Có thai bao nhiêu tuần thì đi tiểu nhiều năm 2024

Theo em được biết thì mang thai ở 3 tuần đầu và 3 tuần cuối thai kì thường đi tiểu nhiều, nhưng em hiện đã ở tuần thứ 16 nhưng số lần đi tiểu vẫn nhiều như những tháng đầu, ban ngày em đi chừng 8- 10 lần, ban đêm trung bình em đi từ 5-6 lần mặc dù em đã hạn chế uống nước trước khi đi ngủ. Xin bác sĩ cho biết việc đi tiểu vậy có phải bất thường không ạ? Liệu em có bị bệnh gì về thận không ạ? Đi tiểu nhiều sẽ ảnh hưởng đến vùng kín của chị em phụ nữ, xin bác sĩ chỉ cách để giữ vệ sinh ạ? Em xin cảm ơn!

Trả lời Chào em,

Thông thường khi thai 12- 16 tuần tử cung hình cầu, hoặc khi thai gần ngày tử cung quá lớn hay chèn ép bàng quang khiến sản phụ đi tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, nếu sản phụ nhiễm trùng tiểu hay viêm nhiễm âm đạo cũng gây triệu chứng này. Do đó, em nên đi khám tại các trung tâm có khám sản để có chẩn đoán chính xác và điều trị hay tư vấn cụ thể nhé.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường đi tiểu rất nhiều lần, bị són tiểu do hệ tiết niệu có một sự thay đổi lớn. Nhiều bà bầu bị són tiểu có thể đi tiểu không tự chủ, ảnh hưởng khá nhiều tới tâm lý và chất lượng cuộc sống.

1. Sự thay đổi của hệ tiết niệu trong thời kỳ mang thai

Són tiểu khi mang thai 3 tháng đầu là dấu hiệu phổ biến ở hầu hết các thai phụ. Sự thay đổi hormone của cơ thể bà bầu khiến cơ thể tăng sản xuất nước tiểu, tử cung mở rộng và tạo áp lực lên bàng quang. Bị són tiểu khi mang thai ba tháng đầu là triệu chứng hoàn toàn bình thường, ngay cả khi thai nhi còn rất nhỏ.

Ở giai đoạn giữa của thai kỳ, các triệu chứng đi tiểu nhiều, són tiểu sẽ giảm nhẹ hơn so với thời kỳ đầu vì lúc này tử cung ở vị trí cao hơn, lớn hơn, cách xa bàng quang, ít gây sức ép lên bàng quang. Tuy nhiên, khi mang thai những tháng cuối, em bé sẽ được đẩy xuống thấp hơn trong khung chậu, chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Giai đoạn này bàng quang phải chịu áp lực rất lớn, các bà bầu sẽ thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, đi tiểu nhiều lần trong một giờ, gây nên hiện tượng són tiểu khi mang thai tháng cuối.

2. Nguyên nhân són tiểu khi mang thai

Ngoài vấn đề thay đổi hormone bên trong cơ thể khi mang bầu thì bà bầu bị són tiểu còn có thể do tăng áp lực trong bụng. Bàng quang bị tăng áp lực, cơ vòng bàng quang không thực hiện tốt chức năng gây nên tình trạng són tiểu khi mang thai. Bàng quang phải hoạt động liên tục dẫn đến co thắt không kiểm soát.

Bên cạnh đó, những cơ quanh niệu đạo cũng có thể bị ảnh hưởng. Chức năng của các cơ này là ngăn không cho nước tiểu chảy ra. Nhưng khi bàng quang có một lực co thắt mạnh thì nó vẫn có thể mở ra. Cơ vòng của bàng quan là một van nằm ở đáy bàng quang có tác dụng kiểm soát dòng nước tiểu. Khi mang thai, tử cung của phụ nữ giãn nở làm tăng áp lực lên bàng quang khiến cơ vòng bàng quang và cơ đáy chậu phải chịu một áp lực rất lớn, dần trở nên quá tải. Nước tiểu từ đó có thể rò rỉ ra ngoài, nhất là khi có thêm các áp lực khác như hắt hơi, ho...

Không những bị són tiểu khi mang thai mà ngay cả sản phụ sau sinh vẫn có thể bị són tiểu do quá trình sinh nở làm yếu cơ đáy chậu dẫn đến tăng hoạt động bàng quang. Hơn nữa, sự co giãn của bàng quang trong quá trình mang thai và chuyển dạ cũng khiến những dây thần kinh chi phối bàng quang bị ảnh hưởng.

