Có bảo nhiều loại vaccine cho trẻ em

Theo Bộ Y tế, loại vaccine được sử dụng tiêm cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi trong tháng 4 tới đây là Pfizer và Moderna. Trẻ từng nhiễm Covid-19 sau 3 tháng nên tiêm vaccine.

Có bảo nhiều loại vaccine cho trẻ em
(Ảnh minh họa)

Chiều 31/3, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo tập huấn tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Từ tháng 4 sẽ tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, thời gian qua, tỷ lệ lây nhiễm ở nhóm trẻ em 5-11 tuổi khi các cháu quay trở lại trường học đã tăng lên. Phần lớn trẻ nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, việc các cháu mắc Covid-19 cũng gây ảnh hưởng lớn khi phụ huynh phải nghỉ làm chăm sóc. Các trẻ liên quan cũng phải nghỉ học tại trường và học trực tuyến, tạo gánh nặng lên xã hội.

Thông qua nghiên cứu, thống kê ở quốc tế và trong nước, các biến chứng của Covid-19 ở trẻ em 5-11 tuổi cũng ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí tính mạng của nhóm này.

Dù tỷ lệ không lớn, các biến chứng của Covid-19 cũng rất đáng lo ngại khi trẻ có nguy cơ viêm cơ tim, viêm đa cơ quan, MISC-C.

Bởi vậy, việc tiêm vaccine Covid-19 cho nhóm trẻ này rất quan trọng. Bộ Y tế đã họp hội đồng tư vấn, tham khảo trên thế giới về việc sử dụng vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi. Đồng thời, Bộ Y tế cũng phối hợp với các đơn vị liên quan để khảo sát mức độ đồng thuận của phụ huynh.

Tại hội thảo PGS, TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế cho biết, ngay sau khi vaccine được cung ứng về Việt Nam, 63 tỉnh, thành phố sẽ bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ 5 đến dưới 11 tuổi từ tháng 4.

Việc tiêm chủng sẽ được triển khai tại trường học và các cơ sở tiêm cố định, lưu động. Trẻ nhóm tuổi lớn từ 11 tuổi (học lớp 6) sẽ được tiêm trước và hạ dần. Đến nay, số lượng trẻ đăng ký tiêm vaccine của 63 tỉnh, thành phố là 11.809.740.

Theo bà Hồng, ngoài vaccine Pfizer, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã chính thức cấp phép tiêm vaccine Moderna cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi. Đây là 2 loại vaccine đã được tiêm khá nhiều trong năm 2021 dành cho mũi bổ sung và nhắc lại.

Bảo đảm an toàn tiêm chủng cho trẻ, không tiêm trộn

Theo PGS, TS Dương Thị Hồng, để bảo đảm an toàn tiêm chủng cho trẻ, vaccine Pfizer (Comirnaty) sẽ được phân biệt là nắp lọ vaccine có màu vàng. Vaccine dạng hỗn dịch đậm đặc pha tiêm, đóng lọ 1,3 ml tương đương 10 liều. Vaccine sau pha loãng với 1,3 ml dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. Mỗi liều tiêm 0,2 ml chứa 10 mcg vaccine mRNA Covid-19.

Trẻ 5-12 tuổi tiêm vaccine Pfizer (Comirnaty) đường bắp, liều 0,2 ml, lịch tiêm 2 mũi, cách nhau 3 tuần. Bà Hồng nhấn mạnh, không vì tiết kiệm mà cố vét thêm cho trẻ, chỉ tiêm đúng liều lượng này.

Trước khi sử dụng, vaccine Pfizer cần được pha loãng với dung dịch nước pha (NaCl 9%). Vaccine đã pha chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ.

Có bảo nhiều loại vaccine cho trẻ em
Hội nghị tập huấn trực tuyến.

Với vaccine Spikevax (Moderna Covid-19 vaccine), Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện sử dụng cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Liều sử dụng cho trẻ em bằng 1/2 liều cơ bản so với liều sử dụng cho người lớn. Vaccine Moderna có dạng hỗn dịch tiêm có màu trắng đến trắng ngà. Liều cho trẻ em 0,25 ml chứa 50 mcg vaccine Covid-19 mRNA (được bọc trong các hạt nano lipid).Vaccine Moderna có hạn sử dụng 9 tháng kể từ ngày sản xuất, thời gian bảo quản ở nhiệt độ 2 độ C đến 8 độ C tối đa 30 ngày. Trẻ tiêm vaccine Moderna tiêm 2 mũi, cách nhau 28 ngày.

