Clean on board bill of lading là gì

Trong phát triển kinh tế hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toán xuất nhập khẩu được xã hội đặc biệt quan tâm. Và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế cũng càng đặt ra những đòi hỏi và thách thức mới đối với các NHTM trong hoạt động thanh toán quốc tế.

Clean B/L là những thuật ngữ phổ biến được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, một số người “không chuyên” thường nhầm lẫn Clean B/L với Unclean B/L là một. Thế nhưng thực tế, đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Vậy cụ thể Clean B/L (Unclean B/L) là gì? Khác nhau như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để có được cho mình câu trả lời chính xác nhất.

Clean B/L (vận đơn hoàn hảo) là gì?

Clean B/L là từ viết tắt của cụm từ Clean Bill of Lading có nghĩa là vận đơn hoàn hảo. Theo đó, loại vận đơn này được xem như vận đơn tuyên bố không có thiệt hại, mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Tức là hoạt động vận chuyển diễn ra suôn sẻ, không gặp sự cố dẫn đến thiệt hại về hàng hóa khi chuyển đi.

Thông thường, vận đơn hoàn hảo sẽ được cấp bởi người chuyên chở sau khi đã kiểm tra kỹ càng hàng hóa. Cụ thể, nếu kiện hàng không bị thiệt hại, hao hụt về số lượng hoặc bị sai lệch về chất lượng thì sẽ đủ điều kiện để được cấp vận đơn hoàn hảo.

Clean Bill of Lading là một loại vận đơn đường biển, đồng thời cũng là hợp đồng vận chuyển giữa người gửi hàng, người chuyên chở và người nhận hàng. Vận đơn hoàn hảo giúp đảm bảo hàng hóa được nhận từ người gửi, xếp lên tàu và vận chuyển luôn ở tình trạng tốt nhất, không có thiệt hại hoặc khiếm khuyết bên ngoài. Thêm vào đó, nó còn đảm bảo số lượng hàng hóa khi xếp lên tàu với số lượng hàng hóa vận chuyển luôn bằng nhau, không sai lệch.

Đặc biệt, vận đơn hoàn hảo được xem như “bằng chứng” giúp người nhận xác minh lô hàng chuyển đến đúng với thỏa thuận ban đầu với người gửi. Bởi chỉ có lô hàng đủ số lượng, đúng chất lượng và không bị thiệt hại, mất mát thì mới được cấp loại vận đơn này.

Clean on board bill of lading là gì

Khái niệm về thuật ngữ Clean B/L

Unclean B/L (vận đơn không hoàn hảo) là gì?

Bên cạnh Clean B/L thì Unclean B/L cũng là thuật ngữ được nhắc đến nhiều khi vận chuyển hàng hóa qua đường biển. Theo đó, Unclean B/L là từ viết tắt của cụm từ Unclean Bill of Lading có nghĩa là vận đơn không hoàn hảo. Ngoài ra, loại vận đơn này còn có tên gọi khác là Clause Bill of Lading hoặc Foul Bill of Lading..

Vận đơn không hoàn hảo là loại vận đơn cho thấy sự thiếu hụt, mất mát, thiệt hại về hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Khi hàng hóa chuyển đi gặp sự cố dẫn đến thiệt hại cho chủ hàng hoặc lô hàng cung cấp không đúng với thỏa thuận thì Unclean B/L sẽ được cấp phát.

Việc phát hành một vận đơn không hoàn hảo có thể gây ra nhiều khó khăn cho chủ hàng, nhà xuất khẩu trong tương lai. Vì số hàng chuyển đi không đúng với thỏa thuận với người nhận. Do đó, khâu thanh toán giữa hai bên gửi và nhận sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.

Thông thường, khi vận chuyển hàng hóa, người nhận hàng thường dựa vào thư tín dụng để thanh toán. Tuy nhiên, đa phần các ngân hàng lại từ chối thanh toán cho những vận đơn không hoàn hảo. Trong khi đó, người gửi hàng muốn nhận lại được tiền hành như thỏa thuận ban đầu thì đều phải thông qua thư tín để nhận lại. Do đó, nếu bên nhận hàng phát hành một vận đơn không hoàn hảo thì người gửi có thể không được thanh toán hết tiền hàng nên rất dễ bị lỗ khi giao dịch mua bán.

Sự khác nhau giữa Clean B/L (Unclean B/L) như thế nào?

Thông qua hai khái niệm cụ thể của Clean B/L và Unclean B/L, mọi người đều có thể nhận thấy sự khác nhau cơ bản như sau:

  • Vận đơn hoàn hảo chỉ được phát hành khi người chuyên chở kiểm tra hàng hóa chuyển đi “nguyên đai nguyên kiện” như ban đầu. Tức là hàng hóa không bị thiệt hại, bị mất, giảm chất lượng hay số lượng so với ban đầu khi người gửi hàng chuyển đi.
  • Vận đơn không hoàn hảo được phát hành khi hàng hóa vận chuyển gặp sự cố như bị thiệt hại, mất mát, chất lượng không đảm bảo đúng thỏa thuận giữa hai bên.