Có thai bao nhiêu tuần thì đi tiểu nhiều năm 2024

Són tiểu khi mang thai 3 tháng đầu

3. Khắc phục són tiểu khi mang thai thế nào?

  • Đi tiểu đúng giờ, luyện bàng quang. Có thể ghi lại thời gian đi tiểu và thời gian bị rỉ nước tiểu để làm chủ quá trình đi tiểu, đặt kế hoạch đi tiểu;
  • Thực hiện các bài tập đáy xương chậu giúp cơ đáy xương chậu rắn chắc;
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu, khiến bàng quang đầy nước. Ngay khi thấy tức bụng cần đi vệ sinh ngay;
  • Dùng băng vệ sinh hàng ngày hoặc thay quần lót thường xuyên để tránh gây ẩm ướt, viêm nhiễm;
  • Nếu són tiểu ngoài tầm kiểm soát hoặc không thuyên giảm sau sinh một thời gian thì nên đi khám vì đây có thể là triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Có thai bao nhiêu tuần thì đi tiểu nhiều năm 2024

Nên đi tiểu đúng giờ

4. Phân biệt són tiểu và rỉ ối

  • Són tiểu: Thường xảy ra khi thai phụ ho, hắt hơi. Nước tiểu són ra số lượng ít, có màu vàng và có mùi đặc trưng;
  • Rỉ ối: Túi ối vỡ sẽ khiến nước ối sẽ tràn ra với số lượng nhiều. Nước chảy từ vùng kín. Nước ối thường trong, không có mùi, có thể kèm theo mủ hoặc máu.

Bà bầu bị són tiểu nếu cảm thấy khó chịu với tình trạng són tiểu khi mang thai có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn chi tiết, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng sống.

Bác sĩ Nguyễn Hùng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I Nội tổng quát - Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh; sử dụng được Tiếng Anh và Tiếng Pháp. Với kinh nghiệm trên 36 năm trong nghề, trong đó 17 năm là Trưởng khoa Nội thận - nội tiết Bệnh viện Đà Nẵng bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị các bệnh lý về nội tiết – đái đường và thận . Hiện tại, là bác sĩ điều trị bệnh nội tiết tại Khoa Khám bệnh & Nội khoa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thai phụ ở thời điểm 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

  • Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
  • Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
  • Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.
  • Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.
  • Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cẩm nang mẹ bầu cần biết

XEM THÊM:

  • Nguyên nhân khiến bạn đái rắt, rất khó chịu
  • Sa niệu đạo của nữ: Những điều cần biết
  • Nguyên nhân gây són tiểu ở nam giới

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Có thai bao lâu thì mắc tiểu?

Tình trạng đi tiểu thường xuyên có thể bắt đầu rất sớm trong thai kỳ, sớm nhất là vài tuần đầu tiên. Tuy nhiên, một số mẹ có thể không nhận thấy sự thay đổi cho đến khoảng tuần 10 đến 13. Lúc này, tử cung bắt đầu tăng về kích thước và gây áp lực lên bàng quang nên mẹ có thể nhận thấy rõ tần suất đi tiểu tăng lên.

Đi tiểu nhiều khi mang thai xuất hiện khi nào?

Bác sĩ Thanh Tâm cho biết, ở 3 tháng đầu thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất), việc đi tiểu thường xuyên là một trong những dấu hiệu của việc mang thai. Chính sự thay đổi lượng hormone trong cơ thể khiến tăng lượng nước tiểu, đồng thời tử cung mở rộng gây áp lực lên bàng quang.

Mang thai bao lâu thì bị tiểu rắt?

Đi tiểu rắt là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm của thai kỳ. Bởi sự thay đổi của nội tiết tố trong thời gian mang thai. Triệu chứng này có thể bắt đầu sớm trong những tháng đầu và kéo dài cho đến ba tháng cuối.

Làm sao hết đi tiểu khi mang thai?

Khắc phục chứng đi tiểu nhiều khi mang thai.

Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.

Tránh xa các thức uống có tính chất lợi tiểu..

Đi tiểu trước khi đi ngủ.

Ngồi chúi người về phía trước khi đi tiểu..

Đi tiểu ngay khi có nhu cầu..

Dùng băng vệ sinh hàng ngày..

Thực hiện bài tập Kegel..