Đánh giá định hướng nghề nghiệp cho học sinh thpt

Đánh giá định hướng nghề nghiệp cho học sinh thpt

Sự kiện trực tuyến với các em học sinh THPT Phan Thúc Trực - Nghệ An 2-10-2021

Chuỗi hội thảo hướng nghiệp "Tuổi 18 - có hẹn với tương lai" vừa được tổ chức trực tuyến vào ngày 18-9 cho học sinh thành phố Hải Phòng và ngày 2-10 cho tỉnh Nghệ An. Qua sự dẫn dắt tận tình của chuyên viên hướng nghiệp cũng như phần giao lưu tương tác, chơi trò chơi và hỏi đáp, các em học sinh có cơ hội được làm quen với các thông tin và kiến thức bổ ích cho việc chọn lựa ngành nghề phù hợp như:

- Mô hình chìa khóa xây dựng kế hoạch nghề; 

- Bốn bước chọn ngành (hiểu mình - hiểu thị trường việc làm - hiểu thị trường đào tạo - xác định mục tiêu, lên kế hoạch đào tạo); 

- Đặc điểm và các ngành nghề đào tạo của 6 nhóm nghề nghiệp theo trắc nghiệm Holland,..

Song song với đó, chương trình hỗ trợ các em tham gia các buổi tham vấn chuyên sâu 1:1 cùng các chuyên viên hướng nghiệp để được tiếp tục trao đổi và giải đáp các câu hỏi, vướng mắc các em gặp phải trong quá trình quyết định ngành nghề để theo học.

Hai sự kiện đều nhận được phản hồi tích cực từ phía các em học sinh cùng các bên tham gia gồm Ban Giám hiệu, chuyên viên hướng nghiệp, khách mời,.. Các nội dung định hướng nghề nghiệp và thông tin về ngành nghề được đánh giá là hữu ích và cần thiết đối với các em trong giai đoạn cuối cấp và phải đưa ra những quyết định quan trọng cho tương lai phía trước.

Đánh giá định hướng nghề nghiệp cho học sinh thpt

Diễn giả - Cô Nguyễn Ngọc Hằng chia sẻ về kỹ năng "Hiểu mình" giúp chọn ngành học

"Hải Phòng và Nghệ An là các tỉnh thành có tỉ lệ di cư ngoài nước cao, nơi mà thanh thiếu niên được xác định là dễ bị tổn thương với mua bán người và nô lệ thời hiện đại. Chuỗi hội thảo hướng nghiệp giúp các em học sinh có thể hành động để giảm thiểu những rủi ro đó, thông qua nhận thức rõ ràng hơn về việc định hướng nghề nghiệp của bản thân. 

Những thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ được cung cấp trong hội thảo sẽ là công cụ và nguồn cảm hứng cho các em, đặc biệt là học sinh các lớp cuối cấp, trong quá trình lựa chọn ngành học và việc làm, đặc biệt là các cơ hội việc làm ngoài nước, từ đó phát triển những kỹ năng và thực hành tốt trong hành trang nghề nghiệp", đại diện IOM Việt Nam chia sẻ.

Chị Nguyễn Ngọc Hằng - Chuyên viên hướng nghiệp, diễn giả của sự kiện đồng thời cho biết "Mặc dù đã chủ động hơn trong việc chọn ngành, chọn nghề, nhưng đa phần các em đều chưa được giáo dục hướng nghiệp môt cách bài bản, có quy trình. 

Hai buổi hội thảo tuy không dài, nhưng đã phần nào giới thiệu những nội dung kiến thức hướng nghiệp cơ bản nhất, giúp các em nắm được các bước nền tảng cần làm để có thể đưa ra quyết định phù hợp. Thách thức của việc tổ chức hội thảo online trong điều kiện thiết bị và mạng hạn chế đã không ngăn được sự yêu thích của học sinh với các nội dung của chương trình. Điều này phần nào phản ánh mong muốn được giúp đỡ của các em trong quá trình tìm kiếm hướng đi cho cuộc đời mình."

Đánh giá định hướng nghề nghiệp cho học sinh thpt

Các em học sinh Hải Phòng trong sự kiện truyền thông thuộc dự án "Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại" (TMSV)

Thuộc khuôn khổ dự án "Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại" (TMSV) do Chính phủ Vương quốc Anh tài trợ, chuỗi hội thảo là một trong các hoạt động định hướng nghề nghiệp do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) - Cơ quan Di cư Liên hợp quốc và Quỹ Hỗ trợ Phát triển Thanh niên (FYE) phối hợp cùng Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Thủy Nguyên (Hải Phòng) và trường THPT Phan Thúc Trực (Nghệ An) triển khai nhằm giúp học sinh hiểu và có khả năng đánh giá toàn diện bản thân, hiểu thị trường đào tạo, và thị trường việc làm, từ đó đưa ra các lựa chọn xu hướng ngành nghề phù hợp.

Phải chăng đây là hệ lụy của tư duy “phổ cập” đại học nên thừa thầy, thiếu thợ… Sâu xa hơn cả, đó là khâu định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ đầu các cấp học, đầu năm học còn chưa tốt.