Clean on board bill of lading là gì

Sự khác nhau cơ bản giữa Clean B/L và Unclean B/L

Các loại vận đơn Bill of Lading thông dụng nhất hiện nay

Bill of Lading thực tế bao gồm rất nhiều loại vận đơn khác nhau. Để phân biệt những loại vận đơn này, thông thường mọi người sẽ căn cứ vào một số tiêu chí như sau:

Dựa vào tình trạng bốc dỡ của hàng hóa

Được chia làm 2 loại cơ bản đó là:

  • Vận đơn nhận hàng để chở: Đây là loại vận đơn thể hiện người vận chuyển đã nhận được hàng và họ cam kết đưa hàng đến đúng cảng đích theo thỏa thuận.
  • Vận đơn đã bốc hàng lên tàu: Đây là loại vận đơn thể hiện hàng hóa đã được bốc xếp lên tàu. Đó có thể là bốc xếp qua lan can tàu hoặc nằm trong khoang tàu. Với loại vận đơn này, người chuyên trách sẽ ghi chú là shipped on board hoặc on board để dễ dàng nhận biết.

Dựa vào phê chú trên vận đơn

Căn cứ vào phê chú trên vận đơn, hàng hóa được chia làm 2 loại gồm:

  • Vận đơn hoàn hảo: Là vận đơn thể hiện hàng hóa xuất nhập khẩu không bị hư hại, mất mát, giảm số lượng hay sai lệch chất lượng như thỏa thuận. Tức là hàng hóa chuyển đi luôn ở trạng thái tốt nhất.
  • Vận đơn không hoàn hảo: Là vận đơn cho thấy hàng hóa chuyển đi đã gặp thiệt hại như mất mát, bị hư hỏng, ẩm ướt, giảm chất lượng so với thỏa thuận ban đầu.

Dựa vào tính pháp lý của vận đơn

Căn cứ vào tính pháp lý của vận đơn sẽ có 2 loại:

  • Vận đơn gốc (Original B/L): Là vận đơn được các bên liên quan ký bằng tay, có thể giao dịch hoặc chuyển nhượng hàng hóa dễ dàng.
  • Vận đơn bản sao (Copy B/L): Là bản sao của vận đơn gốc, trên vận đơn sẽ không có chữ ký bằng tay của các bên và thường sẽ có dấu copy đi kèm. Do đó, vận đơn bản sao không thể giao dịch được.

Dựa vào tính sở hữu của vận đơn

Căn cứ vào tính sở hữu, vận đơn được chia ra làm 3 loại:

  • Vận đơn đích danh (Straight B/L): Đây là vận đơn thể hiện đầy đủ các thông tin như tên người nhận, địa chỉ nhận hàng, đơn vị vận chuyển hàng và chỉ chuyển hàng cho đúng người có tên trên vận đơn.
  • Vận đơn vô danh (To bearer B/L): Đây là vận đơn không ghi chú tên của người nhận hàng nên bất cứ ai cầm vận đơn này thì đều được xem như chủ hàng và có thể nhận hàng.
  • Vận đơn theo lệnh (To order B/L): Đây là vận đơn được ký ở mặt sau của từ vận đơn theo các lệnh như To order of named person (hàng được giao theo lệnh của người, công ty, tổ chức ghi trong cột Consignee); To order of a issuing bank (người thuộc ngân hàng lý hậu mặt sau); To order of shipper (hàng hóa được giao cho người chỉ định).

Dựa vào hành hình chuyên chở vận đơn

Căn cứ vào hành trình chuyên chở, vận đơn được chia ra làm 3 loại gồm:

  • Vận đơn đa phương thức (Intermodal B/L hay Combined B/L): Là loại vận đơn thể hiện hàng hóa được chuyển chở theo phương thức “door to door”. Tức là hàng hóa được vận chuyển bằng tàu hoặc bằng nhiều hình thức khác nhau.
  • Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Là loại vận đơn thể hiện hàng hóa được chuyển thẳng từ cảng đi đến cảng đích mà không phải chuyển tải qua một tàu trung gian khác.
  • Vận đơn chở suốt (Through B/L): Là loại vận đơn thể hiện hàng hóa phải chuyển tải qua một tàu trung gian khi vận chuyển.

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về Clean B/L và Unclean B/L. Hy vọng, với chia sẻ này bạn sẽ phân biệt được hai loại vận đơn khi xuất nhập khẩu hàng hóa.

Clean on board Original Bill of Lading là gì?

Clean B/L là từ viết tắt của cụm từ Clean Bill of Lading có nghĩa là vận đơn hoàn hảo. Theo đó, loại vận đơn này được xem như vận đơn tuyên bố không có thiệt hại, mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Tức là hoạt động vận chuyển diễn ra suôn sẻ, không gặp sự cố dẫn đến thiệt hại về hàng hóa khi chuyển đi.

Bill Clean on board là gì?

Vận đơn đường biển được đại diện người chuyên chở hoặc thuyền trưởng ký phát cho người gởi hàng với thuật ngữ: “sạch, hàng đã xuống tàu” (Clean, on board or shipped”, có nghĩa là người chuyên chở xác nhận hàng đã được xếp xuống tàu trong tình trạng bên ngoài tốt.

On Board Ocean Bill of Lading là gì?

Thuật ngữ Shipped bill of lading còn được gọi là “shipped on board bill of lading” hoặc “on board bill of lading” là vận đơn được ký phát khi hàng hóa đã được đưa lên tàu biển (hàng hóa đã ở trên tàu biển).

Clean on board date là gì?

Các hãng tàu thường xác nhận hàng hóa được bốc lên tàu bằng nhóm từ như : “ Clean on board ” , “ Shipped on board ” “ Clean shipped on board ” , tất cả các nhóm từ trên đều có ý nghĩa hàng hóa đã được xếp lên tàu , ngày ghi xác nhận này được coi là ngày giao hàng.