Công chúa gọi Thái thượng hoàng là gì

Mình có vài thắc mắc về chức vị và xưng hô trong hoàng tộc, mong đc giải đáp.

I) Chức vị:

1) Hoàng tử, thái tử, hoàng thái tử khác nhau thế nào? Có phải hoàng tử là con vua, nếu đc chỉ định truyền ngôi thì gọi là hoàng thái tử (gọi tắt là thái tử)? 2) Vợ và thiếp của hoàng tử / thái tử / hoàng thái tử gọi là gì? 3) Quận chúa và công chúa khác gì nhau? Nếu vua lên ngôi thì công chúa có thành quận chúa ko? 3) Những cách gọi trong gia phả của vua như thái hậu (mẹ vua), thái phi, hoàng thái hậu, thái hoàng thái hậu,... là ý nghĩa sao? 4) Khi vua lên ngôi thì chức vị những ng` thân liên quan có tự "thăng cấp / điều chỉnh" ko? Có cần chiếu dụ của vua sắc phong hay ko?

II) Xưng hô:

1) Những ng` trong hoàng tộc tự xưng là gì? Ví dụ: vua xưng trẫm, hoàng hậu xưng bản cung, vương gia xưng bản vương,... Mình thắc mắc công chúa, hoàng tử, thái hậu, thái thượng hoàng tự xưng thế nào? 2) Khi họ nói chuyện với những ng` khác như trưởng bối thì cách xưng hô thế nào? Ví dụ như hoàng thượng nói với thái hậu (mẹ ruột và ko mẹ ruột khác nhau không), hay thái hậu gọi hoàng thượng là gì?

Xin cám ơn rất nhiều. Mình đọc truyện đôi khi thấy chức vị hay xưng hô cứ thay đổi tùy truyện. :-(


I/ 1. Chuẩn rồi đó bạn, hoàng tử là con vua, chỉ định truyền ngôi thì là tử 2. Vợ của thái tử gọi là thái tử phi, còn vợ của hoàng tử thì hình như gọi là hoàng phi 3. Công chúa là con gái của vua, em gái của vua cũng là công chúa Quận chúa là em gái hoặc con gái của vương gia 4. Thăng cấp còn tùy, ví dụ vương gia làm phản thì mới auto thăng cấp cho những người có liên quan II/ 1. Ngoài ta,ngươi,....còn thì ở vị trí nào thì xưng hô thế, trừ trẫm vs bản cung là đặc biệt thôi 2. Trong hoàng tộc nếu là mẹ ruột thì là mẫu hậu, mẫu phi còn nếu k ruột thì cứ thái hậu mà phang thôi Gọi cô gì chú bác thì cứ thêm chữ hoàng vào, ví dụ hoàng thúc, hoàng muội,....

Nguyên văn bởi tucuibap: I/ 1. Chuẩn rồi đó bạn, hoàng tử là con vua, chỉ định truyền ngôi thì là tử 2. Vợ của thái tử gọi là thái tử phi, còn vợ của hoàng tử thì hình như gọi là hoàng phi 3. Công chúa là con gái của vua, em gái của vua cũng là công chúa Quận chúa là em gái hoặc con gái của vương gia 4. Thăng cấp còn tùy, ví dụ vương gia làm phản thì mới auto thăng cấp cho những người có liên quan II/ 1. Ngoài ta,ngươi,....còn thì ở vị trí nào thì xưng hô thế, trừ trẫm vs bản cung là đặc biệt thôi 2. Trong hoàng tộc nếu là mẹ ruột thì là mẫu hậu, mẫu phi còn nếu k ruột thì cứ thái hậu mà phang thôi

Gọi cô gì chú bác thì cứ thêm chữ hoàng vào, ví dụ hoàng thúc, hoàng muội,....