Chọn đúng nghề - bài toán thật sự quan trọng mà mỗi người đều cần phải tìm ra cho mình đáp án. Đáp án đúng, cuộc đời sẽ nở hoa. Đáp án sai, chúng ta buộc phải làm lại từ đầu, mà cuộc sống này đôi khi còn không cho mình cơ hội. Do vậy, chọn đúng nghề ngay từ đầu là điều cần thiết mà một HS chuẩn bị rời ghế nhà trường cần phải trang bị cho mình và xem đó như một kỹ năng. Câu hỏi “định hướng nghề nghiệp như thế nào là phù hợp với con em mình?” lại được đặt ra và câu hỏi này luôn là bài toán thật sự nan giải từ năm này qua năm khác

Đánh giá định hướng nghề nghiệp cho học sinh thpt

 

Tìm hiểu ngành công nghiệp sợi, dệt là gì?
 

Ở nước ta, cho đến tận bây giờ, đã có rất nhiều thế hệ mà ở đó học sinh chọn đi sai đường nghề nghiệp rất nhiều. Người mê văn đi học kinh tế, người thích kinh tế đi học kỹ thuật, người thích hàng không lại đi học làm giáo viên… Không phải họ không có ước mơ, mà là những ước mơ của các bạn trẻ ấy vì một lý do nào đó không thể thực hiện được. Nhà không có điều kiện kinh tế để theo học, nghề nghiệp ấy thời điểm đó chưa phát triển, nghề đó không ai học… và đặc biệt có nguyên nhân từ sự định hướng sai lệch của phụ huynh mà các bạn ấy phải nghe theo. Cha mẹ nghĩ rằng nghề mơ ước của các bạn ấy không làm ra được nhiều tiền, vất vả, khó tìm việc… và họ tự hoạch định tương lai cho con em mình bằng một nghề đang hot khác. Và đó là hậu quả nên hiện nay người an phận rất nhiều vì trước đó không chọn được nghề nghiệp để mình đam mê, để mình bùng nổ.

Không thể phủ nhận một thực tế rằng, hiện nay, có rất ít sinh viên đam mê ngành nghề mình đang học. Theo thống kê gần đây chỉ có 5% học sinh có hiểu biết về ngành mình chọn học, 20% hiểu một cách tương đối và đến 75% thiếu hiểu biết về quyết định của mình. Đa phần khi được hỏi: vì sao em học ngành này? Câu trả lời của các em sẽ là: ba mẹ thích em theo ngành đó hoặc là ba mẹ thấy nghề đó đang… hot; em không biết chọn nghề nào nên chọn đại hoặc là em không biết mình hợp với nghề nào, hoặc là ba mẹ bảo đảm em sẽ có việc làm nếu học ngành đó… Nhiều học sinh ít khi tìm hiểu kỹ về ngành học, công việc mà mình sẽ theo đuổi. Có em lựa chọn theo cảm tính, không quan tâm tới đặc thù nghề nghiệp cũng như triển vọng công việc sau khi ra trường. Những sinh viên ấy, sau này dễ thờ ơ với tương lai của mình, có ra sao cũng được vì đây đâu phải nghề mình mơ ước. Khi ra trường, các em sẽ chọn đại một công việc và trở thành người lặng lẽ trong cuộc đời. Và sau này, khi nghề nghiệp không như ý muốn, các em cũng cam tâm chấp nhận rằng mình đi sai hướng, cuộc sống có việc làm như vậy là may. Nếu đất nước phần đông là những người như vậy, chúng ta mãi mãi sẽ chẳng phát triển được vì tài nguyên nguồn nhân lực đã bị triệt tiêu từ trong trứng nước hết rồi.

Câu hỏi đặt ra là tại sao lại như vậy? Phải chăng việc định hướng nghề nghiệp cho HS chúng ta làm chưa tới nơi tới chốn? Những năm gần đây, ở các trường THPT, việc định hướng nghề nghiệp đã được quan tâm nhiều hơn từ giáo viên, phụ huynh… Thông tin nghề nghiệp đã được phổ quát và ý kiến về nghề nghiệp của các em cũng đã được tôn trọng. Thế nhưng có trường làm được, có trường chưa làm được. Có phụ huynh hiểu, có phụ huynh chưa hiểu. Có học sinh nhận thức được, có học sinh chưa nhận thức được về nghề nghiệp tương lai.

Việc hướng nghiệp cho học sinh bậc THPT ở nước ta là quá muộn. Ở các nước phát triển, việc hướng nghiệp được chú trọng ngay từ bậc THCS. Học sinh tự quyết định học các môn năng khiếu mà mình yêu thích khi bước vào năm đầu THCS. Học sinh từ tiểu học, THCS đã tìm hiểu nghề nghiệp tương lai bằng cách tiếp cận thực tế tại các cơ sở sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp, phòng thí nghiệm… Đây là cách định hướng nghề nghiệp rất hiệu quả. Các em sẽ được vừa học vừa trải nghiệm bản thân xem mình phù hợp với ngành nghề nào nhất, vì thế, tỉ lệ chọn nhầm nghề của Học sinh rất thấp.

Cha mẹ nên cùng con tham gia các buổi hướng nghiệp để tìm hiểu và đưa ra tư vấn chính xác, thuyết phục nhất. Thực tế, nhiều phụ huynh vẫn còn lúng túng trong việc định hướng cho con. Thậm chí, giữa cha mẹ và con cái đã xảy ra không ít mâu thuẫn trong việc chọn nghề. Chọn ngành học là quyết định quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến tương lai mỗi người sau này. Các em phải tự hỏi, ước mơ của mình là gì và hãy kiên trì theo đuổi ước mơ đó bằng cách chọn ngành nghề phù hợp để khi ra trường các em có thể trở thành người các em mong muốn. Có như vậy mới phát huy hết khả năng và cống hiến tâm sức cho xã hội.