Cu li chậm lùn có tên khoa học là gì năm 2024

Con vật có tên Boris Loris, được phát hiện tại bãi biển Chaweng, đảo Koh Samui vào tuần trước. Khu vực đông khách du lịch này nổi tiếng với hoạt động cho thuê các loài động vật hoang dã để chụp ảnh một cách bất hợp pháp.

Các chuyên gia cho rằng Boris bị bắt bằng các loại bẫy thô sơ, chính điều này gây ra các vết thương trên cơ thể, thậm chí có thể giết chết nó. Răng của Boris bị nhổ gần hết, một số bị mài mòn để ngăn nó gây ra tổn thương cho du khách chụp ảnh cùng.

Cu li chậm lùn có tên khoa học là gì năm 2024

Cu li chậm Bengal là một loại linh trưởng có đôi mắt to, di chuyển chậm, có tên khoa học là Nycticebus bengalensis. Chúng có tên trong sách đỏ, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do mất môi trường sống và nạn săn bắn trái phép. Ảnh: WFFT.

Nycticebus là loài linh trưởng có nọc độc, vết cắn nhỏ cũng có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng. Nhưng với vẻ ngoài đáng yêu, chúng được nhiều du khách lựa chọn để chụp hình và chơi đùa cùng.

Phát ngôn viên của WFFT cho biết: "Thực tế đáng buồn là nhiều loài động vật đang bị lạm dụng và ép buộc tham gia vào ngành công nghiệp du lịch. Chúng phải ly khai cuộc sống tự nhiên, bị tách khỏi mẹ, đôi khi còn bị đánh thuốc mê và sửa đổi một phần cơ thể để phù hợp với nhu cầu của du khách". Người này cũng nói thêm, mặc dù sức khỏe Boris đã hồi phục nhưng do bị nhổ gần hết răng nên nó không thể trở lại cuộc sống tự nhiên được nữa.

VOV.VN - Hôm nay (5/5), Hạt Kiểm lâm thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận 1 cá thể Cu li nhỏ do ông Dương Hiển Hậu, ở thôn Mỹ Trang, xã Phổ Cường giao nộp.

Ông Hậu phát hiện cu li đi vào nhà vào sáng nay nên bắt giữ và báo với lực lượng Kiểm lâm. Khi bàn giao, tình trạng sức khỏe của cu li bình thường, trọng lượng 0,4 kg.

Cu li nhỏ (tên khoa học Nycticebus pygmaeus, họ cu li Loricidae, bộ linh trưởng Primates) thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm IB. Trên thế giới và tại Việt Nam, Cu li nhỏ được xếp vào danh mục các loài động vật rừng có nguy cơ bị tuyệt chủng nên nằm trong danh sách được bảo tồn và nghiêm cấm khai thác, đánh bắt, nuôi nhốt bất hợp pháp, sử dụng vì mục đích thương mại.

Cu li chậm lùn có tên khoa học là gì năm 2024

Lực lượng kiểm lâm thả chú culi nhỏ về rừng.

Sau khi tiếp nhận, Hạt Kiểm lâm thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi khẩn trương hoàn tất hồ sơ gửi cấp trên phê duyệt xác lập quyền sở hữu toàn dân trước khi thả Cu li về rừng. Trước đó, đơn vị phối hợp với đơn vị liên quan thả nhiều động vật thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm về rừng như rùa sa nhân, khỉ đuôi lợn, khỉ đuôi dài./.

Hiện loài cu li nhỏ này đang bị đe dọa tuyệt chủng tại Việt Nam cũng như trên thế giới và đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Những năm gần đây, lực lượng chức năng liên tục phát hiện các cá thể loài động vật quý hiếm này bị buôn bán trái phép và đã đưa chúng thả về tự nhiên. Nguồn ảnh: Phùng Mỹ Trung

Cu li lùn, hay cu li nhỏ, có tên khoa học là Nycticebus pygmaeus, là một loài linh trưởng độc đáo thuộc phân họ cu li chỉ xuất hiện tại các khu rừng ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Nguồn ảnh: Phùng Mỹ Trung

Đây là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB theo quy định tại Nghị định 32/ 2006/ NĐ - CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ. Nguồn ảnh: Phùng Mỹ Trung

Chúng có vị trí đặc biệt trong nghiên cứu tiến hóa và thích nghi với đời sống trên cây. Nguồn ảnh: Phùng Mỹ Trung

Hiền lành, dễ thương nên loài culi được nhiều người ở Việt Nam nhận về nuôi làm cảnh mà không biết nó chứa chất độc có thể gây tử vong. Nguồn ảnh: Arkive

Các nhà nghiên cứu tìm thấy hợp chất ở cu li có chất độc. Nọc độc được kích hoạt bằng cách kết hợp mồ hôi từ cánh tay với nước bọt, gây nguy hiểm cho con người và có thể dẫn đến tử vong nếu không kịp thời cứu chữa. Nguồn ảnh: Arkive

Nọc độc của cu li ngoài tác dụng bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng, còn dùng để phòng vệ chống lại kẻ thù. Phần độc này nằm ở phần trong của cánh tay trước và được tiết ra cùng mồ hôi. Khi cu li liếm phải chất độc sẽ theo tuyến nước bọt, nên nếu không may bị loài này cắn, con mồi cảm thấy đau đớn toàn thân. Nguồn ảnh: Arkive

Là sinh vật bị cấm nuôi nhốt, nhưng nhiều người vẫn bất chấp nuôi con vật này làm cảnh. Để tránh bị độc, họ tàn nhẫn bằng cách bẻ hết những chiếc răng sắc nhọn của chúng để không bị cắn và truyền nọc độc. Hành động đó theo các nhà khoa học sẽ khiến cu li bị chảy máu và nhiễm trùng, dẫn đến chết. Nguồn ảnh: Arkive

Cu li còn gọi là "cù lần", "mắc cỡ" bởi theo dân gian, chúng không dám ngẩng mặt lên nhìn ban ngày vì nhút nhát, sợ hãi. Còn dưới góc nhìn khoa học, cu li có đôi mắt to và độ mở lớn nên có ích trong đêm tối hơn là ban ngày. Nguồn ảnh: Arkive

Vào ban ngày, độ mở lớn của mắt khiến chúng tiếp nhận cường độ ánh sáng nhiều hơn, có thể làm mù lòa, vì vậy chúng thường giấu mắt cuộn vào bên trong cơ thể, ngủ ngày. Nguồn ảnh: Arkive

Loài linh trưởng nguyên thủy này có nhiều điểm độc đáo khác với hầu hết các họ hàng là những loài vượn, khỉ khác. Với trọng lượng khi trưởng thành không đến 4 lạng, cu li lùn là loài linh trưởng nhỏ nhất Việt Nam, và là một trong những loài linh trưởng nhỏ nhất thế giới. Nguồn ảnh: Arkive

Nơi sống chủ yếu của cu li lùn là rừng thường xanh nguyên sinh hoặc thứ sinh. Chúng sống đơn độc, lặng lẽ, hoặc thành nhóm 3 - 4 con, di chuyển nhẹ nhàng chậm chạp chuyền từ cành này sang cành khác. Nguồn ảnh: Arkive

Để bảo vệ loài vật quý hiếm này, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân về bảo vệ động vật hoang dã, nhất là bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý hiếm. Nguồn ảnh: Arkive