Chuyên ngành logistics là gì

Logistics là một lĩnh vực kinh doanh có đóng góp rất lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Với một loạt các hiệp định thương mại như TPP, FTA,.., Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa ra thế giới. Vì thế, triển vọng phát triển của ngành này là rất lớn, mở ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên. Vậy để hiểu đúng khái niệm và tầm quan trọng của Logistics cũng như cơ hội nghề nghiệp của ngành này, mời các bạn đọc qua bài viết bên dưới cùng VILAS nhé!

Logistics là gì? 

Theo định nghĩa mới nhất về Logistics của Council of Supply Chain Management Professionals (CSCMP): Logistics là một phần của Chuỗi cung ứng với nhiệm vụ lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát lưu lượng và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ hiệu quả, đồng thời nắm bắt các thông tin liên quan giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Sự linh hoạt của Logistics góp phần quan trọng cho việc đưa hàng hóa đi toàn cầu.

Logistics thực chất giữ vai trò chiến lược trong việc tối ưu hóa lợi nhuận doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt Logistics, doanh nghiệp sẽ tối ưu được chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm, từ đó tăng tính cạnh tranh thông qua các lợi thế giao hàng nhanh. Cũng vì lý do đó, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, đều đẩy mạnh đầu tư vào Chuỗi cung ứng và Logistics.

Tầm quan trọng của Logistics đối với doanh nghiệp 

Đối với doanh nghiệp, logistics đóng vai trò rất to lớn. Logistics giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu hàng hoá, gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Có rất nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ vào chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn, ngược lại, có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn do có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics. Ví dụ như: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…

Xem bài viết Quản lý Chuỗi Cung ứng là gì? Cơ hội nghề nghiệp của SCM

Ngoài ra, logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhờ vào hoạt động logistics, các doanh nghiệp giành được thế chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau. Đồng thời có thể chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất cũng như quản lý hàng tồn kho và giao hàng đúng hạn với mức chi phí thấp nhất. 

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Logistics là gì?

Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics, hiện Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Các doanh nghiệp logistics đều có quy mô vừa và nhỏ với 89% là doanh nghiệp của Việt Nam, 10% doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Phần thống kê trên đã chứng minh rằng nguồn nhân lực đang khan hiếm về mặt số lượng và cả chất lượng. Đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ cao ở cấp độ nhà quản lý cũng đang thiếu một cách trầm trọng. Đây chính là một cơ hội cực kỳ lớn cho các bạn trẻ có niềm đam mê với Logistics, các bạn hãy không ngừng học hỏi và phát triển bản thân thì không chỉ tìm việc mà khả năng thăng tiến phát triển trong ngành luôn luôn rộng mở.

Vậy học ngành Logistics có những cơ hội nghề nghiệp gì?

Bạn có thể lựa chọn những vị trí sau để bắt đầu sự nghiệp ngành Logistics:

  • Nhân viên kinh doanh Logistics
  • Nhân viên chứng từ
  • Nhân viên cảng
  • Nhân viên thanh toán quốc tế
  • Nhân viên hiện trường logistics
  • Nhân viên hải quan
  • Nhân viên xuất nhập khẩu

VILAS gợi ý lộ trình học logistics một cách hiệu quả gồm những nội dung dưới đây:

  • Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu logistics
  • Các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu logistics
  • Incoterms 2010, cập nhật điểm mới Incoterms 2020
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Các phương thức thanh toán quốc tế (T/T, D/A, D/P, L/C)
  • Kiến thức chung về vận tải biển
  • Container và các phương thức gửi hàng bằng container
  • Quy trình xử lý một lô hàng xuất đường biển của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng xuất đường biển (Booking, B/L)
  • Quy trình xử lý một lô hàng nhập đường biển của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng nhập đường biển (MNF, AN, DO)
  • Kiến thức chung về vận tải hàng không
  • Quy trình xử lý một lô hàng xuất đường hàng không của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng xuất đường hàng không (Booking, AWB)
  • Quy trình xử lý một lô hàng nhập đường hàng không của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng nhập đường hàng không (AN, DO)
  • Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu
  • Thủ tục hải quan điện tử
  • Tờ khai hải quan loại hình xuất kinh doanh, nhập kinh doanh
  • Kiến thức cơ bản về kho hàng (Warehousing)
  • Các nguyên tắc tổ chức và quản lý kho hàng
  • Các nghiệp vụ quản lý kho (xuất nhập hàng, bảo quản, kiểm kê)
  • Distribution Center và các loại kho đặc biệt khác

