Công an phường được tạm giữ người bao lâu

Luật sư cho biết thời hạn tạm giữ người nghi vi phạm tối đa là 9 ngày. Nếu không đủ căn cứ khởi tố, cơ quan công an phải trả tự do cho người bị tạm giữ.

Gửi câu hỏi về Zing, anh Bùi Hoàng Sơn (Vũ Thư, Thái Bình) thắc mắc: "Em trai tôi uống rượu say rồi bị công an tạm giữ vì gây rối trật tự công cộng. Sau tối đa bao lâu em tôi sẽ được thả? Và theo quy định pháp luật, em tôi sẽ bị xử lý như nào?"

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Giám đốc điều hành Văn phòng Luật sư Kết nối) cho biết tùy tính chất, mức độ của hành vi, công an sẽ trả tự do hoặc tạm giam em trai anh Sơn sau khi hết thời hạn tạm giữ.

Khoản 1, Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày kể từ khi cơ quan chức năng nhận người bị bắt giữ, áp giải người bị bắt giữ về trụ sở, hoặc kể từ khi cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

Hết thời hạn trên, cơ quan điều tra được phép gia hạn tạm giữ thêm tối đa 2 lần, mỗi lần không quá 3 ngày. Như vậy, thời hạn tạm giữ người vi phạm tối đa có thể là 9 ngày.

Trường hợp không đủ căn cứ khởi tố bị can thì cơ quan điều tra sẽ trả tự do cho người bị tạm giữ. Trường hợp hành vi rõ ràng, có căn cứ khởi tố thì cơ quan điều tra sẽ chuyển sang tạm giam.

Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015, tùy thuộc tính chất và mức độ nghiêm trọng, hành vi Gây rối trật tự công cộng của em trai anh Sơn có thể bị xử phạt hành chính, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. Mức phạt nhẹ nhất là phạt tiền 5 triệu đồng còn nặng nhất là phạt tù 7 năm.

Mục đích, điều kiện, thủ tục, thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính.

Tạm giữ người theo thủ tục hành chính là một biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.

Căn cứ các điều 122, điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012,  thì tạm giữ hành chính được hiểu như sau:

1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

2. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.

4. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.

5. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.

Cơ quan có chức năng phòng, chống vi phạm pháp luật mà thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ.

Đối với tàu bay, tàu biển, tàu hỏa khi đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ và phân công người thực hiện việc tạm giữ.

6. Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.

7. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;

b) Trưởng Công an cấp huyện;

c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;

d) Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;

đ) Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;

e) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;

g) Đội trưởng Đội quản lý thị trường;

h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;

i) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;

k) Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;

l) Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;

m) Cấp phó của những người có thẩm quyền quy định từ điểm a) đến điểm l) nêu trên giao quyền - ủy quyền.

CÔNG TY LUẬT THÀNH VĂN thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh. 

Chúng tôi nhận cung cấp dịch vụ pháp lý trên phạm vi toàn quốc. Bao gồm Luật sư tranh tụng và Luật sư tư vấn.

Điện thoại liên hệ: 0274.380.3084

Số di động khi cần gấp Luật sư: 0978.172125 (Luật sư Nguyễn Văn Hiệp)

Địa chỉ email:

  Địa chỉ Bình Dương: 133 đường Lê Lợi, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (gần Tòa nhà Hành chính tỉnh Bình Dương);

  Địa chỉ tại Long An: Số 43, Ô 6, Khu B, thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An;

 Địa chỉ tại TP.HCM: số 200/9 Nguyễn Hữu Tiến, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh (Ngay cổng tòa Quận Tân Phú).


Bị tạm giữ bao nhiêu ngày nếu bị tình nghi là một vấn đề đáng lưu tâm trong trường hợp NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ theo thủ tục tố tụng hình sự. Sau đây, Luật Long Phan PMT chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc một vài thông tin hữu ích về thời hạn tạm giữ hình sự, thẩm quyền tạm giữ đối với người bị tình nghi.

Thời hạn tạm giữ đối với người bị tình nghi

Tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự

Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự là biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Việc áp dụng biện pháp tạm giữ người nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm bỏ trốn, đồng thời phục vụ cho quá trình điều tra, xác minh hành vi phạm tội và quyết định việc khởi tố bị can, tạm giam hoặc trả tự do cho người bị tình nghi.

