Cổng kết nối rs232 là gì

Cổng kết nối rs232 là gì

Đầu cắm chuẩn RS232 được sử dụng để trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị. Được thiết kế để trao đổi dữ liệu giữa DTE (Thiết bị nhận dữ liệu) hoặc PC và DCE (Thiết bị truyền dữ liệu) hoặc MODEM.

Cổng kết nối rs232 là gì

Nhu cầu trao đổi dữ liệu theo chuẩn RS232 xuất phát từ những hạn chế do chuẩn truyền dữ liệu song song. RS232 sử dụng giao thức truyền thông nối tiếp, trao đổi dữ liệu theo từng bit một.

Mặc dù chuẩn RS232 sau đó được thay thế bằng USB có tốc độ nhanh hơn (Universal Serial Bus) nhưng nó vẫn còn phổ biến ở một số khu vực. RS232 trước đây có 25 chân, bây giờ nó được thu nhỏ lại chỉ còn 9 chân.

Cấu hình chân RS232

Chín chân này được sắp xếp trong cổng như được hiển thị ở sơ đồ đầu nối RS232. Ở DCE và DTE hoàn toàn giống nhau ngoại trừ hướng truyền dữ liệu. Chín chân này được chia thành ba loại:

Cổng kết nối rs232 là gì

Số chân Tên chân Mô tả Các chân DATA (Chân truyền/nhận dữ liệu) 2 RXD Chân nhận dữ liệu 3 TXD Chân truyền dữ liệu Các chân điều khiển (Các chân này dùng để thiết lập giao diện và tránh mất dữ liệu) 1 CD Carrier Detect (Thiết lập bởi MODEM khi nhận được dữ liệu) 4 DTR Data Terminal Ready (Do PC thiết lập để chuẩn bị kết nối với MODEM) 6 DSR Data Set Ready (Được MODEM thiết lập để thông báo cho PC gửi/nhận dữ liệu) 7 RTS Request To Send (Do PC thiết lập để MODEM bắt đầu gửi dữ liệu) 8 CTS Clear To Send (Được MODEM thiết lập để thông báo cho PC đã sẵn sàng để nhận dữ liệu) 9 RI Được MODEM thiết lập để thông báo cho PC biết trạng thái kết nối Chân tham chiếu 5 GND Chân nối đất (Được sử dụng làm tham chiếu cho tín hiệu)

Các tính năng và thông số kỹ thuật của RS232

  1. RS232 sử dụng giao tiếp không đồng bộ nên không sử dụng xung clock.
  2. Logic '1' trên chân tương ứng điện áp trong dải từ -15V đến -3V và Logic '0' trên chân tương ứng điện áp trong dải từ + 3V đến + 15V.
  3. IC MAX232 có thể thiết lập dễ dàng giao diện RS232 với vi điều khiển .
  4. Giao tiếp dữ liệu song công của RS232 rất tiện lợi.
  5. Giao tiếp RS232 2 chân có thể được thiết lập dễ dàng nếu yêu cầu.
  6. Tốc độ truyền dữ liệu tối đa 19 Kbps (Kilobit/s)
  7. Dòng điện tối đa 500mA của các tín hiệu ở các chân của RS232
  8. Có thể giao tiếp trong khoảng cách 50 feet.

Nhược điểm của chuẩn giao tiếp RS232

  1. Không có chân cắm dành riêng cho thiết bị cấp nguồn (Không có VCC)
  2. Thêm chân giao tiếp
  3. Khó chuyển đổi điện áp giữa + 15v và -15v ở tốc độ cao hơn
  4. Tốc độ tối đa 19 Kb / giây
  5. Khoảng cách giao tiếp tối đa là 50 feet
  6. Nhiều chân hơn dẫn đến độ nhiễu cao hơn
  7. Chỉ một thiết bị duy nhất có thể được kết nối với đầu nối RS232 không giống như chuẩn I2C
  8. Cần phần cứng để chuyển đổi logic điện áp cao RS232 để tương thích với chuẩn logic TTL (bộ điều khiển và bộ xử lý)

Nơi ứng dụng chuẩn RS232

  1. Khi muốn có một giao diện giao tiếp đơn giản giữa hai thiết bị. Có thể dễ dàng thiết lập giao tiếp song công trên hai chân của cổng RS232.
  2. RS232 được sử dụng trong các hệ thống khó cấp xung clock. RS232 truyền theo kiểu không đồng bộ nên sẽ không dùng xung clock giữa hai thiết bị. Cần đặt tốc độ truyền bit dữ liệu cho mỗi thiết bị. Sau khi tốc độ truyền được đặt, các thiết bị sẽ lấy mẫu dữ liệu theo tốc độ truyền đã đặt.
  3. RS232 cũng được sử dụng để điều khiển thiết bị cụ thể mà không có độ trễ hoặc lỗi.
  4. Giao diện RS232 truyền dữ liệu với độ chính xác cao hơn, đây là một yêu cầu bắt buộc trong một số trường hợp.

Cách sử dụng kết nối RS232

Như đã đề cập trước đây, chúng ta không thể kết nối RS232 trực tiếp với bộ điều khiển, chúng ta cần IC MAX232 để chuyển tín hiệu điện áp cao về chuẩn điện áp TTL và ngược lại. Mạch ví dụ được hiển thị bên dưới.