Cám ơn bạn nhiều lắm! I/ 4) Cái "thăng cấp" thì ý mình là như thái tử lên ngôi, như vậy anh em của thái tử thì có tự động đc gọi là vương gia hay không? Còn hoàng hậu lúc trc có đc gọi là thái hậu hay không (hay chỉ là thái phi nếu đó ko phải mẹ ruột)? Hình như anh em của thái tử sẽ đc lên là "vương gia", ngang với mấy vị "vương gia" lúc trc có phải ko? Mình từng nghe thái hậu phải là mẹ ruột của vua phải không bạn? Dù ng` đó trc kia là hoàng hậu, nhưng nếu con của phi tần khác lên ngôi thì ng` phi tần đó đc gọi là thái hậu, còn hoàng hậu thì gọi là thái phi. Nếu phi tần kia đã mất thì lúc bấy giờ hoàng hậu mới đc gọi là thái hậu. Cái này có đúng ko? II/ 1) Mình thấy thái hậu đôi khi trong phim hay truyện tự xưng là "ai da", có phải chuẩn luôn không? 2) Xưng hô hoàng tộc mình thấy đôi khi không thống nhất. Vài ví dụ như: a) Mẹ vua nói với vua: "Hoàng thượng có thấy ......" (trong phim Hoàn Châu Công Chúa), hay như "Hoàng nhi có thấy ......" (ko nhớ phim hay truyện nào, nhưng mà từng thấy cách xưng hô thế này). b) Vua xưng "trẫm", gọi anh em của cha mình, tức là vương gia, là "hoàng thúc". Còn vị vương gia này xưng là "thần", gọi vua là "hoàng thượng". Mình không rõ hoàng hậu / phi tần xưng hô và gọi thái hậu là gì? Mình nghĩ, ví dụ, nói là "bản cung có chuyện muốn tâu với thái hậu" vậy có đc không? Hay là "thần thiếp có chuyện muốn tâu với thái hậu"? Mình thấy hoàng thất vai vế / quyền lực phức tạp.

I. - Bất cứ vua nào lên ngôi đều sẽ ban chiếu gia phong cho mẹ ruột của mình là thái hậu. Còn tất cả các phi tần khác của tiên hoàng được gọi là thái phi II. 1. Thái hậu xưng hô là "ai gia" nha :3 2. a) Những lúc kiểu nghiêm túc hoặc là lúc đang kiểu bực bội với hoàng thượng thì sẽ xưng hô là hoàng thượng. Những lúc kiểu tình cảm hưn thì xưng hô là hoàng nhi b) mình thấy cái này là hết sức bình thường mà. Không có gì là không thống nhất cả Còn về xưng hô với thái hậu: nếu mà quan hệ đối lập hoặc không thân thiết thì xưng hô là bản cung (tại vì phi tần, công chúa gì đó đều là người làm chủ một cung. Thậm chí hoàng tử cũng xưng hô bản cung được cơ). Còn nếu là người cùng phe thái hậu thì xưng thần thiếp cho tình cảm

Thái tử gọi hoàng hậu là mẫu hậu dù thái tử ko phải con hoàng hậu. Trong Bao Thanh Thiên, Nhân tông là con Bát Hiến Vương nhưng gọi Hoàng Hậu là mẫu hậu, gọi mẹ là Vương Phi. Sau khi thái tử lên ngôi hoàng hậu thành thái hậu còn phi tần khác thì có 2 phương án. 1 là chôn theo vua cũ, 2 là vào chùa đi tu, 3 là cho về quê. Võ Tắc Thiên, sau khi vua cũ chết bị bắt đi tu sau đó chặn kiệu vua mới và ông này lấy về. (đúng rồi, loạn luân đấy). Còn thời chiến quốc thì chôn sạch. Vua tự xưng trẫm, cô gia, quả nhân.

Page 2

Nguyên văn bởi tengiday: Mình có vài thắc mắc về chức vị và xưng hô trong hoàng tộc, mong đc giải đáp.

I) Chức vị:

1) Hoàng tử, thái tử, hoàng thái tử khác nhau thế nào? Có phải hoàng tử là con vua, nếu đc chỉ định truyền ngôi thì gọi là hoàng thái tử (gọi tắt là thái tử)? 2) Vợ và thiếp của hoàng tử / thái tử / hoàng thái tử gọi là gì? 3) Quận chúa và công chúa khác gì nhau? Nếu vua lên ngôi thì công chúa có thành quận chúa ko? 3) Những cách gọi trong gia phả của vua như thái hậu (mẹ vua), thái phi, hoàng thái hậu, thái hoàng thái hậu,... là ý nghĩa sao? 4) Khi vua lên ngôi thì chức vị những ng` thân liên quan có tự "thăng cấp / điều chỉnh" ko? Có cần chiếu dụ của vua sắc phong hay ko?