Thẩm quyền tạm giữ đối với người bị tình nghi

Cơ quan điều tra thực hiện biện pháp tạm giữ người khi được phê chuẩn lệnh bắt giữ. Thẩm quyền ra quyết định tạm giữ đối với người bị tình nghi được quy định tại khoản 2 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người bị tình nghi bị bắt giữ sau khi được phê chuẩn lệnh bắt giữ. Cụ thể:

  • Thẩm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh,… những người có thẩm quyền khác theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 110 BLTTHS 2015. Nhìn chung, những người có thẩm quyền trong trường hợp này là những người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý từng khu vực;

Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời khỏi sân bay, bến cảng.

Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ

  • Trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang

Bất cứ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Sau đó, cơ quan tiếp nhận người tình nghi lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo cho cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 117 BLTTHS tiến thành thủ tục tạm giữ (khoản 1 Điều 111 BLTTHS).

  • Thẩm quyền trong trường hợp bắt người đang bị truy nã

Khi có quyết định truy nã của người, cơ quan có thẩm quyền thì bất cứ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị truy nã đế cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải người bị bắt hoặc báo cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền (khoản 1 Điều 112 BLTTHS)

  • Trong trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú

Sau khi người phạm tội đến cơ quan Công an tự thú, đầu thú thì những người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp tại khoản 2 Điều 110 BLTTHS ra quyết định tạm giữ đối với người đó.

>>> Xem thêm: Trường hợp nào được phép bắt người

Thời hạn tạm giữ theo thủ tục hình sự

Thời hạn tạm giữ người bị tình nghi tối đa là 09 ngày

Mục đích tạm giữ người là nhằm phục vụ quá trình điều tra, xác minh tội phạm do đó thời hạn tạm giữ thường không quá dài. Theo quy định, thời hạn tạm giữ người không quá 3 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra nhận người bị tình nghi về trụ sở của mình hoặc kể từ khi có quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

Trong trường hợp cần thiết, để phục vụ hoạt động điều tra người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 3 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần hai nhưng không quá 3 ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn.

Trong khi tạm giữ nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do cho người bị tạm giữ.

Như vậy, người bị tình nghi có thể bị tạm giữ tối đa 09 ngày, gia hạn tạm giữ tối đa 02 lần và phải được Viện kiểm sát phê chuẩn. Trong trường hợp người bị tạm giữ bị khởi tố thì thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

Vai trò luật sư giải quyết vấn đề khi người bị tình nghi bị tạm giữ

Người bị tình nghi trong thời hạn tạm giữ sẽ bị hạn chế nhiều quyền và lợi ích hợp pháp. Những người bị tạm giữ thường muốn nhanh chóng kết thúc thời hạn tạm giữ, để được trả tự do. Việc bị áp dụng biện pháp tạm giữ cũng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống và công việc của người bị tạm giữ. Do vậy, việc lựa chọn một luật sư để giải quyết cũng như bảo vệ quyền lợi cho mình là một giải pháp tối ưu khi bị tạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự. Vai trò của luật sư khi được khách hàng ủy thác giải quyết khi bị tạm giữ có thể là:

  • Thu thập, tài liệu chứng cứ có lợi cho khách hàng để làm căn cứ trả tự do cho người bị tạm giữ;
  • Khiếu nại, tố cáo đối với những hành vi trái pháp luật của Cơ quan điều tra đối với người bị tạm giữ trong quá trình điều tra;
  • Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả tự do cho thân chủ mình;
  • Xử lý vụ việc khi người bị tạm giữ bị khởi tố hình sự;

Đây là những vai trò điển hình của luật sư trong giải quyết vấn đề khi người bị tình nghi bị tạm giữ. Việc có sự có mặt của luật sư sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ hơn, rút ngắn thời hạn tạm giam đối với người bị giữ.

Tựu trung những vấn đề nêu trên, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc cụ thể về thời hạn tạm giữ đối với người bị tình nghi cũng như những vấn đề liên quan khác như thẩm quyền tạm giữ, trường hợp tạm giữ. Nếu có vấn đề khác liên quan đến trường hợp tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự cần được hỗ trợ, giải đáp TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ, bạn đọc có thể liên hệ qua tổng đài 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HÌNH SỰ tư vấn. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ đề