Đánh giá đái tháo đường của who năm 2024

Đặt vấn đề: Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 cao tuổi, vấn đề kiểm soát tốt các biến chứng trên từng cá thể hóa do bệnh lý đái tháo đường gây ra là điều hết sức quan trọng nhằm mục đích kiểm soát tốt dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể, trong đó Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2021 đưa ra cách tiếp cận tối ưu nhất. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh đái tháo đường theo khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2021 dành cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2 cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 lớn tuổi (từ 60 tuổi trở lên) điều trị tại khoa Nội Tiết- Bệnh viện C Đà Nẵng từ tháng 03/2021 đến 05/2021 với n = 169. Kết quả: tuổi trung bình 71,9 ± 8,1, tỷ lệ nam 51,5%, thời gian mắc ĐTĐ trung bình là 10,9 ±7,3 năm; 95,3% có các bệnh lý đồng mắc. Các vấn đề sức khoẻ khác được ghi nhận suy giảm nhận thức (46,6%). Tỷ lệ bệnh nhân xếp loại khoẻ mạnh (nhóm I) là 17,8%, nhóm sức khoẻ kém (nhóm III) chiếm 47,9%. Kết quả điều trị theo mục tiêu dựa trên phân độ tình trạng sức khoẻ: 12,4% kiểm soát tốt Glucose máu đói (G0), 4,7% kiểm soát tốt Glucose máu lúc đi ngủ; tỷ lệ kiểm soát HbA1C ở mức tốt và mức chấp nhận được đều là 10,7%); 52,1% đạt mục tiêu huyết áp; tỷ lệ kiểm soát tốt LDL-C. Kết luận: Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 cao tuổi có tỷ lệ cao có bệnh đồng mắc và tình trạng sức khoẻ phức tạp. Việc áp dụng khuyến cáo của ADA 2021 giúp cá thể hoá điều trị, tăng hiệu quả và giảm các tai biến.

Đái tháo đường típ 2, người cao tuổi, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

Protein kinase C hoạt tính, một phân tử báo hiệu làm tăng khả năng thẩm thấu mạch máu và gây rối loạn chức năng nội mô

  • Các con đường sinh tổng hợp hexosamine và con đường polyol dẫn đến sự tích tụ sorbitol trong các mô.
  • Tăng huyết áp và rối loạn lipid máu thường kết hợp với đái tháo đường
  • Vi huyết khối động mạch
  • Ảnh hưởng tiền viên và đông máu của tăng đường huyết và tăng insulin làm suy giảm tự điều hòa mạch máu

Bệnh vi mạch tiềm ẩn 3 tổn thương phổ biến và phá hủy của đái tháo đường:

Bệnh vi mạch cũng có thể giảm liền da, thậm chí tổn thương nhỏ trên da lành có thể phát triển thành loét sâu hơn và dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt ở chi dưới. Kiểm soát glucose huyết tương tích cực có thể phòng tránh hoặc làm chậm nhiều biến chứng này nhưng không thể đảo ngược một khi biến chứng đã hình thành.

Bệnh mạch máu lớn liên quan xơ vữa động mạch của các mạch lớn, có thể dẫn tới

Sàng lọc và chẩn đoán bằng cách khám võng mạc do bác sĩ nhãn khoa thực hiện, nên được thực hiện thường xuyên (thường là hàng năm) ở cả bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Phát hiện sớm và điều trị là rất quan trọng để ngăn ngừa mất thị lực. Điều trị cho tất cả bệnh nhân bao gồm kiểm soát tích cự đường huyết và huyết áp. Quang đông bằng laser qua ống tủy được sử dụng cho bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh và đôi khi bệnh võng mạc nặng không tăng sinh do tiểu đường. Thuốc ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) như aflibercept, bevacizumab và ranibizumab được sử dụng cho phù hoàng điểm và cũng có thể được sử dụng cho bệnh võng mạc tăng sinh, nhưng điều trị này đòi hỏi phải thăm khám thường xuyên.

Chẩn đoán dựa phát hiện albumin nước tiểu. Một khi đái tháo đường được chẩn đoán (và hàng năm sau đó), mức độ albumin nước tiểu cần được theo dõi để có thể phát hiện sớm bệnh thận. Theo dõi có thể được thực hiện bằng đo tỷ lệ albumin: creatinin trong mẫu nước tiểu một thời điểm hoặc tổng albumin niệu trong 24 giờ. Tỷ lệ > 30 mg/g (> 3,4 mg/mmol) hoặc lượng bài tiết albumin từ 30 đến 300 mg/ngày có nghĩa là tăng albumin niệu (trước đây gọi là microalbuminuria) và bệnh thận đái tháo đường sớm. Bài tiết albumin \> 300 mg/ngày được coi là tăng albumin niệu nặng (trước đây gọi là albumin niệu đại thể), hoặc protein niệu quá mức, và bệnh thận đái tháo đường tiến triển hơn. Thông thường, que thăm dò nước tiểu chỉ dương tính nếu lượng protein bài tiết vượt quá 300 đến 500 mg/ngày.

