Đánh giá chung vè đất nuowcs thái lan

Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á lại có nền văn hóa và lịch sử lâu đời, từ lâu Thái Lan đã được mệnh danh như “thiên đường du lịch” ở Châu Á. Nơi đây nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp. Đặc biệt, nền văn hóa bản địa với nhiều lễ hội truyền thống ấn tượng, ẩm thực phong phú và con người thân thiện, dễ mến… chính là những lý do khiến Thái Lan luôn thu hút đông khách quốc tế đến tham quan, du lịch.

Chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2017, đất nước Thái Lan đã chào đón 28.8 triệu lượt khách quốc tế, ước tính thu về 1.47 nghìn tỷ Bah. Đây được xem là con số ấn tượng và tăng khoảng 5% so với năm 2016. Trong số này, các quốc gia có lượng khách đến Thái Lan đông nhất gồm có: Trung Quốc, Malaysia, Lào, Hàn Quốc, Ấn Độ… Ở khu vực ASEAN, Việt Nam được Thái Lan đánh giá là thị trường tiềm năng, với lượng khách lọt “top” cao.

Thái Lan nổi tiếng với nền văn hóa bản địa và nhiều lễ hội ấn tượng. Ảnh: HT

Chia sẻ với PV Dân Trí trong sự kiện Mega Fam Trip được tổ chức ở Thái Lan mới đây, bà Walailak Noypayak ( Giám đốc điều hành khu vực ASEAN, Nam Á và Nam Thái Bình Dương – TAT) cho biết, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và thu ngoại tế chủ yếu ở Thái Lan.

Chính vì thế, chính phủ Thái luôn có những chính sách vượt trội dành cho du lịch. Hiện nay, Tổng cục Du lịch Thái Lan có khoảng 27 văn phòng ở nước ngoài. Trong đó riêng khu vực Châu Âu là 8 văn phòng, việc mở nhiều cơ quan đại diện tại nước ngoài là công cụ hỗ trợ đặc lực cho xúc tiến, quảng bá du lịch Thái Lan tại nước sở tại.

Chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2017, đất nước Thái Lan đã chào đón 28.8 triệu lượt khách quốc tế. Ảnh: HT

Ngoài ra, để phát triển du lịch, Thái Lan là một trong những nước tiên phong trong việc đơn giản hóa thủ tục visa cho khách du lịch. Hiện nay, công dân của 55 quốc gia và vùng lãnh thổ không cần visa vào Thái Lan nếu đến Thái Lan với mục đích du lịch và ở lại không quá 30 ngày đối với mỗi lần viếng thăm.

Ngoài ra, chính phủ Thái luôn có những chính sách phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch: từ du lịch văn hóa, sinh thái, đến du lịch chữa bệnh và mua sắm…. Trong năm 2018, Bộ Thể thao và Du lịch Thái Lan, Tổng cục du lịch và các đơn vị lữ hành dự kiến sẽ tổ chức 183 sự kiện du lịch trên toàn lãnh thổ. Đây là một phần của chiến dịch quảng bá du lịch Amazing Thailand Tourism Year 2018 với mục tiêu đạt doanh thu 3.000 tỷ baht.

Trong năm 2018, du lịch Thái Lan kỳ vọng sẽ đạt doanh thu 3.000 tỷ baht. Ảnh: H.T

Bà Walailak Noypayak chia sẻ: “Chúng tôi luôn đẩy mạnh cách chiến dịch và có những chính sách phù hợp để thu hút khách vào các mùa trong năm. Theo đó, các văn phòng đại diện ở khắp nơi trên thế giới sẽ có sự nghiên cứu kỹ điểm mạnh, điểm yếu của từng thị trường để có những chiến lược phù hợp. Riêng ở thị trường Việt Nam, vào các mùa trong năm chúng tôi cũng luôn có những chính sách hấp dẫn dành cho du khách Việt. Năm 2018, với chiến dịch mới mang tên Open to the new Shades, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời về đất nước, con người và văn hóa của Thái Lan”.

