Công văn số 139 bnv tl của bộ nội vụ năm 2024

Trả lời công văn số 2374/TTCP-TCCB ngày 05/11/2007 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra trong Công an nhân dân, Bộ Nội vụ có ý kiến như sau:

1. Về tên Thông tư đề nghị là: “Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra đối với thanh tra viên Công an nhân dân” cho phù hợp với quy định tại Điều 15 Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6015/VPCP-VX ngày 19/10/2007 của Văn phòng Chính phủ.

2. Về Mục I (đối tượng, phạm vi áp dụng):

Để thuận lợi trong quá trình thực hiện, Bộ Nội vụ đề nghị sửa lại Mục này theo 2 Khoản như sau:

- Khoản 1 Mục I: Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra và Thanh tra viên được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm theo quy định của pháp luật thuộc các tổ chức trong hệ thống thanh tra Công an nhân dân, gồm:

+ Thanh tra Bộ;

+ Thanh tra Tổng cục;

+ Thanh tra Bộ Tư lệnh Cảnh vệ;

+ Thanh tra Cục Quản lý trại giam, Cơ sở giáo dục và Trường giáo dưỡng;

+ Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Thanh tra Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Thanh tra thuộc Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh.

- Khoản 2 Mục I. Thanh tra viên ở nơi không có tổ chức thanh tra quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 63/2006/NĐ-CP ngày 23/6/2006 của Chính phủ.

3. Về Mục II (mức phụ cấp và cách tính trả):

- Đề nghị nghiên cứu trường hợp là sĩ quan chuyên môn kỹ thuật (đối tượng hưởng lương chuyên môn kỹ thuật và phụ cấp thâm niên vượt khung) được bổ nhiệm Thanh tra viên để bổ sung quy định về cách tính chế độ phụ cấp này cho phù hợp.

- Về kết cấu Mục II này đề nghị tham khảo cách thể hiện tại Thông tư liên tịch số 139/2007/TTLT-BQP-BNV-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, trong đó có hướng dẫn về phụ cấp đối với Thanh tra trong Quân đội để bảo đảm thống nhất trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an).

4. Về Mục III (nguồn kinh phí): Đề nghị trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính.

5. Về các nội dung khác, gồm: mức phụ cấp 15%, hiệu lực thi hành và thời Điểm tính hưởng chế độ phụ cấp thống nhất như dự thảo.

Riêng Khoản 3 Mục IV đề nghị sửa lại như sau: “Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc Công an các đơn vị, địa phương phản ảnh về liên Bộ (qua Bộ Công an) để nghiên cứu, giải quyết.”

Trên đây là ý kiến của Bộ Nội vụ, đề nghị Thanh tra Chính phủ tổng hợp, hoàn chỉnh để ban hành Thông tư./.

Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định danh sách các cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các phường thuộc đối tượng nêu trên để triển khai thực hiện./.

Bộ Nội vụ nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ do Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến theo công văn số 48/BDN ngày 24/01/2024.

Nội dung kiến nghị như sau: “Cử tri phản ánh: Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, dự kiến từ ngày 01/7/2024 sẽ tiến hành cải cách tiền lương lương mới sẽ bao gồm lương cơ bản chiếm 70% và 30% gồm các khoản phụ cấp.

Nhiều giáo viên băn khoăn khi đó sẽ không còn phụ cấp thâm niên nhà giáo, đặc biệt đối với các giáo viên đã công tác lâu năm. Cử tri mong muốn Bộ Nội vụ quan tâm khi xây dựng quy định mới để đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác và gắn bó với nghề.”

Chuyển xếp lương cũ sang lương mới bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng

Trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ về nội dung kiến nghị nêu trên, tại công văn số 1005/BNV-TL ngày 27/02/2024, Bộ Nội vụ cho biết: khoản 3 mục III Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã nêu: “thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo nguyên tắc bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng”.

Căn cứ Kết luận số 64-KL/TW ngày 18/10/2023 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII về kinh tế - xã hội năm 2023-2024, Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10/11/2023 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới (trong đó có chế độ tiền lương đối với đội ngũ giáo viên như ý kiến của cử tri nêu) trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII từ ngày 01/7/2024.

Cải cách tiền lương: Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề

Bộ Nội vụ nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Ninh do Ban Dân nguyện thuộc ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến. Theo đó, cử tri kiến nghị ngoài các đôi tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề như hiện nay, đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, bổ sung đối tượng là cán bộ, công chức còn lại cũng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

Bộ Nội vụ trả lời cử tri như sau: Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã quy định chế độ phụ cấp thâm niên nghề được áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm.

Trong quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều bất cập, theo đó tại tiết d điểm 3.1 khoản 3 Mục II Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã nêu khi cải cách tiền lương sẽ: “Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức)...”.