Điều trị là kiểm soát chặt đường huyết với kiểm soát huyết áp. Thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB) nên được sử dụng khi có dấu hiệu sớm nhất của albumin niệu (tỷ lệ albumin so với creatinine ≥ 30 mg/g), để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh thận do các thuốc này hạ huyết áp nội cầu thận và do đó có tác dụng bảo vệ thận. Những loại thuốc này đã không được chứng minh là có lợi cho dự phòng tiên phát (ví dụ, ở những bệnh nhân không có albumin niệu). Thuốc ức chế chất đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT-2) cũng làm chậm sự tiến triển của bệnh thận ở những bệnh nhân được chọn mắc bệnh thận do đái tháo đường (tốc độ lọc cầu thận ước tính [eGRF] < 25 đến 30 mL/phút và tỷ lệ albumin/creatinin nước tiểu > 300 mg/g). Fineronone, một thuốc đối kháng thụ thể mineralocorticoid không steroid, đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh thận do tiểu đường và các biến cố tim mạch.

Bệnh thần kinh đái tháo đường là hậu quả của thiếu máu thần kinh do bệnh vi mạch, ảnh hưởng trực tiếp của tăng đường huyết trên tế bào thần kinh, và những thay đổi trao đổi chất nội bào làm giảm chức năng thần kinh. Có nhiều dạng, gồm

  • Bệnh dây thần kinh sọ não

Bệnh đa dây thần kinh đối xứng là phổ biến nhất và ảnh hưởng đến phía xa bàn chân và bàn tay (phân bố kiểu đi tất hoặc găng tay); bệnh biểu hiện như dị cảm,rối loạn cảm giác, hoặc không đau, mất cảm giác xúc giác, rung, cảm giác bản thể, hoặc nhiệt độ. Ở chi dưới, những triệu chứng này có thể dẫn đến giảm cảm nhận về chấn thương bàn chân do giày không phù hợp và mang trọng lượng bất thường, có thể dẫn đến loét chân và nhiễm trùng hoặc gãy xương, sai khớp, và trật khớp hoặc phá hủy cấu trúc bàn chân bình thường (bệnh khớp Charcot). Bệnh thần kinh sợi nhỏ được đặc trưng bởi cảm giác đau, tê và mất cảm giác nhiệt độ với bảo tồn cảm giác rung và cảm giác vị trí. Bệnh nhân dễ bị loét chân và thoái hóa khớp thần kinh và có tỷ lệ mắc bệnh thần kinh tự động cao. Bệnh thần kinh sợi lớn chiếm ưu thế được đặc trưng bởi yếu cơ, mất rung và cảm giác vị trí, và giảm phản xạ gân sâu. Phổ biến tình trạng teo cơ bên trong của bàn chân và bàn chân rủ.

Bệnh lý thần kinh tự động có thể gây hạ huyết áp tư thế, không dung nạp hoạt động thể lực, tim nhanh khi nghỉ, buồn nôn và nôn (do liệt dạ dày), táo bón và tiêu chảy (bao gồm hội chứng dạ dày rỗng), đại tiện mất tự chủ, bí tiểu và không kiểm soát, rối loạn chức năng cương dương và xuất tinh ngược, và khô âm đạo.

Bệnh rễ thần kinh thường ảnh hưởng đến các rễ thần kinh từ L2 đến L4, gây đau, yếu và teo chi dưới (đái tháo đường teo cơ), hoặc rễ thần kinh từ T4 đến T12, gây đau bụng (bệnh đa rễ thần kinh ngực).

Bệnh thần kinh sọ gây ra nhìn đôi, sụp mi và đồng tử không đều khi bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh sọ số 3 hoặc liệt vận nhãn khi bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh sọ số 4 hoặc số 6.

Chẩn đoán bệnh đa dây thần kinh đối xứng là do phát hiện giảm cảm giác và giảm phản xạ cổ chân. Mất khả năng cảm nhận sự ấn nhẹ của monofilament sẽ xác định bệnh nhân có nguy cơ cao nhất bị loét chân (xem hình ). Ngoài ra, rung thoa 128 Hz có thể được sử dụng để đánh giá cảm giác rung trên mu của ngón chân cái.