Dự kiến, trong hôm nay hoặc ngày mai, có thể, Bộ Y tế sẽ ban hành văn bản thông qua liều lượng vaccine Moderna để tiêm cho trẻ em 6-12 tuổi.N

Về lo lắng liều tiêm của vaccine Spikevax (Moderna) có thể gây ra viêm cơ tim, PGS, TS Dương Thị Hồng nhấn mạnh, liều lượng này được nhà sản xuất xem xét, nghiên cứu, báo cáo, đã được Cơ quan Dược phẩm châu Âu cho phép triển khai tiêm và nhiều quốc gia ở châu Âu đã tiêm song song với Pfizer. Cùng với báo cáo của một số nước và từ các chiến dịch tiêm chủng trước của Việt Nam đều chưa ghi nhận trường hợp có phản ứng nặng với viêm cơ tim.

"Trong năm 2021, chúng ta tiêm vaccine Moderna cho người lớn và tiêm nhắc lại nửa liều ghi nhận rất an toàn. Mặc dù chúng ta thành công trong nhiều chiến dịch tiêm vaccine cho người lớn, nhưng với nhóm tuổi trẻ nhỏ, việc triển khai tiêm cũng cần hết sức cẩn thận", bà Hồng nhấn mạnh.

Đặc biệt, với trẻ em 5-12 tuổi, Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi duy nhất cùng loại vaccine, không tiêm trộn với bất kỳ vaccine mRNA nào.

3 tháng sau nhiễm Covid-19, trẻ nên tiêm vaccine

Trước thắc mắc của một số địa phương về cần thống nhất nên tiêm cho trẻ đã từng nhiễm Covid-19 như thế nào, PGS, TS Dương Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, đối với trẻ đã nhiễm vaccine, thống nhất là 3 tháng sau khi khỏi, không gặp những vấn đề phản ứng nặng sau nhiễm thì tiêm vaccine.

"Trẻ em mắc Covid-19 nhẹ cũng cần tiêm vaccine vì nhẹ nên miễn dịch của trẻ chưa đầy đủ. Ngay cả với người lớn miễn dịch tự nhiên không chuẩn hóa bằng miễn dịch của vaccine. Khi có miễn dịch tự nhiên, thêm miễn dịch của vaccine sẽ có kháng thể bảo vệ cho trẻ", ông Lân nói.

Theo một chuyên gia, sau 3 tháng, các nghiên cứu tổng quan cho thấy, tình trạng hậu Covid-19 kể cả MIS-C sẽ hồi phục. Tuy nhiên, những trẻ có triệu chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) cần phải khám ở cơ sở y tế, có sàng lọc xem hết triệu chứng MIS-C chưa để bảo đảm an toàn cho trẻ khi tiêm.

Về phương thức triển khai, Bộ Y tế yêu cầu chiến dịch tiêm chủng diễn ra tại trường học và các cơ sở tiêm chủng cố định, tiêm lưu động. Việc triển khai tiêm sẽ tiêm trước cho nhóm tuổi lớn, từ 11 tuổi, tức trẻ học lớp 6, sau đó hạ thấp dần độ tuổi. Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vaccine được cung ứng.

PGS, TS Dương Thị Hồng cũng cho biết theo kinh nghiệm học hỏi từ thế giới và các đồng nghiệp, những phản ứng trầm trọng, bất thường sau tiêm ở trẻ 5-12 tuổi ít hơn so với trẻ trên 12 tuổi.

Các phản ứng nặng càng ít gặp hơn, tuy nhiên, lãnh đạo Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương nhấn mạnh các địa phương không được chủ quan. Ba ngày đầu sau khi tiêm, trẻ nhỏ cần có người hỗ trợ suốt 24/24, tránh vận động mạnh.