Logistics – Xu hướng của toàn cầu

Logistics nói riêng và chuỗi cung ứng nói chung là một trong những ngành đang dần trở thành xu hướng toàn cầu. Việc nắm bắt và trau dồi các kiến thức về chuỗi cung ứng chắc chắn sẽ là một chiếc vé giúp bạn vững bước trên con đường sự nghiệp của mình nhất là trong bối cảnh sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu đang hướng đến Việt Nam như hiện nay. Vì vậy chúng ta hãy chủ động trau dồi thêm các kiến thức và nắm bắt xu hướng Logistics & chuỗi cung ứng ngay từ hôm nay vì thành công của tương lai bắt đầu bằng sự cố gắng của hiện tại.

Chương trình đào tạo Quản trị dịch vụ Logistics

  • Vững kiến thức về hoạt động Logistics tại Việt Nam và thế giới.
  • Giỏi chuyên môn: thủ tục hải quan, thuế, nghiệp vụ xuất nhập khẩu,…
  • Ứng dụng ngay các nghiệp vụ Giao nhận Vận tải Quốc tế (vận tải đường biển, đường hàng không, vận tải đa phương thức)


Tổng thể ngành logistics
 

Ngành Logistics là gì?

Logistics bao gồm các quá trình: Lập kế hoạch, Thực hiện và Kiểm soát các thủ tục vận chuyển và lưu trữ hàng hóa một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Ngành Logistics là bao gồm toàn bộ dịch vụ logistics và thông tin liên quan từ điểm nguồn đến điểm tiêu thụ hàng hóa nhằm mục đích đáp ứng phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Nhiều người thường đánh đồng “logistics” với “vận tải”. Trong khi vận tải chỉ tập trung vào sự di chuyển của hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, thì logistics lại bao hàm rộng hơn, tập trung quản lý “dòng dịch chuyển” hàng hóa và dịch vụ, cũng như các thông tin liên quan. Vì vậy, ngành logistics rộng hơn nhiều so với ngành vận tải. Ngành logistics không chỉ bao gồm việc vận chuyển mà còn là lưu trữ, xử lý, kiểm kê, đóng gói, phân phối hàng hóa và nhiều khía cạnh khác.

Vận hành logistics hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng loạt chi phí, giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ, dẫn đến tăng khả năng cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận.

Vận hành Logistics hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng loạt chi phí

Điểm khác biệt lớn nhất là Logistics đòi hỏi phải có kế hoạch, và vận chuyển chỉ cung cấp phương thức thực hiện kế hoạch đưa hàng hóa từ điểm A đến điểm B. Vận tải đơn thuần là một phần của Logistics. Khi hoạt động, các nhân viên logistics phải đưa ra các quyết định xa hơn phương thức vận tải, bao gồm:

- Đóng gói và bao bì

- Kế hoạch vận chuyển container hay phương thức vận chuyển khác

- Chứng từ và thông tin

- Bảo hiểm

- Lưu kho và tồn kho

- Quy định Xuất nhập khẩu

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại về vận chuyển hàng hóa

- Làm việc với các giám đốc điều hành khác trong Chuỗi cung ứng

- Quản lý nhà cung cấp và đối tác logistics khác

- Chịu trách nhiệm giảm thiểu rủi ro

Vậy, một nhân viên Logistics cần tích lũy những kiến thức gì để có khả năng nhận hàng loạt trách nhiệm trên?

Ngành logistics học gì?
 