Quản lý bệnh lý thần kinh cần một cách tiếp cận đa chiều bao gồm kiểm soát đường huyết, chăm sóc bàn chân thường xuyên và quản lý đau. Kiểm soát đường huyết chặt có thể làm giảm bệnh thần kinh. Các phương pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng bao gồm capsaicin dạng kem bôi, thuốc chống trầm cảm ba vòng (ví dụ: amitriptyline), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (ví dụ: duloxetine) và thuốc chống động kinh (ví dụ: pregabalin, gabapentin). Bệnh nhân bị mất cảm giác nên kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện chấn thương bàn chân nhỏ và ngăn chặn nó tiến triển đến nhiễm trùng nguy hiểm.

Sàng lọc bàn chân đái tháo đường.

Dụng cụ đo áp kế monofilament 10 g được chạm vào các vị trí cụ thể trên mỗi chân và được đẩy cho đến khi nó uốn cong. Kiểm tra này cho một kích thích áp lực liên tục, hằng định (thường là một lực 10 g), có thể được sử dụng để theo dõi sự thay đổi của cảm giác theo thời gian. Cả 2 bàn chân được kiểm tra, và xuất hiện (+) hoặc không có (−) của cảm giác tại mỗi vị trí sẽ được ghi lại.

Chẩn đoán dựa trên tiền sử và khám thực thể. Điều trị là kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch, bao gồm bình thường hóa glucose huyết tương, lipid và huyết áp, kết hợp với bỏ hút thuốc Bỏ hút thuốc Hầu hết người hút thuốc đều muốn bỏ thuốc. Những biện pháp can thiệp hiệu quả bao gồm tư vấn cai thuốc lá và điều trị bằng varenicline, bupropion, hoặc chế phẩm thay thế nicotine. Khoảng 70%... đọc thêm và sử dụng aspirin hàng ngày (nếu có chỉ định) và các statin. Tiếp cận đa yếu tố bao gồm kiểm soát đường huyết, tăng huyết áp, và rối loạn lipid máu có thể có hiệu quả trong giảm tỷ lệ các biến cố tim mạch. Ngược lại với bệnh vi mạch, kiểm soát tích cực glucose huyết tương đơn lẻ chỉ cho thấy làm giảm nguy cơ ở đái tháo đường type 1 nhưng không phải type 2. Một số loại thuốc tiểu đường làm giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch nghiêm trọng, bao gồm metformin và một số thuốc ức chế SGLT2 và thuốc chủ vận thụ thể peptide-1 giống glucagon (GLP-1).

Bệnh cơ tim Tổng quan về bệnh lý cơ tim Bệnh cơ tim là rối loạn nguyên phát của cơ tim. Bệnh lý cơ tim khác với rối loạn khác của tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh lý van tim, và bệnh tim bẩm sinh do cấu trúc cơ tim. Bệnh cơ tim được... đọc thêm do đái tháo đường được biết là hậu quả của nhiều yếu tố, bao gồm xơ vữa động mạch màng ngoài tim, tăng huyết áp Tăng huyết áp Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mm Hg), hoặc cả hai. Tăng huyết áp mà không có nguyên nhân rõ ràng... đọc thêm

và phì đại thất trái, bệnh vi mạch, rối loạn chức năng nội mạc và rối loạn chức năng thần kinh tự chủ, béo phì Béo phì Béo phì là trọng lượng tăng quá mức, được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥30 kg/m2. Các biến chứng bao gồm rối loạn tim mạch (đặc biệt ở những người thừa mỡ bụng), đái tháo... đọc thêm và rối loạn chuyển hóa. Bệnh nhân bị suy tim Suy tim (HF) Suy tim (HF) là một hội chứng rối loạn chức năng tâm thất. Suy thất trái (LV) gây khó thở và mệt mỏi và suy thất phải (RV) gây tích tụ dịch ngoại vi và tích tụ dịch trong ổ bụng; các tâm thất... đọc thêm
do suy giảm chức năng tâm thu và tâm trương thất trái và có nhiều khả năng phát triển suy tim sau nhồi máu cơ tim.

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu Bệnh gan liên quan đến rối loạn chuyển hóa (MASLD) Gan nhiễm mỡ là sự tích tụ lipid trong tế bào gan. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) bao gồm thâm nhiễm mỡ đơn độc (một tình trạng lành tính gọi là gan nhiễm mỡ), trong khi viêm gan nhiễm... đọc thêm (NAFLD) ngày càng phổ biến và là biểu hiện chính của bệnh đái tháo đường type 2. Một số nghiên cứu cho thấy rằng hơn một nửa số bệnh nhân đái tháo đường type 2 có NAFLD. Nó cũng có thể được nhìn thấy ở người hội chứng chuyển hóa Hội chứng chuyển hóa Hội chứng chuyển hóa được đặc trưng bởi một chu vi vòng eo lớn (do mỡ vùng bụng nhiều quá mức), tăng huyết áp, đường huyết lúc đói không bình thường hoặc đề kháng insulin, và rối loạn lipid... đọc thêm , béo phì Béo phì Béo phì là trọng lượng tăng quá mức, được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể (BMI) ≥30 kg/m2. Các biến chứng bao gồm rối loạn tim mạch (đặc biệt ở những người thừa mỡ bụng), đái tháo... đọc thêm và rối loạn lipid máu Rối loạn lipid máu Rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng cholesterol, triglycerid (TG), hoặc cả hai trong huyết tương, hoặc nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-C) thấp góp phần vào sự phát triển... đọc thêm