Bài viết được tư vân chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Đức Tuyên - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Từ lúc sinh ra đến khi trẻ dưới 1 tuổi là thời điểm bé phải tiêm rất nhiều loại vắc-xin do trong giai đoạn này sức đề kháng của trẻ còn kém nên trẻ rất dễ mắc hàng loạt bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong và mắc di chứng cao. Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi dưới đây là thứ tự tiêm phòng vắc-xin đầy đủ nhất bao gồm cả các loại vắc-xin trong danh sách Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế.

Những bệnh truyền nhiễm và vắc-xin thực hiện tiêm bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng, áp dụng cho những trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, bao gồm 10 bệnh: Viêm gan virus B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B, sởi, viêm não Nhật bản B, Rubella.

Trong 10 vắc-xin kể trên, vắc-xin đã được chỉ định tiêm bắt buộc cho trẻ dưới 1 tuổivắc-xin phòng viêm gan virus B tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, vắc-xin phòng lao được tiêm 1 liều duy nhất trong vòng một tháng đầu sau sinh. Ngoài ra, còn có vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Haemophilus influenzae týp B, sởi.

Trẻ nào không được tiêm vắc-xin: theo quyết định 2301/QĐ-BYT của Bộ y tế về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em quy định:

  • Các trường hợp chống chỉ định:

a) Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39°C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.

b) Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan....)

c) Trẻ suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc-xin sống.

d) Không tiêm vắc-xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

đ) Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin.

a) Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.

b) Trẻ sốt ≥ 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 °C (đo nhiệt độ tại nách).

c) Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.

d) Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) trong vòng 14 ngày.

đ) Trẻ có cân nặng dưới 2000g.

e) Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin

Có bảo nhiều loại vaccine cho trẻ em

Trẻ sốt ≥ 37,5°C cần hoãn việc tiêm vắc-xin

Theo thông tư Số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế về ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc quy định lịch tiêm như sau:

Có bảo nhiều loại vaccine cho trẻ em
Có bảo nhiều loại vaccine cho trẻ em

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng có một số loại vắc-xin được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi. Dưới đây là danh sách các loại vắc-xin trong chương trình Tiêm chủng Quốc gia:

  • Vắc-xin BCG: là vắc-xin phòng bệnh lao và cần được trẻ em dưới 1 tuổi tiêm càng sớm càng tốt trong vòng 30 ngày sau khi trẻ được sinh ra.
  • Vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh: Vắc-xin viêm gan B được sử dụng để phòng bệnh viêm gan B và cũng cần được tiêm cho trẻ trong vòng 24h sau sinh.
  • Vắc-xin Quinvaxem/ Combefive (vắc-xin 5 trong 1): phòng được 5 bệnh bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn HiB Vắc-xin Quinvaxem/Combefive được tiêm 3 mũi bao gồm:
    • Mũi tiêm 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi
    • Mũi tiêm 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi
    • Mũi tiêm 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi
  • Vắc-xin phòng bại liệt (OPV- uống và IPV- tiêm): giúp trẻ em dưới 1 tuổi phòng bệnh bại liệt với 3 liều uống:
    • Uống liều thứ 1: khi trẻ tròn 2 tháng tuổi
    • Uống liều thứ 2: khi trẻ tròn 3 tháng tuổi
    • Uống liều thứ 3: khi trẻ tròn 4 tháng tuổi
    • Từ đầu năm 2016, trẻ tròn 5 tháng tuổi được tiêm thêm một liều vắc-xin bại liệt bất hoạt để phòng bệnh.
  • Vắc-xin phòng bệnh sởi: bao gồm có 2 mũi tiêm.
    • Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ tròn 9 tháng tuổi
    • Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ tròn 18 tháng tuổi.
    • Hiện nay đã có vắc-xin phối hợp sởi – rubella được tiêm thay thế cho vắc-xin sởi đơn khi trẻ tròn 18 tháng tuổi.
  • Vắc-xin DPT: tiêm nhắc phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván và được tiêm khi trẻ tròn 18 tháng.
  • Vắc-xin viêm não Nhật Bản: trẻ em cần được tiêm đủ 3 mũi để phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
    • Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ được 1 tuổi.
    • Mũi tiêm thứ 2: cách mũi thứ nhất 1-2 tuần.
    • Mũi tiêm thứ 3: cách mũi thứ hai 1 năm.

