỷ lệ Detractors từ tỷ lệ Promoters. Kết quả có thể nằm trong khoảng từ -100 đến 100. Một eNPS dương được xem là tích cực, trong khi một eNPS âm có thể là dấu hiệu của vấn đề cần giải quyết trong tổ chức.

Năng suất làm việc của nhân sự

Chỉ số này tập trung vào đo lường khả năng của nhân sự thực hiện công việc một cách hiệu quả và đóng góp vào mục tiêu tổ chức. Các số liệu này còn được sử dụng để xác định những công việc mà nhân sự đang làm tốt và những việc mà họ cần được đào tạo thêm để nâng cao hiệu suất.

Công thức tính:

Hiệu suất làm việc= sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn thành/số giờ lao động đã sử dụng để làm việc.

Xem thêm: Cách nâng cao năng suất làm việc của nhân viên với Hybrid Working

Tỷ lệ nhân viên vắng mặt

Chỉ số này cho biết số ngày nhân viên không đi làm và có thể được xem là một thước đo đánh giá sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc. Qua đó, giúp tổ chức nắm bắt và thực hiện các biện pháp kịp thời để cải thiện năng suất làm việc của nhân viên.

Công thức tính:

Tỷ lệ nhân viên vắng mặt = Số ngày vắng mặt trong tháng của nhân viên/(Số nhân viên trung bình trong tháng x Số ngày làm việc trung bình của tháng).

Tỷ lệ giữ chân nhân viên

Tỷ lệ giữ chân nhân viên là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức. Bởi đây còn là thước đo mức độ thành công của một doanh nghiệp trong việc duy trì lực lượng lao động. Nó phản ánh số lượng nhân sự ở lại với công ty và tổng số nhân sự của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.

Chỉ số này giúp các nhà lãnh đạo, quản trị nắm bắt được tình trạng lực lượng lao động trong tổ chức của mình. Qua đó, hỗ trợ nhà quản trị trong việc ra quyết định chiến lược và đổi mới để cải thiện tình trạng lực lượng lao động trong doanh nghiệp mình.

Công thức tính:

Tỷ lệ giữ chân nhân viên = (Tổng số nhân viên – tổng số nhân viên nghỉ việc)/tổng số nhân viên * 100

Để nâng cao chỉ số này doanh nghiệp có thể áp dụng phần mềm LMS trong việc tăng cường sự hài lòng và giữ chân nhân viên bằng môi trường làm việc phát triển theo chiều hướng tích cực. Cụ thể:

  • LMS giúp tối ưu hóa quy trình đào tạo bằng cách cung cấp nội dung đào tạo chất lượng cao và dễ tiếp cận từ mọi nơi. Sự tiện lợi này không chỉ giúp nhân viên nắm bắt kiến thức mà còn tăng tính linh hoạt trong việc học.
  • Thông qua tính năng theo dõi và đánh giá, LMS giúp quản lý đánh giá tiến độ đào tạo của nhân viên. Điều này tạo ra sự minh bạch trong quá trình học, giúp nhân viên nhận biết được sự tiến triển cá nhân và đạt được mục tiêu nghề nghiệp.
  • LMS có thể tích hợp các chính sách thưởng và huy hiệu công nhận thành tích dựa trên hoàn thành các khóa học hoặc đạt được mục tiêu đào tạo. Sự khích lệ và động viên này không chỉ là động lực mạnh mẽ mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và đội ngũ nhân sự hài lòng.

Xem thêm: Triển khai hệ thống e-Learning, không phải là bây giờ thì là bao giờ?

Tỷ lệ luân chuyển nội bộ

Tỷ lệ luân chuyển nội bộ là tỷ lệ phần trăm sự di chuyển của nhân sự trong tổ chức, bao gồm cả thăng chức, luân phiên vị trí và giảm chức vụ. Đối với các tổ chức lớn, tỷ lệ này có thể tăng cao do sự đa dạng và số lượng lớn các vị trí có sẵn. Vì vậy, đây cũng là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

Công thức tính:

Tỷ lệ di chuyển nội bộ = (số nhân viên di chuyển/tổng số lao động) * 100

Chi phí nhân sự cho mỗi nhân viên

Chi phí nhân sự cho mỗi nhân viên là tổng số tiền mà doanh nghiệp phải chi trả cho một nhân sự, bao gồm tiền lương, các chi phí phúc lợi, thuế và một số chi phí khác. Nếu quả lý, phân bổ chi phí này một cách hiệu quả, nó có thể có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận, chi phí mà công ty phải dùng. Vì vậy, chỉ số này giúp tổ chức có thể dễ dàng theo dõi các chi phí tuyển dụng trong tương lai.

Công thức tính:

Tổng chi phí nhân sự (lương + khoản phúc lợi) / tổng số nhân viên = chi phí nhân sự trên mỗi nhân viên.

Xem thêm: Xu hướng đào tạo trực tuyến năm 2024-1026 doanh nghiệp không thể bỏ lỡ

Kết

Không một doanh nghiệp nào có thể đạt được thành công mà không có yếu tố con người đồng hành. Nguồn nhân lực chất lượng không chỉ là chìa khóa cho sự vượt trội trong cạnh tranh, mà còn là động lực để doanh nghiệp phát triển một cách bền vững và lâu dài.

Hy vọng thông qua bài viết này, OES đã cung cấp cho doanh nghiệp 6 chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực để có thể áp dụng. Để được tư vấn MIỄN PHÍ về cách tối ưu nguồn lực và hỗ trợ xây dựng hệ thống phần mềm e-Learning, hãy liên hệ ngay với

Chủ đề