, trong trường hợp không có đái tháo đường. NAFLD yêu cầu bằng chứng gan nhiễm mỡ bằng hình ảnh hoặc mô học và thiếu các nguyên nhân khác gây tích tụ mỡ (như uống rượu hoặc thuốc gây tích tụ mỡ). NAFLD bao gồm gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFL) vàviêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH). NAFL xảy ra khi gan nhiễm mỡ ≥ 5% nhưng không có bằng chứng tổn thương tế bào gan. Ngược lại, NASH đòi hỏi cả gan nhiễm mỡ (≥ 5%) và viêm với tổn thương tế bào gan. Xơ hóa cũng có thể được nhìn thấy trong NASH, và có thể dẫn đến xơ gan Xơ gan Xơ gan là một giai đoạn muộn của xơ hóa ở gan là hậu quả của quá trình lan tỏa biến đổi cấu trúc bè bình thường ở gan. Xơ gan được đặc trưng bởi các nốt tái tạo bao quanh bởi các mô xơ dày đặc... đọc thêm . Cơ chế bệnh sinh của NAFLD chưa được hiểu rõ nhưng có liên quan rõ ràng đến việc kháng insulin dẫn đến tích tụ triglyceride trong gan. Điểm chính của điều trị là chế độ ăn uống, tập luyện và giảm cân. Ở những bệnh nhân bị tiểu đường và có bằng chứng về NASH, pioglitazone hoặc một thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 như liraglutide hoặc semaglutide cũng có thể có lợi.

Biến chứng bàn chân đái tháo đường (thay đổi da, loét, nhiễm trùng, hoại tử) là phổ biến và có thể do bệnh mạch máu, thần kinh, và liên quan tới ức chế miễn dịch. Những biến chứng này có thể dẫn đến cắt cụt chi dưới.

Chắc chắn rối loạn cơ xương phổ biến hơn ở bệnh nhân tiểu đường, bao gồm cả nhồi máu cơ, Hội chứng ống cổ tay Hội chứng đường hầm cổ tay Hội chứng đường hầm cổ tay hình thành do thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua vùng cổ tay. Các triệu chứng bao gồm đau và dị cảm vùng chi phối của thần kinh giữa. Chẩn đoán dựa vào các triệu... đọc thêm

, Hợp đồng Dupuytren Co cứng Dupuytren Co cứng Dupuytren là tình trạng co cứng tiến triển của các dải cân gan tay, gây biến dạng gân gấp các ngón tay. Điều trị bằng tiêm corticosteroid, ngoại khoa, hoặc tiêm collagenase clostridial... đọc thêm
, viêm bao quy đầu dính, và sclerodactyly Xơ cứng bì toàn thể Xơ cứng bì toàn thể là bệnh mạn tính hiếm gặp chưa rõ nguyên nhân được đặc trưng bởi xơ hóa lan tỏa và tổn thương mạch ở da, khớp và các cơ quan nội tạng (đặc biệt là thực quản, đường tiêu hóa... đọc thêm
.

Bệnh nhân tiểu đường cũng có thể phát triển

  • Trầm cảm
  • Sa sút trí tuệ

Sau đây là các tài nguyên tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của các tài nguyên này.

  • Buse JB, Wexler DJ, Tsapas A, et al: 2019 Update to: Management of Hyperglycemia in Type 2 Diabetes, 2018. A Consensus Report by the American Diabetes Association (ADA) and the European Association for the Study of Diabetes (EASD). Diabetes Care 43(2):487–493, 2020. doi: 10.2337/dci19-0066
  • Davies MJ, D'Alessio DA, Fradkin J, et al: Management of Hyperglycemia in Type 2 Diabetes, 2018. A Consensus Report by the American Diabetes Association (ADA) and the European Association for the Study of Diabetes (EASD). Diabetes Care 41(12): 2669–2701, 2018.

Powers MA, Bardsley J, Cypress M, et al: Diabetes Self-management Education and Support in Type 2 Diabetes: A Joint Position Statement of the American Diabetes Association, the American Association of Diabetes Educators, and the Academy of Nutrition and Dietetics. Diabetes Care 38(7):1372–1382, 2015.

Chủ đề