Chương trình học Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng của Đại học Bách Khoa TP.HCM

Logistics giờ đây đã trở nên phổ biến và được nhiều bên công nhận. Chính vì thế, các chương trình đào tạo logistics đã xuất hiện ở nhiều cấp bậc khác nhau, từ cấp Cao đẳng, Đại học đến cấp Cao học; từ các trung tâm đào tạo logistics ngắn hạn đến các chương trình đào tạo dài hạn; từ đào tạo trong nước đến du học quốc tế.

Chương trình đào tạo logistics

Nhìn chung, một chương trình đào tạo logistics sẽ cung cấp những kiến thức và kỹ năng theo 4 nhóm chính:

 

1. Kiến thức kinh tế và Kỹ năng tính toán

Để nhanh chóng nắm được mô hình kinh doanh của đối tác và nhu cầu thị trường, thì kiến thức Kinh tế vi mô và vĩ mô, cũng như các Nguyên lý marketing cơ bản thường được đưa vào khoản thời gian đầu làm quen với Logistics.

Thêm vào đó, rất nhiều vị trí trong Ngành Logistics cần làm việc thường xuyên với dữ liệu. Nhân viên Logistics thường được giao nhiệm vụ tính toán và phân tích hiệu quả, và được trao dồi kỹ năng này từ các môn Toán cao cấp, Toán kinh tế, Xác suất thống kê, Tin học ứng dụng…

 

2. Kỹ năng ngoại ngữ
 

Tiếng anh chuyên ngành logistics

Một yếu tố gần như bắt buộc đối với học viên mong muốn phát triển trong ngành Logistics, Ngoại ngữ và phổ biến nhất là Tiếng Anh luôn có mặt trong chương trình học.

Bắt đầu từ Anh văn cơ bản, học viên sẽ được bổ sung thêm các kỹ năng và vốn từ chuyên ngành với các tín chỉ Anh văn giao tiếp, Anh văn thương mại, Tiếng Anh chuyên ngành Logistics…

Một số trường còn đưa Chứng chỉ Anh văn quốc tế vào điều kiện bắt buộc để nhận bằng, mức điểm chuẩn ra trường thường nằm ở 79 TOEFL iBT, 6.5 IELTS, 650 TOEIC hoặc Bằng B Anh văn trở lên.

 

3. Kiến thức thương mại

Gần 80% số vật dụng mọi người sử dụng đã được sản xuất, nhập khẩu và vận chuyển từ một quốc gia xa lạ. Chính vì thế, mọi doanh nghiệp ngày nay đều cần các Chuyên gia Logistics với kiến thức và kỹ năng tham gia vào thị trường quốc tế.

Các môn học liên quan đến kiến thức trên bao gồm: Luật thương mại quốc tế và Xuất nhập khẩu, Nghiệp vụ Hải quan, Tài chính tiền tệ, Bảo hiểm kinh doanh, Kinh doanh quốc tế

 

4. Kiến thức và kỹ năng quản lý chuyên ngành logistics

Kiến thức chuyên ngành logistics

Một điểm khác biệt so với các học viên chuyên ngành logistics và các đối thủ học ngành khác nhưng muốn “lấn sân” trên thị trường tuyển dụng.

Các kiến thức cơ bản nhằm giúp học viên dễ dàng tiếp thu cũng như nhận trách nhiệm trong phòng ban Thu mua, Kế hoạch sản xuất, Kho vận… sẽ đến từ các môn học Quản trị Logistics, Kho hàng và tồn kho, Vận tải và Hàng hóa, Kỹ thuật Hệ thống, Mua hàng và cung ứng

Bên cạnh kiến thức nền tảng được đào tạo trên nhà trường, các học viên hay những người đang đi làm thực tế trong ngành logistics nên theo dõi Sàn giao dịch logistics Phaata.com để biết thêm về các công ty logistics, các giao dịch giá cước vận chuyển, dịch vụ logisticskiến thức logistics thực tế cũng như tin tức diễn biến trên thị trường logistics hàng ngày.  

Sàn giao dịch logistics Phaata.com (Ảnh: Phaata)

Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Nguồn: Phaata

Phaata.com - Sàn giao dịch logistics quốc tế đầu tiên Việt Nam

► Kết nối Chủ hàng & Công ty logistics nhanh hơn

Video liên quan

Chủ đề