Đánh giá về tiềm năng của du lịch Việt Nam, bà Walailak Noypayak cho biết, Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng và danh lam, thắng cảnh hấp dẫn nếu có những chiến dịch quảng bá phù hợp chắc chắn sẽ tạo được bứt phá mạnh mẽ về du lịch trong thời gian tới.

“Tôi đã từng đến Việt Nam, và tôi thấy con người ở đất nước các bạn rất thân thiện, thời tiết rất đẹp, địa hình và phong cảnh thiên nhiên cũng đa dạng. Có thể nói, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và sẽ sớm trở thành một trong những quốc gia có lượng khách quốc tế đông đảo ở Châu Á”, bà Walailak Noypayak nói.

Trước đó, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, dù những năm qua du lịch Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng tốt, tuy nhiên lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn còn ở khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực.

Trong những năm tới nếu chúng ta vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 20 - 25% mà ngành du lịch của Thái Lan tăng 7% như hiện nay thì khoảng 15 năm nữa chúng ta sẽ “gặp nhau” với Thái Lan, với Indonesia thì sang năm Việt Nam có thể đuổi kịp, Singapore là khoảng 2 năm nữa. “Năm 2016, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 10 triệu lượt trong khi Thái Lan là 32 triệu lượt, Malaysia là 26 triệu, Singapore khoảng 16 triệu, Indonesia 12 triệu… chúng ta hiện mới bằng 1/3 của Thái Lan”, Bộ trưởng Thiện thông tin.

Theo báo cáo “e-Conomy SEA 2023” do Google, Temasek và Bain phối hợp thực hiện, các lĩnh vực dịch vụ tài chính kỹ thuật số, y tế, giáo dục, thực phẩm và trí tuệ nhân tạo (AI) nằm trong số những lĩnh vực tiềm năng sẽ thu hút các nhà đầu tư tư nhân rót vốn vào các công ty khởi nghiệp.

Bà Jackie Wang, Giám đốc quốc gia phụ trách Thái Lan của Google nhấn mạnh, tổng giá trị hàng hóa và doanh thu kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số, với doanh thu vượt mốc 100 tỷ USD vào năm 2023.

Điều này cho thấy nền kinh tế kỹ thuật số và các công ty kỹ thuật số chủ chốt đang phục hồi mạnh mẽ, đạt được tiến bộ trong việc hướng tới sự phát triển lành mạnh hơn với các mô hình kinh doanh bền vững.

Chiến lược số hóa góp phần quan trọng vào sự phục hồi của ngành du lịch cũng như thúc đẩy tiến trình phát triển nền kinh tế số của Thái Lan. Hiện có hơn 100.000 doanh nghiệp kết nối với nền tảng kỹ thuật số về du lịch cấp quốc gia của Thái Lan mang tên ThailandCONNEX. (Ảnh: ĐINH TRƯỜNG)

Thương mại điện tử vẫn là động lực chính của nền kinh tế kỹ thuật số của "đất nước Nụ Cười". Các dịch vụ trực tuyến trong ngành du lịch của Thái Lan đang phát triển với tốc độ nhanh thứ hai trong khu vực, với mức tăng 85% so cùng kỳ năm 2022 và là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước năm 2023.

Thái Lan cũng được kỳ vọng sẽ là một trong những thị trường giải trí, truyền thông trực tuyến lớn nhất khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2030. Giá trị của thị trường truyền thông và giải trí trực tuyến, gồm video, âm nhạc và trò chơi của Thái Lan dự kiến ​​​​sẽ đạt 5 tỷ USD trong năm 2023, tăng 12% so với năm 2022, và có tiềm năng đạt được con số 15 tỷ USD vào năm 2030.

Nền kinh tế kỹ thuật số của Thái Lan có quy mô lớn thứ hai ở Đông Nam Á, dự kiến ​​đạt giá trị khoảng 50 tỷ USD vào năm 2025, bứt phá mạnh mẽ so với con số ​​36 tỷ USD của năm 2023.

Người dùng có giá trị cao tiếp tục là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số. Tại Đông Nam Á, hơn 70% giá trị giao dịch trong nền kinh tế kỹ thuật số được thực hiện bởi nhóm 30% số người chi tiêu nhiều nhất.

Tại Thái Lan, nhóm những người dùng có giá trị cao này chi tiêu trực tuyến nhiều hơn bảy lần so với nhóm còn lại. Nhóm người dùng có giá trị cao tại Thái Lan được dự đoán sẽ tăng chi tiêu lên 64% trong 12 tháng tới, tốc độ tăng trưởng chi tiêu cao nhất ở tất cả các nước Đông Nam Á.

Một số thách thức phía trước

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý một số thách thức mà nền kinh tế kỹ thuật số ở Đông Nam Á phải đương đầu.

Nguồn tài trợ tư nhân ở khu vực đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm. Xu hướng này là điển hình ở tất cả các nước trong khu vực.

Tại Thái Lan, nguồn tài trợ tư nhân trong nửa đầu năm 2023 đã “nguội” dần, sau khi tăng đột biến trong vài năm qua. Trong nửa đầu năm 2023, tại Thái Lan chỉ ghi nhận số vốn 200 triệu USD từ 24 thương vụ, thấp hơn rõ rệt so với con số 300 triệu USD từ 42 thương vụ trong cùng kỳ năm 2022.

Willy Chang, một đối tác của Bain & Company, cho rằng để thoát khỏi “mùa đông tài trợ” này, các doanh nghiệp kỹ thuật số phải chỉ ra những con đường rõ ràng để đạt được lợi nhuận và chứng minh cho các nhà đầu tư thấy “lối thoát” khả thi khi cần thiết.

Sự tăng trưởng của nền kinh tế Thái Lan đang được thúc đẩy bởi tiêu dùng cá nhân và du lịch quốc tế. Tuy nhiên, theo ông Chang, rất khó để dự đoán khi nào nguồn vốn sẽ phục hồi, bởi chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lãi suất, tâm lý của nhà đầu tư đối với các cơ hội từ công nghệ.

Chuyên gia này nhận định, hoạt động đầu tư đang dịch chuyển từ các lĩnh vực đã tương đối “trưởng thành” như thương mại điện tử, dịch vụ vận chuyển và du lịch trực tuyến sang các lĩnh vực non trẻ hơn như các dịch vụ tài chính kỹ thuật số (DFS), y tế, giáo dục và thực phẩm.

Hoạt động đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch sang các lĩnh vực mới như dịch vụ tài chính kỹ thuật số (DFS). (Ảnh: DEPA)

Ông Chang cho biết, thời gian vừa qua lĩnh vực DFS đã chứng kiến ​​động lực tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó Thái Lan có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về cho vay kỹ thuật số trong khu vực từ đầu năm 2023 đến nay.

Ngân hàng trung ương Thái Lan có kế hoạch cấp giấy phép ngân hàng kỹ thuật số mới vào năm 2024, nhằm mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và tăng cường hơn nữa khả năng tiếp cận tài chính cho người dân.

Cho vay kỹ thuật số ở Thái Lan dự kiến ​​tăng 65%, đạt giá trị cho vay khoảng 12 tỷ USD vào năm 2023.

Bà Jackie Wang, Giám đốc quốc gia phụ trách Thái Lan của Google cho rằng, kỹ năng kỹ thuật số cũng là một lĩnh vực mà Thái Lan cần phát triển để duy trì vị thế là nền kinh tế kỹ thuật số lớn thứ hai trong khu vực.

Bên cạnh đó, Thái Lan cần tập trung vào hỗ trợ môi trường pháp lý cũng như tăng cường khả năng kết nối phương thức thanh toán với các nước trong khu vực ASEAN.

Chủ đề