Chương trình tiêm chủng dịch vụ tương tự như Chương trình tiêm chủng mở rộng và có bổ sung thêm vắc-xin phòng cúm, viêm màng não do não mô cầu BC để đảm bảo phòng bệnh tối ưu nhất cho trẻ như sau:

  • Sơ sinh: tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh và vắc-xin BCG phòng lao ( trong 30 ngày sau sinh).
  • Trẻ 2,3,4 tháng tuổi: tiêm vắc-xin 6 trong 1 (Hexaxim, Infanrix Hexa) phòng 6 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Haemophilus influenzae týp B, viêm gan B.
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi: tiêm vắc-xin phòng cúm với 2 liều cách nhau 1 tháng và nhắc lại hàng năm.
  • Vắc-xin phòng viêm màng não do não mô cầu BC: tiêm 2 liều cách nhau 6-8 tuần (thường chọn cách 2 tháng).
  • Trẻ 9 tháng tuổi: tiêm vắc-xin phòng sởi đơn MVVAC hoặc MMR, 6 tháng sau nhắc lại MMR phòng sởi – quai bị - rubella liều 1 và 4 năm sau nhắc mũi MMR liều 2. Trong trường hợp lưu hành dịch sởi, vắc-xin phòng sởi có thể được tiêm sớm hơn từ lúc trẻ 6 tháng tuổi.

Vắc-xin và tiêm chủng là những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại nói chung và cho trẻ dưới 1 tuổi nói riêng. Khoảng 85% – 95% số người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh, hạn chế bị tử vong hay bị di chứng do bệnh dịch gây ra. Nhờ có vắc-xin, hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em dưới 1 tuổi không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Vắc-xin và tiêm chủng góp phần rất quan trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.

Nhờ vậy, vắc-xin và tiêm chủng là đóng góp quan trọng phát triển nguồn nhân lực. Do không bị mắc bệnh nên người được tiêm chủng, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi sẽ khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra giúp trẻ dưới 1 tuổi phát triển thể chất và trí não bình thường. Tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng phổ cập cho hầu hết trẻ dưới 1 tuổi nên diện bảo vệ của nó là rất lớn góp phần quan trọng cho phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.

Vắc-xin và tiêm chủng là đóng góp quan trọng giúp xóa đói giảm nghèo bền vững. Vắc-xin và tiêm chủng làm cho trẻ dưới 1 tuổi khỏe mạnh, không bị ốm đau dẫn đến giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm thời gian và công sức của gia đình, đặc biệt là phụ nữ không phải chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi bị bệnh cũng như tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật trong mỗi gia đình.

Ngoài ra, tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vắc-xin phòng cúm, phòng viêm màng não do não mô cầu, phòng ung thư gan, ung thư cổ tử cung... Bên cạnh đó vắc-xin còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng, như tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau. Tất cả những điều này góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Để nhận tư vấn trực tiếp hoặc đặt lịch hẹn tiêm phòng cho con (bao gồm cả lịch nhắc lại) tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bố mẹ vui lòng đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc liên hệ Hotline Phòng khám/ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec gần nhất:

  • Vinmec Times City - Hà Nội: 024 3974 3556
  • Vinmec Hạ Long : 0203 3828 188
  • Vinmec Hải Phòng : 0225 730 9888
  • Vinmec Đà Nẵng : 0236 3711 111
  • Vinmec Nha Trang : 0258 3900 168
  • Vinmec Central Park - Tp. Hồ Chí Minh : 028 3622 1166
  • Vinmec Phú Quốc : 0297 398 5588
  • Phòng khám Vinmec Royal City - Hà Nội: 024 3975 6887
  • Phòng khám Vinmec Sài Gòn - (028) 3520 3366
  • Phòng khám Vinmec Gardenia - Hà Nội: 024 3975 6788
  • Phòng khám Vinmec Metropolis - Hà Nội: 024 3975 6886

Vì sao cần tiêm phòng Lao cho trẻ sơ sinh

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM: