Chuyên viên logistics là gì

Theo làn sóng toàn cầu hóa, Logistics ra đời, phát triển và dần trở thành công việc có sức thu hút lớn, đặc biệt là đối với giới trẻ. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, nhiều người vẫn còn khá mơ hồ, không hiểu rõ về công việc Logistics.Là một trong những đơn vị đi đầu trong việc nắm bắt xu hướng chuyển dịch ngành, chúng tôi đã biên soạn và tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến Logistics bao gồm công việc cụ thể, mức lương trung bình ngành, cơ hội và thách thức… nhằm giải đáp các thắc mắc cũng như cung cấp các kiến thức bổ ích cho bạn đọc.

Tin chắc rằng sau khi đã hiểu tận tường, bạn sẽ cảm thấy yêu thích ngành Logistics và biết đâu đấy, lại quyết định thử sức với lĩnh vực đầy mới mẻ và nhanh thăng tiến này.

1. Logistics là gì?

Logistics là dịch vụ hậu cần bao gồm các hoạt động như

– Vận chuyển hàng hóa

– Lưu trữ hàng hóa

– Bao bì, đóng gói

– Kho bãi

– Làm thủ tục hải quan…

nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.

Từ đây suy ra, nhân viên Logistics sẽ là người phụ trách các công việc liên quan đến chuỗi các hoạt động nói trên.

Nếu làm tốt Logistics thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí vận chuyển không hề nhỏ, điều đó đồng nghĩa với giá thành sản phẩm sẽ được hạ xuống từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và đem về nhiều lợi nhuận.

Chuyên viên logistics là gì

2. Các hoạt động cụ thể trong ngành Logistics

Việc quản lý hậu cần có thể liên quan đến một số hoạt động cụ thể sau

– Vận chuyển hàng hóa trong nước.

– Vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài.

– Quản lý đội tàu.

– Kho bãi.

– Xử lý vật liệu.

– Thực hiện đơn hàng.

– Quản lý hàng tồn kho.

– Hoạch định nhu cầu.

3. Tại sao Logistics lại quan trọng

Mặc dù nhiều doanh nghiệp nhỏ tập trung vào việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm và dịch vụ của họ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nhưng nếu những sản phẩm đó không đến được với khách hàng thì doanh nghiệp sẽ thất bại. Đó là vai trò chính của Logistics.

Logistics cũng ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của doanh nghiệp như

Các nguyên vật liệu thô được mua, vận chuyển và lưu trữ cho đến khi sử dụng càng hiệu quả thì doanh nghiệp càng có lợi nhuận cao. Điều phối các nguồn lực để cho phép cung cấp và sử dụng kịp thời các nguyên vật liệu có thể tạo ra  nhiều lợi nhuận một công ty.

Và về phía khách hàng, nếu sản phẩm không thể được sản xuất và vận chuyển kịp thời, sự hài lòng của khách hàng có thể giảm, cũng ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận và khả năng tồn tại lâu dài của công ty.

4. Cơ hội và thách thức cho ngành Logistics

Ngành Logistics có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40%. Hiện tại, có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và con số này dự đoán sẽ càng tăng chóng mặt trong thời gian sắp tới.

Thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics cần thêm khoảng 18.000 lao động, chưa tính các doanh nghiệp hoạt động khác ngành. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm dành cho những người theo học ngành Logistics là rất lớn, bạn hoàn toàn có thể kiếm được việc làm lương cao, ổn định tại các doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước ngay sau khi vừa ra trường.