II) Xưng hô:

1) Những ng` trong hoàng tộc tự xưng là gì? Ví dụ: vua xưng trẫm, hoàng hậu xưng bản cung, vương gia xưng bản vương,... Mình thắc mắc công chúa, hoàng tử, thái hậu, thái thượng hoàng tự xưng thế nào? 2) Khi họ nói chuyện với những ng` khác như trưởng bối thì cách xưng hô thế nào? Ví dụ như hoàng thượng nói với thái hậu (mẹ ruột và ko mẹ ruột khác nhau không), hay thái hậu gọi hoàng thượng là gì?

Xin cám ơn rất nhiều. Mình đọc truyện đôi khi thấy chức vị hay xưng hô cứ thay đổi tùy truyện. :-(

I-1. Đúng rồi bạn. 2. Vợ thái tử gọi là Đông cung thái tử phi hay gọi tắt là thái tử phi. 3. Quận chúa là con của các vị vương. Quận chúa là em hay cháu của các hoàng đế đương thời. Đôi khi, một số vị quận là con gái nuôi của các vương gia cũng được phong làm quận chúa như Nguyệt Anh quận chúa. 4. Tại Trung Quốc: Hoàng thái hâu (gọi tắt là thái hậu) : mẹ vua Thái hoàng thái hậu: mẹ của của vua, bà vua Thái thái hoàng thái hậu: bà cố của vua Thái thái thái hoàng thái hậu(hy hữu xảy ra) : mẹ của bà cố vua ... Khi vua mới lên ngôi sẽ ban mẹ ruột mình là Hoàng thái hậu, nếu mẹ ruột mất rồi sẽ ban Hoàng hậu của vua cũ là Hoàng thái hậu. Tại Việt Nam: các chúa Trịnh, chúa Nguyễn tôn mẹ là Vương thái phi (王太妃), bà của chúa là Thái tôn thái phi (太尊太妃). Có khi gọi chung là Quốc mẫu (國母) hay Quốc thái mẫu (國太母). Ở lịch sử Hàn Quốc, nhà Triều Tiên, mẹ vua là Vương đại phi (王大妃) hoặc Đại phi (大妃), bà vua là Đại vương đại phi (大王大妃), vốn dĩ các vua Triều Tiên không bao giờ dám xưng Đế và vợ chính của họ chỉ là Vương phi thay vì Hoàng hậu, nên không có chữ Hoàng, cũng không dám dùng chữ Thái. 5. Do vua mới ban. II. 1. Tùy nước, tại Tung Của thì vua xưng trẫm hoặc theo triều đại (Thời Xuân Thu – Chiến Quốc xưng quả nhân, Thời Tần: Trẫm,...) , hoàng hậu và vương phi có cung riêng xưng bản cung, hoặc công chúa, quận chúa hoặc các cấp bậc khác có phủ riêng sẽ xưng bản phủ, thái hậu xưng ta hoặc một số thời là lão thân hoặc ai gia (thời Thanh), còn lại xưng ta. + Tại Triều Tiên ( nay tách thành Triều Tiên và Hàn Quốc) thì vua xưng quả nhân là đa số, còn lại giống Trung Quốc + Tại Việt Nam giống Trung quốc. 2. Khi nói chuyện với nhau, vua tự xưng trẫm hoặc quả nhân như nói chuyện với người khác, thái hậu cũng phải gọi hoàng thượng là hoàng thượng hoặc bệ hạ, đôi khi có thể gọi là hoàng nhi;... Thái tử và hoàng tử, công chúa sẽ gọi mẹ ruột mình là mẫu hậu, còn đối với phi tử khác thì xưng hô theo cấp, ví dụ: Đức phi (nương nương), Hoàng hậu (nương nương), Trịnh tài nhân, Trịnh tiệp dư,...

Cho ta hỏi chút nhé các nàng, trong thời Trung cổ, chị gái hoặc em gái của vua được gọi là gì? Với cả nếu chị hoặc em gái vua sinh con trai và con gái thì gọi là gì thế? *Cảm ơn cả nhà nha* <33

Ảnh minh họa

- Về cách gọi tên trong hoàng tộc, Việt Nam chịu ảnh hưởng của các triều vua Trung Hoa, viết hoa chữ cái đầu.

Cha vua nếu chưa từng làm vua gọi là Quốc lão; nếu đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con gọi là Thái thượng hoàng. Mẹ vua nếu chồng chưa từng làm vua: Quốc mẫu; nếu chồng đã từng làm vua: Thái hậu.

Vua: Hoàng thượng. Vua của đế quốc (thống trị các nước chư hầu): Hoàng đế. Vợ vua: Hoàng hậu hoặc Hoàng hậu nương nương.

Anh trai vua: Hoàng huynh. Chị gái vua: Hoàng tỷ. Em trai vua: Hoàng đệ. Em gái vua: Hoàng muội.

Bác vua: Hoàng bá. Chú vua: Hoàng thúc. Cậu vua: Quốc cữu. Cha vợ vua: Quốc trượng.

Con trai vua: Hoàng tử; nếu được chỉ định sẽ lên ngôi: Đông cung Thái tử hoặc Thái tử. Vợ Hoàng tử: Hoàng tức. Vợ Đông cung Thái tử: Hoàng phi. Con gái vua: Công chúa. Con rể vua: Phò mã.

Con trai trưởng vua chư hầu: Thế tử. Con gái vua chư hầu: Quận chúa. Chồng quận chúa: Quận mã.

Trong xưng hô thì không viết hoa, như dưới đây:

Vua tự xưng quả nhân (dùng cho tước nào cũng được); trẫm (chỉ dùng cho Hoàng đế hoặc Vương); cô gia (chỉ dùng cho Vương trở xuống).

Vua gọi các quần thần: chư khanh, chúng khanh; gọi cận thần (được sủng ái): ái khanh; gọi vợ (được sủng ái): ái phi; gọi vua chư hầu: hiền hầu.

Vua, Hoàng hậu gọi con (khi còn nhỏ): hoàng nhi. Các con tự xưng với vua cha: nhi thần. Các con gọi vua cha: phụ hoàng. Các con vua gọi mẹ: mẫu hậu.

Các thê thiếp (bao gồm cả vợ) khi nói chuyện với vua xưng: thần thiếp. Hoàng thái hậu nói chuyện với các quan xưng là: ai gia.

Các quan tâu vua: bệ hạ, thánh thượng. Các quan tự xưng khi nói chuyện với vua: hạ thần; khi nói chuyện với quan to hơn (về phẩm hàm): hạ quan; khi nói chuyện người dân: bản quan.

Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là: nô tài. Cung nữ chuyên phục dịch xưng là: nô tì.

Người dân gọi quan là đại nhân, khi nói chuyện với quan xưng là: thảo dân.

Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư,... gọi là nha dịch/ nha lại/ sai nha.

Nhà quyền quý, con trai: công tử; con gái: tiểu thư. Đầy tớ các gia đình quyền quý gọi ông chủ: lão gia; gọi bà chủ: phu nhân; gọi con trai chủ: thiếu gia; tự xưng khi nói chuyện với bề trên: tiểu nhân.

Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến: tiểu đồng.

Ngoài ra, đối với các quan còn có kiểu thêm họ vào trước chức tước, thành tên gọi. Ví dụ: Quách công công, Lý tổng quản, Lưu hoàng thúc...

* Giữa hai cách viết “Ôm rơm nặng bụng” và “Ôm rơm rặm bụng”, xin cho biết cách viết nào đúng? (Mỹ Hà, Liên Chiểu, Đà Nẵng).

- “Ôm rơm rặm bụng” là cách viết/ nói đúng. Về từ rặm, Từ điển tiếng Việt giải thích: “Hơi chói và khó chịu như có cái gì đâm khẽ vào da: Quạt thóc xong thấy rặm người; Rặm mắt”.

Về nghĩa của thành ngữ “Ôm rơm rặm bụng” từ điển giảng: (Khẩu ngữ) ví việc làm không đâu, không phải việc của mình nhưng cứ làm, nên không những không mang lại lợi ích mà còn tự gây vất vả, phiền phức cho mình.

Theo Báo Đà Nẵng

Video liên quan

Chủ đề