Covid phải cách ly bao nhiêu ngày

Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19

Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19


1. Mục đích: Ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19).

2. Hình thức cách ly:

Cách ly y tế theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. 

3. Đối tượng cách ly:

Những người không có các triệu chứng nghi nhiễm nCoV (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây:  a) Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;  b) Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;  c) Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; d) Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào;  đ) Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ;  e) Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

4. Thời gian cách ly

a) Cách ly tối đa 14 ngày, số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam.  b) Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly. 

5. Tổ chức thực hiện cách ly 


5.1. Cán bộ y tế a) Tổ chức điều tra, lập danh sách người cần cách ly để ghi nhận thông tin về địa chỉ gia đình, nơi lưu trú, số điện thoại cá nhân, tên và số điện thoại của người khi cần liên hệ. Cung cấp số điện thoại của cơ quan y tế cho người được cách ly và gia đình, người quản lý nơi lưu trú. b) Phối hợp với chính quyền địa phương đến nhà hoặc nơi lưu trú của người được cách ly thông báo yêu cầu, mục đích, thời gian của việc cách ly cho người được cách ly và gia đình hoặc người quản lý nơi lưu trú; vận động tạo sự đồng thuận, tình nguyện thực hiện. Trong trường hợp đối tượng cách ly không thực hiện, áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế.  c) Hướng dẫn người được cách ly cách sử dụng và tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày và ghi chép kết quả đo, tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. d) Hướng dẫn thành viên trong gia đình người được cách ly và người quản lý nơi lưu trú cách thức khử trùng nơi ở như: lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình bằng xà  phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. đ) Theo dõi tình trạng sức khỏe và ghi nhận thông tin vào mẫu theo dõi sức khỏe của người được cách ly. Báo cáo kết quả theo dõi hàng ngày cho cơ quan y tế tuyến huyện. e) Thực hiện nghiêm các qui định về phòng chống lây nhiễm cho cán bộ y tế theo quy định của Bộ Y tế khi tiếp xúc với người được cách ly.  g) Hướng dẫn người được cách ly thu gom riêng khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải để gọn vào góc phòng của người được cách ly. Trong thời gian cách ly, nếu người được cách ly xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm. Hết thời gian cách ly, nếu người được cách ly không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì thu gom và xử lý như rác thải thông thường. h) Hướng dẫn và phát tờ rơi khuyến cáo phòng bệnh cho gia đình, người quản lý nơi lưu trú có người được cách ly để thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm trong hộ gia đình, nơi lưu trú. i) Báo cáo ngay cho y tế tuyến trên và chính quyền địa phương, phối hợp chuyển người được cách ly đến bệnh viện nếu người được cách ly có biểu hiện mắc bệnh như sốt, ho, khó thở trong quá trình theo dõi.  k) Ứng xử tận tình, chia sẻ, động viên và giúp đỡ người được cách ly khi thực hiện nhiệm vụ tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng của người được cách ly trong suốt quá trình theo dõi. l) Báo cáo kết quả cuối cùng cho y tế tuyến huyện và chính quyền địa phương ngay sau khi kết thúc thời gian cách ly.

5.2. Người được cách ly

a) Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét. b) Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly. c) Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. d) Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.  đ) Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.  e) Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. g) Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú. h) Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.  i) Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú. 

5.3. Thành viên trong hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly

a) Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc. b) Hàng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. c) Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly. d) Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. đ) Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu. g) Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú. 

5.4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cộng đồng nơi có người được cách ly

a) Tạo điều kiện, động viên, chia sẻ, giúp đỡ gia đình, nơi lưu trú và người được cách ly để người được cách ly yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi.     b) Chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly và tiến hành cưỡng chế cách ly y tế nếu người được cách ly không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để nghiên cứu, giải quyết./.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Trong trường hợp tiếp xúc với F0 thì người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về cách ly, vệ sinh môi trường, theo dõi tình trạng sức khỏe cũng như các kiểm tra để khẳng định việc nhiễm virus. Những người bệnh này thường cách ly 7 ngày sau khi có kết quả kiểm tra nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 âm tính hai lần được thực hiện bởi nhân viên y tế. Sau đó người bệnh vẫn tiếp tục theo dõi tình trạng sức khoẻ để có phương án xử trí kịp thời.

F0 là những người thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus - PCR cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Hoặc có thể là những người tiếp xúc gần và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên với SARS-CoV-2 là dương tính. Hoặc những người có biểu hiện, triệu chứng lâm sàng nghi ngờ mắc Covid-19 - là những ca bệnh nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2 và có các yếu tố dịch tễ. Thời gian cách nhau giữa hai lần xét nghiệm trong vòng 8 giờ kể từ khi phát hiện lần 1 dương tính với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ.

Đối với sinh phẩm thực hiện xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 phải nằm trong danh mục của Bộ Y tế cấp phép. Đồng thời phải đảm bảo quá trình xét nghiệm được thực hiện bởi nhân viên y tế.

F1 được xếp vào danh sách người tiếp xúc gần với các trường hợp như: Người có tiếp xúc trực tiếp với người mắc Fo thông qua hình thức trực tiếp như: bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp dưới da, cơ thể. Hoặc những người đeo khẩu trang và có tiếp xúc, cũng như giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, với những người nhiễm F0 trong khoảng thời gian tối thiểu 15 phút. Hoặc những người đeo khẩu trang và có tiếp xúc trong khoảng bán kính 2 mét với F0 đang trong thời kỳ lây truyền. Hoặc những người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị các trường hợp F0 đang trong thời kỳ lây truyền và không sử dụng đầy đủ các dụng cụ phương tiện phòng hộ cá nhân. Để xác định thời kỳ lây truyền từ ca bệnh F0 thì những người mắc F1 sẽ được tính từ hai ngày trước khi khỏi phát, còn với những ca bệnh không xuất hiện triệu chứng cụ thể thì thời kỳ lây truyền được tính khoảng hai ngày trước ngày được lấy mẫu và xét nghiệm có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Xét nghiệm RT-PCR hiện vẫn được xem như tiêu chuẩn vàng giúp phát hiện những người dương tính với virus SARS-CoV-2.

Covid phải cách ly bao nhiêu ngày

Tiếp xúc F0 cách ly bao nhiêu ngày sau khi dương tính là thắc mắc của nhiều người bệnh

Đối với những trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ khi đảm bảo đầy các điều kiện cách ly thì có thời gian cách ly 10 ngày với các kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 âm tính hai lần được thực hiện bởi nhân viên y tế. Bên cạnh đó, bệnh nhân F0 cần theo dõi thêm sức khoẻ tại nhà 7 ngày đồng thời hạn chế tiếp xúc và thực hiện nghiêm túc 5K. Đối với trường hợp F1 đã được tiêm đủ hai mũi vaccine tiếp xúc f0 cách ly bao nhiêu ngày? Trong trường hợp này người bệnh sẽ cách ly tại nhà 7 ngày. Đồng thời cũng thực hiện kiểm tra nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 âm tính hai lần được thực hiện bởi nhân viên y tế. Nếu kết quả âm tính thì có thể kết thúc cách lý và tự theo dõi sức khoẻ trong vòng 7 ngày tiếp theo. Và với đối tượng F1 vẫn nghiêm túc thực hiện nghiêm ngặt 5K.

Trong quá trình cách ly những người tiếp xúc với F0 cần hạn chế ra khỏi phòng riêng, đồng thời hạn chế tiếp xúc với những người trong gia đình và những người xung quanh nơi cư trú. Người bệnh cần thực hiện tự theo dõi sức khoẻ, và thường xuyên thực hiện các biện pháp cá nhân, đeo khẩu trang và thường xuyên thực hiện rửa tay bằng xà phòng hoặc rửa tay cùng với sử dụng dung dịch sát khuẩn. Những người thuộc diện cách lý cần khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng điện thoại về tình trạng sức khỏe cũng như tuân thủ nghiêm ngặt các nội dung cam kết khi thực hiện cách ly những người nhiễm bệnh tại nhà. Bên cạnh đó, người bệnh cách ly cần thông báo cho cán bộ y tế tại nơi cư trú như xã, phường, thị trấn theo dõi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều về các kết quả đo nhiệt độ cũng như kiểm tra tình trạng sức khoẻ.

Những người tiếp xúc với F0 cần thực hiện nghiêm các cam kết cũng như tuân thủ nghiêm ngặt 5K. Trong trường hợp người bệnh thấy có những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ như ho, sốt, mất vị giác, khó thở... cần báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.