Chuyên viên logistics là gì

Tuy nhiên, không có công việc nào dễ dàng cả, để thành công với nghề Logistics cũng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Đầu tiên, bạn phải trau dồi khả năng ngoại ngữ vì hầu hết các doanh nghiệp đều có định hướng mở rộng hợp tác với các công ty nước ngoài, các chứng từ, biên bản theo đó cũng được trình bày dưới dạng tiếng Anh. Thông thạo ngoại ngữ sẽ là bàn đạp vững chắc để bạn tìm thấy cơ hội ở bất cứ công ty nào. Tiếp theo, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý phải di chuyển nhiều, đặc biệt khi bạn chọn công việc liên quan đến xuất nhập khẩu. Ngoài ra, sự năng động, nhanh nhẹn và tỉ mỉ cũng giúp bạn ghi điểm khi tham gia ứng tuyển vào vị trí Logistics.

5. Học Logistics ra thì làm gì?

Các vị trí công việc dành cho những người chọn học chuyên ngành Logistics khá đa dạng, cụ thể bạn có thể làm các công việc sau:

– Nhân viên xuất nhập khẩu

– Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

– Nhân viên thu mua

– Nhân viên quản lý hàng hóa

– Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải

– Nhân viên kinh doanh Logistics…

6. Các cấp bậc của nghề Logistics

Chuyên viên logistics là gì

Logistics Officer ($300 – $700): Vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vị trí này ngay khi bạn vừa mới ra trường. Mức lương khởi điểm của một nhân viên Logistics khá cao so với mặt bằng chung, khoảng 6-7 triệu/ tháng.

Logistics Supervisor ($1000 – $1500): Bạn có thể được cất nhắc lên vị trí này khi đã có trong tay 1-2 năm kinh nghiệm, tùy công ty mà bạn sẽ phụ trách vị trí Logistics Supervisor hoặc thăng tiến trực tiếp lên Logistics Manager.

Logistics Manager ($1000 -$4000): Để trở thành Logistics Manager, bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng khả năng nói và viết tiếng Anh lưu loát. Mức lương có thể chênh lệch tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp nhưng mức cao nhất bạn nhận được có thể lên đến $4000, thậm chí hơn $5000.

Logistics Director ($4000 – $6000): Là người đứng đầu, quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics trong công ty, bạn phải nằm lòng nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm. Nhiều công ty không có vị trí này mà chuyển thẳng lên thành Supply Chain Director.

Supply Chain Director ($5000 – $7000): Đúng như tên gọi của mình, Supply Chain Director (Giám đốc chuỗi cung ứng) sẽ phụ trách tất cả các hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi quốc tế. Trách nhiệm cao, đòi hỏi cũng nhiều nhưng mức lương bạn nhận được là hoàn toàn xứng đáng.

7. Học Logistics ở đâu tốt nhất?

Dưới đây là danh sách các trường đại học được đánh giá cao trong công tác đào tạo ngành Logistics mà bạn có thể tham khảo:

– Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội

– Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

– Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2

– Trường ĐH Hàng hải Việt Nam

– Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc Gia TP.HCM

– Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam

Nếu bạn cảm thấy có hứng thú với ngành này thì đừng ngần ngại học hỏi, Logistics sẽ giúp bạn khám phá thêm các thế mạnh của chính mình và tất nhiên, còn mang đến cho bạn công việc với mức lương mà bạn luôn mơ ước.

Logistics đã không còn là ngành xa lạ trên thế giới nhưng tại Việt Nam đây vẫn được xem là một ngành mới trong những năm gần đây. Thị trường ngành Logistics Việt đang rất “khát” nên cần rất nhiều lao động theo làm việc.

Theo báo cáo của cơ quan chuyên ngành, có khoảng 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics và nhân sự ngành này đã đạt đến con số 1,5 triệu lao động. Nghề Logistics tại Việt Nam được mệnh danh là một trong những ngành nghề “hái” ra tiền nhất hiện nay.

