Đặc điểm của văn học chữ hán dưới triều nguyễn nửa đầu thế kỉ xix

Bài 40 ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ - TU TƯỞNG NỬA ĐẦU THÉ KỈ XIX Tư tưỏìig, tôn giáo, tín ngưỡng Câu hỏi: Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng dưới thời Nguyễn. Hưởng dẫn trả lời: Nho giáo: nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, phục hồi Nho giáo vốn đã bị suy đồi trong những thế kỉ trước. Phật giáo và tín ngưỡng dân gian: nhà Nguyễn đã tim mọi cách hạn chế Phật giáo và các tin ngưỡng dân gian khác, nhưng Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian vẫn tiếp tục phát triển, nhất là ỏ' các vùng nông thôn. Tục thờ cúng tổ tiên và tôn thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng với nước trỏ- thành phổ biến trong toàn xã hội. Đối vói Thiên Chúa giáo: bắt đầu từ thời Minh Mạng (1820 - 1840), nhà Nguyên thi hành những biện pháp cấm đoán gắt gáo, thậm chí còn thẳng tay đàn áp. Thể nhung các giáo sĩ phương Tây vẫn tìm đirợc cách đi sâu vào các làng xã và cải đạo được nhiêu người dân theo Thiên Chúa giáo. Giáo dục, khoa cử Câu hỏi: Giáo dục, khoa cừ được thể hiện như thế nào dưới thời Nguyễn? Hướng dẫn trả lời: Gia Long, vị vua khai sáng triều Nguyễn, quan niệm: "Nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục”, và để tuyển chọn quan lại, vào đầu năm 1807, ông ban hành quy che thi Hương và thi Hội. Theo quy định này, tháng 3 - 1807, triều Nguyễn bắt đấu mở khoa thi Huong từ Nghệ An ra Bắc. Đến năm 1822, Minh Mạng cho khôi phục các kì thi Hội và thi Đinh. Trong số những người đỗ đại khoa, nhiêu người đã trở thành các nhà văn hoá lớn của đât nước hay những quan lại cao cấp trong triều đình nhà Nguyễn. Cũng bết đầu từ thòi Minh Mạng, việc tổ chức học tập và thi cử được chấn chinh và đi vào nề nếp. Tuy nhiên, nội dung giáo dục và thi cử lại không có gì khác so vói trước và vì thế mà cả số lượng và chất lượng giáo dục khoa cử đều giảm sút. Tiếp nối truyền thống tôn sùng Nho học của các triều đại trước, năm 1803, vua Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ờ kinh đô Phú Xuân. Cùng với Quốc tử giám, năm 1808, Văn Miếu được chính thức xây dựng để thò' Khổng Tử và 72 vị tiên hiền Nho học. Từ năm 1822, Vãn Miếu - Quốc tử giám Huế bắt đầu thực hiện chế độ dựng bia đề danh tiến sĩ. Tính đến năm 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi Hội, lấy được 136 tiến sĩ và 87 phó bảng. Vãn học, khoa học Câu hỏi: Những biểu hiện về sự phát triển của văn học, khoa học dưới thời Nguyễn. Hướng dẫn trả lời: Văn học: Trong lĩnh vực văn học, ờ thế kỉ XV1ỈI nổi lên nhiều nhà văn, nhà thơ lỗi lạc như Lê Quý Đôn, Ngô Thời Sĩ, Ngô Thòi Nhậm, Bùi Huy Bích, Nguyễn Thiếp, Nguỳễn Cư Trinh... Bưóc sang thế kỉ XIX, dòng văn học chũ' Hán vẫn tiếp tục phát triển với nhiều nhà thơ, nhà văn tiêu biểu như Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Lí Văn Phức, Minh Mạng, Tự Đức, Tùng Thiện Vương, Tuy Lí Vương... Văn học dân gian tiếp tục phát triển với các loại thơ ca, hò vè, ca dao, tục ngữ... hết sức phong phú. Bên cạnh dòng văn học chữ Hán, dòng văn học chữ Nôm đầu thời Nguyễn phát triển rực rõ' với nhiều tác phẩm đạt đến đỉnh cao. Hai tác giả đại biểu kiệt xuất nhất cho dòng văn học chữ Nôm nói riêng và văn học Việt Nam nói chung là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương. Khoa học: Thành tựu khoa học chủ yếu của thời kì này là sự ra đời các bộ lịch sử, địa lí lịch sử và bách khoa thư lớn như: Khám định Việt sử thông giám cương mục. Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điên sử lệ của Nội các triều Nguyễn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Sử học bị kháo của Đặng Xuân Bảng, Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu, Giai Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức... Kĩ thuật vẽ bản đồ cũng đạt đưọc những thành tựu mới, trong đó đặc biệt là Đại Nam nhất thống toàn đồ đưọc vẽ vào cuối thời Minh Mạng đã thể hiện tương đổi chính xác hình ảnh nước Đại Nam thống nhất, bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Truờng Sa ngoài Biển Đông. về mặt kĩ thuật, thời kì này trong các quan xưởng triều Minh Mạng đã từng chế tạo đu'Ọ'c máy cưa, xẻ gỗ chạy bằng sức nước, làm được máy bơm nước và đóng thành công chiếc tầu thuỷ chạy bằng máy hơi nước. Kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác Câu hỏi: Các công trình nghệ thuật, kiến trúc dưới thời Nguyễn thể hiện điều gì? Hướng dẫn trả lời: Vào nửa đầu thế kỉ XIX, những công trình kiến trúc chủ yếu của nhà Nguyễn là kiến trúc thành quách và lăng tâm, trong đó tiêu biêu nhât là kiên trúc kinh đô Huê, Hoàng thành, lầu Ngọ Môn, Cửu đỉnh, lãng các vua Ciia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị. Văn Miếu - Quốc tử giám Hà Nội tuy không còn là trung tâm Nho học cùa cả nước, nhưng dưới thời Nguyễn vẫn đưọc tu bổ, tôn tạo. Khuê Văn Các được xây dựng năm 1804 là công trình kiến trúc độc đáo, hài hoà trong tổng thể kiến trúc Văn Miêu - Quôc tử giám Thăng Long, dà trở thành đình cao của nghệ thuật kiên trúc thời Nguyễn và là biểu tượng của văn hiến Thủ đô Hà Nội. Bên cạnh Khuê Văn Các, cột cờ thành Hà Nội và nhiều công trình kiến trúc cung đình cũng như dân gian đã trở thành “cái gạch nối” của kiến trúc truyền thống và hiện đại Việt Nam. Nghệ thuật vẽ tranh chân dung, tranh sơn mài trên gỗ, các dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống cũng tạo nên nhữiig sắc màu mới trong đời sông vãn hoá. Nghệ thuật sân khấu, diễn xướng cũng phát triển rộng rãi hơn. Nghệ thuật tuồng, chèo, cải lương, ca nhạc phong phú, với những dấu ấn độc đáo cùa môi địa phương, mỗi tiểu vùng văn hoá nhưng lại được hoà vào nhu cầu hưởng thụ vãn hoá chung của người dân khắp mọi miền đất nước. Tại kinh đô Huế, đã bat đầu xuất hiện nhà hát và sàn diễn chuyên nghiệp. Bài tập: Hãy trình bày chinh sách của nhà Nguyễn đổi với Nho giáo, Phật giáo và Thiên Chúa giáo theo biểu bảng sau: Các tôn giáo Chính sách của nhà Nguyễn 1. Nho giáo. a. 2. Phật giáo. b. 3. Thiên Chúa giáo. c. * Hướng dẫn trả tời: Nho giảo-. Nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, phục hồi Nho giáo đã bị suy đồi trọng thế kỉ trước. Phật giáo-. Nhà Nguyễn tìm mọi cách hạn chế Phật giáo, nhưng Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển ở nông thôn. . Thiên Chúa giảo -. Nhà Nguyễn thi hành những biện pháp cấm đoán gắt gao, thậm chí còn thẳng tay đàn áp. Bài tập: Trong các nhóm kiến thức dưới đây, hãy chọn 3 kiến thức của mỗi nhóm có tiên quan vói nhau và giúi thích ngắn gọn moi quan hệ đó. - Lê Quý Đôn. - Bùi Huy Bích. Ngô Thời Sĩ. - Nguyễn Văn Siêu. - Cao Bá Quát. - Ngô Thời Nhậm. Nguyễn Văn Siêu. - Lí Văn Phức. - Truyện Kiều. ■ Cung oán ngâm khúc. Chinh phụ ngâm. - Khâm định Việt sử thông giám cương mục. - Đại Nam thống nhất toàn đồ. - Sừ học bị kháo. Lịch triều hiến chương loại chí. - Khâm định Đại Nam hội điển sừ lệ. Hướng dẫn trả lời: - Lê Ọuý Đôn. Ngô Thời Sĩ. Bùi Huy Bích. Là nhà văn, thơ lỗi lạc thế kỉ XVIII; Nguyễn Văn Siêu nhà văn, nhà thơ thế kỉ XIX. - Cao Bá Quát. Nguyễn Văn Siêu. Lí Văn Phúc. Là những nhà văn, nhà thơ lỗi lạc thế kì XIX; Ngô Thời Nhậm nhà văn, nhà thơ lỗi lạc của thế kỉ XVIII. - Truyện Kiều. Chinh phụ ngâm. Cung oán ngâm khúc. Là các tác phẩm văn học; Khâm định Việt sư thông giám cương mục là tác phẩm sử học. - Lịch triều hiến chương loại chí. Sư học bị kháo. Khâm định Đại Nam hội điên sừ lệ. Là các tác phẩm sử học; £)ạ/ Nam thống nhất toàn đồ là bản đồ địa lí. Bài tập : Hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX. Hưởng dẫn trả lời: Các lĩnh vực Thành tựu 1. Giáo dục Giáo dục Nho học được củng cố song không bằng các thế kỉ trước. 2. Tôn giáo Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên Chúa giáo, tín ngưỡng dần gian tiếp tục phát triển. 3. Văn học Văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc như của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan. 4. Sử học • Quốc sử quán thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn : Lịch triều hiến chương loại chí, Lịch triều tạp kì, Gia Định thành thông chi... 5. Kiến trúc Kinh đô Huế, Lăng tẩm, Thành lũy ở các tình, cột cờ Hà Nội. 6. Nghệ thuật dân gian Tiếp tục phát triển theo các hình thức cũ.

Tình hình văn học chữ Hán nửa sau thế kỉ XIX Lời Tòa soạn: Nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu, phê bình văn học Trần Thanh Mại (1911-1965), quê ở Thừa Thiên - Huế. Sinh thời Trần Thanh Mại đã viết nhiều chuyên luận, chuyên khảo, tiểu luận, phần lớn đã được in lại trong sách Trần Thanh Mại - Toàn tập (Hồng Diệu sưu tầm, biên soạn, giới thiệu), 3 tập, Nxb. Văn học, H, 2004 Bản thảo Tình hình văn học chữ Hán nửa sau thế kỷ XIX do nhà văn Hồng Diệu và gia đình cố nhà văn Trần Thanh Mại đã lưu giữ và cung cấp. Trân trọng những đóng góp của nhà khoa học Trần Thanh Mại và tôn trọng tính lịch sử, về cơ bản chúng tôi in nguyên văn bản thảo và giới thiệu cùng bạn đọc. Nếu như thơ văn chữ Hán đã chiếm ưu thế trong văn học phong kiến nửa đầu thế kỉ XIX, thì tình hình ấy vẫn còn được duy trì ở thời kì nửa sau, và hầu như khối lượng thơ văn chữ Hán, số lượng người sáng tác bằng chữ Hán ở thời kì này lại còn tăng thêm. Không những chúng ta có một danh sách tác gia dài dòng hơn, mà danh sách tác phẩm của từng nhà thơ cũng dài dòng hơn; số người đã từng ghi dăm bảy tập thơ văn trong “bản thành tích” của mình không phải là ít, thậm chí có khá nhiều người có những sự nghiệp khá qui mô như Nhữ Bá Sĩ, Nguyễn Tư Giản, Miên Thẩm, Miên Trinh, Phạm Phú Thứ, đến cả Tự Đức nữa. Câu thơ của người đương thời Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán - Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường, nghĩa là: Văn như văn của Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thì thời Tiền Hán không đáng kể nữa; mà thơ đến như thơ của Tùng Thiện Vương (Miên Thẩm) và Tuy Lý Vương (Miên Trinh) thì thời Thịnh Đường cũng chẳng thấm vào đâu! Nó là một câu thơ huênh hoang, khoác lác, không có thực chất, nhằm đề cao một cách giả tạo vô căn cứ triều đại Tự Đức, nhưng xét cho cùng, nó cũng phản ánh được một sự thật là thời đó người ta làm văn, làm thơ nhiều. Có thể nói trong thời này, không có một tay khoa bảng nào mà không có một tập thơ; các ông hoàng bà chúa thì lại càng thừa thời giờ ngâm vịnh, Mặc vân thi xã của Tùng Thiện Vương, Đông Sơn thi tửu hội của Đoàn Trưng, Đoàn Thực đều hoạt động dưới thời Tự Đức. Hình như chưa lúc nào, ở nước ta, văn học chữ Hán lại nhiều đến thế, đến suýt làm tắc nghẽn dòng văn học tiếng Việt đã có một thời thịnh vượng hồi thế kỉ XVII, XVIII kéo dài sang đến cả nửa đầu thế kỉ XIX. Chúng ta thấy thơ văn tiếng Việt thời kì này đã vắng bóng những ca khúc, những truyện dài hơi. Đó là hậu quả của chính sách đề cao Khổng giáo, đề cao đạo đức phong kiến của nhà Nguyễn phản động bằng cách khuyến khích chữ Hán, cổ lệ lối học từ chương, nhằm mục đích củng cố cái trật tự xã hội phong kiến đã bị xáo lộn trong thời Tây Sơn. Phương chi, trong mấy ông vua nhà Nguyễn, thì Tự Đức thường tự cho mình là hay chữ nhất, và dưới triều y, đã tổ chức thêm những khoa thi đặc biệt như khoa Nhã sĩ, khoa Cát sĩ, đã thiết lập thêm những viện như Viện Tập hiền, Viện Kinh diên để vua và đình thần bàn chính trị, bàn chuyện sách vở, thi thơ, và chủ yếu để xướng họa cùng nhau. Thời xưa, trên mà ưa chuộng, tất dưới đua đòi, cái đó không lạ. Do đó, cũng không nên lấy làm lạ là chất lượng văn học chữ Hán thời này, nhìn chung mà nói, là kém sút, yếu đuối. Nhìn chung mà nói, đây chỉ là một thứ hư văn, khuôn sáo và công thức, đầy hình thức chủ nghĩa, nhai đi nhai lại những khái niệm đạo đức, triết lí có sẵn từ thuở Hán, Đường bên Trung Quốc. Nói lướt nhanh về hình thức, thì thể loại văn học nghèo nàn hẳn đi so với các thời kì trước. Kí sự, tùy bút, truyện kí không còn nữa, hoặc rất hiếm. Thơ, thì trừ Miên Thẩm còn vận dụng nhiều những thể cổ phong, từ, hành, còn thì hầu hết đều chuyên một thể thơ luật Đường. Thịnh hành nhất là thơ họa vần. Thậm chí họ còn lãng phí thì giờ vào việc “tập thành thơ Đường”, nghĩa là làm những bài thơ tám câu mà mỗi câu là của một nhà thơ Đường đã làm sẵn, hoặc làm những bài “thuận nghịch độc”, nghĩa là đọc xuôi cũng được, mà đọc ngược từ cuối trở lên cũng thành bài thơ, hay là những bài đọc xuôi thì là thơ chữ Hán, mà đọc ngược lại thì là thơ tiếng Việt. Những thơ kiểu ấy thì thử hỏi nội dung sẽ nói lên được cái gì? Cho nên, đứng về đại thể mà nói, nội dung thơ văn thời kì này là nghèo nàn, nhạt nhẽo, nếu không phải ngâm trăng vịnh gió thì thù tạc, đón đưa. Tư tưởng là tư tưởng bi quan, tiêu cực, hoặc thoát ly thực tiễn xã hội. Tâm sự người làm thơ là tâm sự bắt chước; nếu có thì đó là tâm sự của kẻ bất mãn cá nhân vụn vặt, thi không đỗ, quan không thăng, bị đàn hặc oan, bị trừng phạt bậy, v.v Tư tưởng triết lí, khoa học, đạo đức thời này khá tối tăm, bế tắc. Trừ một số ít người mà tên họ có thể đếm trên đầu ngón tay, có cơ hội tiếp xúc với cái học phương Tây, đã tỏ ra có cái nhìn tương đối rộng, xa, sáng suốt, như Nguyễn Đức Hậu, Nguyễn Điều, Đinh Văn Điền, đặc biệt như Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch, còn thì ù ù cạc cạc với nhau, như bị bịt mắt bưng tai, quanh quẩn trong hầm kín. Công việc đầu tiên của Phan Thanh Giản khi được giao trách nhiệm trông coi việc khai một mỏ bạc ở Thái Nguyên, là lập đàn và viết sớ cầu thần cho khí vàng tụ lại chỗ mỏ đừng bay mất đi. Lý Văn Phức khi đi sứ sang Phúc Kiến, giao trả những người dân chài Trung Quốc bị bão tấp vào bờ biển ta, nhất định từ chối mọi biện pháp để nói hoặc viết ra tên húy của Minh Mạng cho viên tổng đốc Phúc Kiến viết vào báo cáo gửi lên triều Mãn Thanh, kể cả biện pháp ngồi nhìn cho người ta lần lượt chỉ từng chữ một trong bộ Khang Hy tự điển để đến chữ đúng tên thì chỉ cần gật một cái cho người ta biết. Đến biện pháp ấy, Lý cũng từ chối, không chịu theo, cho rằng để người khác biết tên vua mình là thất trung. Nhữ Bá Sĩ làm văn tế vợ chết trẻ, hứa với linh hồn vợ sẽ lấy ngay vợ khác, để chóng có con trai nó sẽ thờ cúng người vợ đã chết đi! Đại loại, ý thức hệ thuở bấy giờ là như vậy. Cho nên, thơ văn chữ Hán thời kì này, nếu lấy số nhiều mà nói, không có giá trị mấy, không có tác dụng mấy đối với xã hội, và tiếng thơ của phần lớn các nhà thơ cũng tắt liền khi hơi thở họ tắt. Tuy nhiên, nói như thế không phải là nói rằng tất thảy thơ văn chữ Hán của những người thuộc loại hình thức chủ nghĩa trên đây đều đáng vứt bỏ đi hết. Có công tìm tòi chọn lọc, thì chúng ta cũng có được một số bài có ít nhiều tính nhân dân, tính dân tộc, một số bài nói lên được ít nhiều cảm xúc chân thành về thời thế, tình hoài niệm dĩ vãng, tình yêu non sông đất nước, thông cảm với nỗi cực khổ của nông dân, v.v Vũ Phạm Khải (1807-1872) với Ngu Sơn thi tập, Nhữ Bá Sĩ (1788-1867) với tậpPhi điểu nguyên âm, Phan Thanh Giản (1796-1867) với Lương Khê thi văn thảo, Phạm Phú Thứ (1820-1881) với Giá Viên thi văn tập, Nguyễn Tư Giản (1823-1890) với Thạch Uông thi văn tập, Nguyễn Hàm Ninh (1808-1867) với Tĩnh Trai thi sao, v.v là những người mà thơ văn phản ánh được nhiều khía cạnh nhân đạo chủ nghĩa.

Video liên quan

Chủ đề