Covid phải cách ly bao nhiêu ngày

Tiếp xúc f0 cách ly bao nhiêu ngày? Khoảng 7 ngày là thời gian mà bạn cần cách ly

Theo nghiên cứu của đại học tại London cho biết những người tiếp xúc với F0 nhưng vẫn không bị nhiễm covid-19, lý do có thể liên quan đến hoạt động của tế bào T-tế bào bạch cầu trong cơ thể. Trong nghiên cứu này được thực hiện trên 731 nhân viên y tế trong giai đoạn bùng phát dịch đầu tiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 58 người có kết quả xét nghiệm âm tính mặc dù những nhân viên y tế này liên tục làm việc trong môi trường có nguy cơ cao. Theo các nhà khoa học, những nhân viên y tế tiếp xúc với các mầm bệnh từ virus corona khác trong quá khứ như cúm và do quá trình này tạo nên trí nhớ miễn dịch cho cơ thể. Khi trí nhớ của tế bào T được hình thành thì một số người mắc bệnh cảm cúm có thể được kích hoạt lại trong trường hợp tiếp xúc với virus nCoV. Tế bào miễn dịch của cơ thể sẽ nhận diện được protein trong bộ máy sao chép các virus corona, đồng thời sẽ tạo ra các phản ứng đủ mạnh để đẩy lùi mầm bệnh gây nhiễm ở người ở giai đoạn sớm nhất. Vì thế, quá trình này sẽ giúp loại bỏ virus ra khỏi cơ thể trước khi những virus này có cơ hội gây ra tổn thương cho hệ miễn dịch của cơ thể. Và điều đó cho thấy virus corona cũng không có thời gian đủ lâu để tồn tại trong các niêm mạc mũi hoặc họng để có cơ hội phát triển thành các triệu chứng gây bệnh. Và hệ miễn dịch của cơ thể cũng không cần thiết phải tiết kháng thể dẫn đến khi thực hiện test nhanh hoặc test PCR đều cho kết quả âm tính.

Các chuyên gia và nhà khoa học cũng nhận định rằng những người tiếp xúc với virus có thể kích hoạt một phần hệ thống miễn dịch, nhưng quá trình này sẽ không đủ để xuất hiện triệu chứng. Chính những kết quả thu được này sẽ giải đáp cho câu hỏi: Tại sao tiếp xúc f0 nhưng không bị nhiễm. Những kết quả này cũng được xem như nền móng để tạo ra những vaccine nhắm mục tiêu vào tế bào T có khả năng bảo vệ miễn dịch một cách lâu dài thay vì việc hình thành các phản ứng kháng thể và sẽ bị suy yếu theo thời gian.

Giả thuyết thứ hai có thể được xem như lý do để giải thích những người tiếp xúc với F0 mà không bị nhiễm bệnh phải kể đến chính là đặc điểm di truyền. Các nhà nghiên cứu cho rằng một số người sở hữu bộ gen có khả năng kháng virus. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học New York và trường Y Ichan cho thấy gen RAB7A ở người được xem như thành phần quan trọng của nCoV được sử dụng để xâm nhập vào tế bào. Gen RAB7A có thể tồn tại trong thụ thể ACE2. Khi chúng ta bị lây nhiễm virus, thì ở giai đoạn đầu gen RAB7A sẽ gắn protein gai của mình với thụ thể. Với một số người đột biến gen RAB7A có thể khiến cho thụ thể ACE2 không hoạt động được, và như vậy thì nCoV không thể tìm được vị trí để gắn kết cũng như đi vào tế bào. Các chuyên gia cũng ghi nhận hiện tượng này ở những người bệnh bị nhiễm bệnh HIV với sự đột biến hiếm gặp đã vô hiệu hoá thụ thể CCR5 ở các tế bào bạch cầu, và điều đó giúp ngăn virus xâm nhập vào cơ thể. Phát hiện này thực sự hữu ích cũng như là tiền đề của thuốc kháng HIV. Hoặc các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận được trường hợp đặc biệt với hai người khỏi hoàn toàn HIV sau khi được cấy ghép tủy xương từ người hiến tạng có chứa gen kháng virus.

Ở những người có sở hữu gen kháng nCoV sẽ có những phản ứng miễn dịch khá mạnh đặc biệt trong các tế bào niêm mạc mũi, - nơi đầu tiên virus có khả năng tiếp xúc và phát triển. Và những người có gen ngăn virus thực hiện quá trình sao chép hoặc có thể pháp vỡ RNA của virus trong tế bào.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM: