Con rắn cắn con gà thì như thế nào năm 2024

Theo ThS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai mùa hè là mùa rắn sinh sôi phát triển nên trong vòng một tháng trở lại đây, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện. Hiện tại, Trung tâm đang điều trị cho 6 ca bị rắn độc cắn.

Cách xua đuổi và sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Nguồn VTV1

Nửa tháng, bị rắn hổ mang cắn 2 lần

Bệnh nhân Ngô Quang Ph., 61 tuổi, ở Tiên Du, Bắc Ninh làm nghề buôn cua, bán rắn đã mấy chục năm nay. Trong lúc đang bắt rắn hổ mang để bán cho khách, bất ngờ bệnh nhân đã bị rắn cắn vào tay. Bệnh nhân vào Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai lúc 19h ngày 10/7/2016 trong tình trạng bị liệt hô hấp nên khó thở, cứng cơ và có dấu hiệu bị hoại tử xung quanh vùng bị rắn cắn. Bác sĩ kết luận bệnh nhân bị ngộ độc nặng do bị rắn hổ mang cắn trên nền một bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và đã từng bị rắn hổ mang cắn nửa tháng trước.

Trường hợp khác, một bệnh nhân nam, 45 tuổi, ở Thanh Liêm, Hà Nam đang đi đánh lưới ngoài đồng thì bị rắn cặp nia (khúc đen khúc trắng) cắn vào tay. Thấy vết cắn ở tay sưng đỏ và có dấu hiệu khó thở, người nhà đã tìm đến nhà thầy lang ở gần làng để lấy thuốc uống và lấy gan gà để đắp. Tuy nhiên, theo lời người nhà bệnh nhân, mặc dù đã uống thuốc và đắp gan gà theo kinh nghiệm của thầy lang nhưng tình trạng của bệnh nhân ngày càng nặng hơn: Bệnh nhân khó thở, tím tái, co cơ, không nói được. Lúc đó gia đình mới chuyển bệnh nhân đến BV huyện Phủ Lý, Hà Nam rồi sau đó được chuyển thẳng đến Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai.

Vùng tay bị rắn cắn của bệnh nhân có dấu hiệu bị hoại tử.

BS Nguyên nhấn mạnh, sai lầm lớn nhất của những bệnh nhân khi bị rắn cắn là cứ loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu, chỉ đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) thì mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế. BS Nguyên khuyến cáo: Sau khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời.

Các bước sơ cứu nên làm là:

- Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng.

- Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.

- Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.

- Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..).

Không sử dụng các biện pháp sau:

- Garô: Garô tức là làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể), gây đau, rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garô.

- Trích, rạch, trâm, chọc tại vùng vết cắn: Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,...nhiễm trùng nặng thêm).

- Hút nọc độc: Các thiết bị hút không có hiệu quả và thậm chí còn làm vết thương nặng thêm.

- Gây điện giật, chườm đá, sử dụng “hòn đá chữa rắn cắn”: không đem lại lợi ích.

- Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo: Nhiều thuốc y học dân tộc dùng dạng uống đặc biệt dễ gây nguy hiểm thêm cho nạn nhân: gây co giật (vì có chứa mã tiền), đau bụng, nôn, ỉa chảy rất nặng…

- Cố gắng bắt hoặc giết rắn: Nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng. Tuy nhiên, ngay cả đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người, cần cẩn thận khi mang rắn.

Chăm sóc cho bệnh nhân bị rắn cắn tại Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai.

Đề phòng rắn cắn

Cũng theo BS Nguyên, mặc dù trong hai họ rắn thường gặp ở nước ta, rắn hổ có thể chủ động tấn công người nhưng trên thực tế, phần lớn các trường hợp bị rắn cắn là do con người chủ động bắt rắn hoặc trêu rắn (vô tình hoặc cố ý làm cho rắn cảm thấy bị đe doạ). Trong lao động để tránh được hoàn toàn không bị rắn cắn là rất khó. Các bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để giúp giảm nguy cơ bị rắn cắn:

- Biết về loại rắn trong vùng, biết khu vực rắn thích sống hoặc ẩn nấp. Biết về thời gian trong năm, trong ngày và kiểu thời tiết nào rắn thường hoạt động nhất.

- Đặc biệt cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, khi có lũ lụt, mùa màng thu hoạch và thời gian ban đêm.

- Cố gắng đi ủng, dày cao cổ và quần dài, đặc biệt khi đi trong đêm tối, đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ.

- Dùng đèn nếu ở trong bóng tối hoặc vào ban đêm.

- Càng tránh xa rắn thì càng tốt: không biểu diễn rắn, không đe doạ rắn, không cầm, không trêu rắn ngay cả khi rắn đã chết. Đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người. Không bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.

- Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất; Không để trẻ em chơi gần khu vực có rắn.

- Không sống ở gần các nơi rắn thích cư trú hoặc thích đến như các đống gạch vụn, đống đỏ nát, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật của gia đình.

- Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không, nếu có thể thì tránh các kiểu cấu trúc nhà tạo điều kiện thuận lợi cho rắn ở (như nhà mái tranh, tuờng xây bằng rơm, bùn với nhiều hang, hốc hoặc vết nứt, nền nhà nhiều vết nứt).

- Để tránh bị rắn biển cắn, người dân chài không nên bắt rắn ở trong lưới hoặc dây câu. Có thể dễ nhầm lẫn khi phân biệt giữa đầu rắn và đuôi rắn. Những người tắm hoặc giặt ở các vùng nước đục ở cửa sông hoặc một số vùng bờ biển cũng có thể dễ bị rắn cắn.

Chủ đề