Chuyên viên logistics là gì

​TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN KHOA HỌC KINH TẾ (CED)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

  • Cung cấp cho học viên các kiến thức cần thiết về dịch vụ Logistics, quản trị Logistics, quản trị chuỗi cung ứng, dịch vụ khách hàng và hệ thống thông tin Logistics.
  • Lập kế hoạch và quản lý hiệu quả quá trình mua hàng, tồn trữ, vận tải, phân phối hàng hóa nội địa và xuất khẩu…
  • Tìm nhà cung cấp, theo dõi các đơn hàng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ, kế hoạch đặt hàng, xử lý các hóa đơn và các khoản thanh toán, các đơn hàng và các vấn đề phát sinh.
  • Bố trí không gian, tổ chức hoạt động kho hàng, tính toán và kiểm soát lượng hàng tồn kho, tối ưu hóa hoạt động kho hàng.
  • Thực hiện chuyên nghiệp các dịch vụ khách hàng, các hợp đồng dịch vụ Logistics, hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu.
  • Quản lý khai thác dịch vụ Logistics phục vụ cho nhu cầu vận hành các chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế…

II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

  • Cán bộ nhân viên các bộ phận Logistics, Kế hoạch, Quản lý vật tư, Cung ứng, Vận tải, Phân phối, Kinh doanh xuất nhập khẩu, Dịch vụ khách hàng,…
  • Tất cả những ai mong muốn làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực Logistics, Xuất nhập khẩu, hải quan.
  • Các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ “Quản trị Logistics” cho các nhân viên của mình.

III. NỘI DUNG ĐÀO TẠO

1.  Những vấn đề cơ bản Logistics

  • Tổng quan về Logistics
  • Giải pháp Logistics
  • Quản trị Logistics
  • Dịch vụ khách hàng và hệ thống thông tin

Xem thêm: Logistics là gì? Công việc Logistics là gì? 

Chuyên viên logistics là gì

2.  Quản trị chuỗi cung ứng

  • Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
  • Các quy trình của chuỗi cung ứng: Sản xuất và phân phối
  • Điều phối chuỗi cung ứng.

3.  Vận tải và vận tải ngoại thương

  • Điều kiện giao hàng: Incoterms 2010
  • Vận tải bằng đường hàng không và AWB , MAWB, HAWB
  • Vận tải bằng tàu container và B/L: FCL, LCL,CFS…
  • Sự kết hợp các phương thức vận tải: nội địa, hàng không, tàu biển, xe lửa, xe ô tô, xà lan, tàu thủy…

4.  Thuế và chính sách thuế Xuất nhập khẩu, Thủ tục Hải quan

  • Giới thiệu qua về chính sách thuế hiện hành tại Việt nam
  • Phương pháp tính thuế và khấu trừ thuế : Xuất khẩu, Nhập khẩu, Tiêu thụ đặc biệt, VAT
  • Thông quan điện tử và thiết lập Tờ khai hải quan
  • Các quy trình thủ tục Hải quan và giao nhận hàng hóa tại Việt nam: FCL, LCL, CFS, Bưu điện
  • Các hệ thống kho bãi tại Việt nam.

5.  Quản lý kho hàng

  • Khái niệm kho hàng
  • Bản chất, tầm quan trọng của kho hàng
  • Kho hàng so với trung tâm phân phối
  • Vai trò và các hoạt động của kho hàng
  • Thiết kế và bố trí kho hàng
  • Vận chuyển, bốc xếp trong kho… áp dụng Mô hình JIT…

Tồn trữ:

  • Vai trò và chức năng của dự trữ hàng hóa
  • Các dạng hàng trong kho
  • Chi phí dự trữ hàng trong kho
  • Lợi ích của việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả
  • Lập kế hoạch dự trữ
  • Kiểm soát tồn kho
  • Các phương pháp quản lý hàng tồn trữ

6. Quản lý đơn hàng và khách hàng

IV. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo diễn ra trong 2 tháng.

V. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

Gồm các Giảng viên – Chuyên gia giàu kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực Logistics.

VI. BẰNG CẤP

Học viên tốt nghiệp được cấp chứng chỉ Chuyên Viên Logistics của Viện Nghiên Cứu Châu Á (IAS), có giá trị quốc gia.

  • Học viên có thể làm việc tại các công ty Logistics, Các công ty Vận tải, giao nhận vận tải, xuất nhập khẩu, Các cụm cảng hàng không, cảng biển, các trung tâm Logistics, các đại diện hãng Hàng Không, hãng tàu quốc tế tại Việt Nam, các công ty tư vấn, môi giới, đại diện chủ tàu.
  • Trở thành một chuyên viên Logistics chuyên nghiệp với lĩnh vực chuyên sâu.

Chuyên viên logistics là gì

* Tham khảo ngay thông tin khuyến học >>

  • Sáng thứ 2/4/6 (08:30 – 11:30)
  • Sáng thứ 3/5/7 (08:30 – 11:30)
  • Chiều thứ 2/4/6 (13:30 – 16:30)
  • Tối thứ 2/4/6 hoặc tối thứ 3/5 (18:00 – 21:00)
  • Chiều thứ 7 (13:15-17:30) & sáng Chủ nhật (07:30 -12:00)
  • Các buổi sáng trong tuần từ thứ 2 – thứ 6 (08:30 – 11:30) dành cho học viên cần rút ngắn thời gian học tập
  • Các buổi chiều trong tuần từ thứ 2 – thứ 6 (13:30 – 16:30) dành cho học viên cần rút ngắn thời gian học tập
  • Các buổi tối trong tuần từ thứ 2 – thứ 6 (18:00 – 21:00) dành cho học viên cần rút ngắn thời gian học tập.

VIII. ĐIỀU KIỆN HỌC TẬP

  • Tại CED, học viên được tạo điều kiện học tập trong môi trường thoải mái và thuận tiện nhất ,với các cơ sở giảng dạy đặt tại trung tâm TP. HCM.
  • Phòng học được trang bị điều hòa nhiệt độ, trang thiết bị giảng dạy hiện đại, giờ học được tổ chức linh hoạt.
  • Tài​ liệ​u họ​c tậ​p lớp Chuyên Viên Logistics được phát miễn phí tại lớp trong suốt khóa học.

IX. VĂN PHÒNG CHIÊU SINH CED

  • 49 Hoàng Văn Thụ, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM (Tòa nhà GIC)
    Điện thoại: (028) 3842 0298 – 0911321010 – 0988354460
  • Website: www.ced.ias.com.vn

____________________________________

GIỜ LÀM VIỆC

  • Thứ hai đến thứ sáu Buổi sáng: 08:00 – 12:00

    Buổi chiều: 13:30 – 21:00

  • Thứ bảy Buổi sáng: 08:00 – 12:00

    Buổi chiều: 13:30 – 17:30

Chuyên viên logistics là gì

“Đầu tư càng nhiều vào bản thân càng tốt, bạn là tài sản lớn nhất của chính mình cho đến thời điểm này” – Warren Buffett

Đăng ký online

Chuyên viên logistics là gì

KHÓA HỌC TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHO HÀNG CHUYÊN NGHIỆP

Khóa học Tổ Chức Quản Lý Kho Hàng Chuyên Nghiệp tại CED cung cấp những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về các nghiệp vụ bố trí, định vị kho; sắp xếp hàng hóa trong kho... quản lý kho bãi hiệu quả, giảm thiểu tối đa chi phí quản lý kho bãi, giảm hư hỏng hàng hóa và có các quyết định kịp thời đối với hàng hóa chậm luân chuyển trong kho.

LOGISTICS LÀ GÌ | CÔNG VIỆC LOGISTICS LÀ GÌ ?

Logistics trong tiếng Việt được dịch là dịch vụ hậu cần, tuy nhiên hiện tại từ “Logistics” dần được chấp nhận như một thuật ngữ riêng (từ mượn như Marketing) mang ý nghĩa ngành nghề cụ thể. Cùng CED tìm hiểu cụ thể hơn về Logistics là gì? và học Logistics có thể làm gì nhé!