Cổng kết nối rs232 là gì

Hình trên kết nối bộ điều khiển với RS232 thông qua chip chuyển đổi MAX232. Điện áp giao tiếp đạt đến mức cao nhất là + 15V và thấp nhất là -15V theo chuẩn RS232. Không thể sử dụng các mức điện áp này cho các linh kiện điện tử, vì vậy nên sử dụng IC trung gian là MAX232.

RS232 là gì? RS232 chắc không còn xa lạ gì đối với dân công nghệ nữa. Nhưng đối với những bạn không rành về chuyên môn này thì đó vẫn luôn là một câu hỏi. Chính vì thế hãy cùng Thuận Nhật tham khảo qua bài viết này nhé.

Rs232 là một chuẩn truyền thông hay được hiểu là một hình thức truyền dữ liệu nối tiếp. Đây là một chuẩn truyền thông mà phổ biến một thời hay còn có một cái tên khác là EIA/TIA-232-E. RS232 được phát hành đầu tiên vào năm 1962, trước đó RS232 có hai phiên bản được sử dụng phổ biến và lâu đời nhất là RS232B và RS232C, nhưng hiện nay trên thị trường chỉ còn thấy sự xuất hiện của RS232C.

Trong phần cứng của máy tính thường sẽ có 1 đến 2 cổng RS232 và được gọi tắt là COM. Cổng COM sẽ chia thành hai loại tùy theo đời máy hoặc main máy. Thông thường là 9 và 25 chân.

Cổng kết nối rs232 là gì
RS232 là gì?

Truyền thông nối tiếp chuẩn RS232 có hai chế độ truyền dữ liệu trong giao tiếp:

  • Truyền dữ liệu không đồng bộ: Các bit dữ liệu không được đồng bộ hóa bởi xung đồng hồ.
  • Truyền dữ liệu đồng bộ: Các bit dữ liệu được đồng hóa bởi xung đồng hồ.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động RS232

Cấu tạo của RS232:

RS232 có hai loại là 9 và 25 chân. Loại 25 chân sẽ được sử dụng cho nhiều ứng dụng, nhưng không sử dụng toàn bộ hết 25 chân. nên đầu nối 9 chân được sử dụng thuận tiện hơn cho các thiết bị kết nối với nhau.

Cổng kết nối rs232 là gì
RS232 loại 9 và 25 chân

Nguyên lý hoạt động của RS232:

  • RS232 hoạt động với chế độ giao tiếp hai chiều trao đổi dữ liệu với nhau. Hai thiết bị sẽ được kết nối với nhau gồm DTE( thiết bị đầu cuối) xử lý dữ liệu số và DCE ( thiết bị truyền dữ liệu) có các chân như TXD, RXD, RTS, CTS,…
  • Nguồn DTE, RTS tạo yêu cầu gửi dữ liệu. Sau đó DCE và CTS sẽ xóa đường dẫn nhận dữ liệu. Sau khi xóa đường dẫn, nó sẽ đưa ra tín hiệu cho RTS của nguồn DTE gửi dữ liệu. Các bit được truyền từ DTE sang DCE.
  • Nguồn DCE đưa ra yêu cầu được tạo bởi RTS và CTS ở bộ nguồn DTE, xóa đường dẫn dữ liệu và đưa ra tín hiệu để gửi dữ liệu.

3. Đặc điểm của RS323 là gì?

RS323 đã từng là một chuẩn truyền thông với nhiều ưu điểm. Vậy ưu điểm nào khiến chúng dduocj sử dụng phổ biến:

  • RS232 có khả năng chống nhiễu tốt ở các cổng nối tiếp cao.
  • Có thể tháo lắp các thiết bị ngoại vi ngay cả khi máy tính đang được cấp điện.
  • Các mạch điện đơn giản, có thể nhận được điện áp nguồn nuôi qua cổng nối tiếp.
  • RS323 có mức giới hạn từ -12V đến +12V. Cố định trở kháng tải trong phạm vi từ 3000 – 7000 ôm.
  • Mức logic 1 có điện áp từ -3V đến -12V và mức logic 0 có điện áp từ +-3V đến 12V.
  • Tốc độ truyền nhận dữ liệu là 100kbps, các lối vào có điện dung nhỏ hơn 2500 pF.
  • Trở kháng tải lớn hơn 3000 ôm và nhỏ hơn 700 ôm.
  • Độ dài cáp nối giữa máy tính và thiết bị ngoại vi ghép nối không vượt qua 15m

Những nhược điểm còn hạn chế của RS232:

  • Tốc độ truyền dữ liệu còn khá chậm so với hiện nay. Chỉ có thể đạt ở mức 20kilobyte/s.
  • So với các cổng truyền thông khác thì khả năng kết nối với các thiết bị kém hơn.
  • RS232 không được sử dụng để kéo đi xa vì dây có giới hạn là 15m.

4. Ứng dụng của RS232 trong đời sống.

Ngày nay RS232 đã được ít sử dụng hơn trước. Chỉ còn một vài thiết bị sử dụng cổng truyền thông này. Ví dụ như: