Chứng chỉ tiền gửi MBBank là gì

Bạn đang băn khoăn không biết nên sử dụng khoản tiền nhàn rỗi của mình như thế nào để vừa sinh lời vừa đảm bảo lợi ích. Hai kênh huy động vốn phổ biến hiện nay đó là phát hành chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm. Vậy chứng chỉ tiền gửi là gì? Khác gì so với sổ tiết kiệm và nên đầu tư vào đâu?

Đây là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng (NH) phát hành, là kênh huy động vốn hiệu quả của ngân hàng từ các cá nhân, tổ chức. Nó cũng giống với sổ tiết kiệm, đơn vị phát hành là ngân hàng. Để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng với khoản tiền gửi tại ngân hàng.

Người sở hữu CCTG được hưởng lãi suất theo quy định và thỏa thuận trước đó với NH. Khi đến hạn khách hàng được thanh toán tiền lãi. Chủ sở hữu chứng chỉ được quyền chuyển nhượng, được quyền cho, được quyền tặng cho bất cứ ai. Thủ tục chuyển nhượng, cho, tặng phải theo pháp luật và ngân hàng phát hành chứng chỉ đó.

Giấy chứng chỉ gửi tiền này như là một tờ giấy trả lương cho người gửi tiền tại ngân hàng trong một khoản thời gian nhất định. Năm 1961 chứng chỉ tiền gửi ngân hàng xuất hiện đầu tiên tại nước Mỹ. Tiếp tục ở nước Anh và sau đó là các nước khác trên thế giới. Giấy này được các nước xem như là trái phiếu. Người sở hữu trái phiếu này được quyền tặng, cho, chuyển nhượng hoặc trao đổi với người mua.

Xem thêm: Nợ xấu có vay được quỹ tín dụng không

Lãi suất chứng chỉ tiền gửi hấp dẫn lên đến 10,2%/năm

Gửi tiền tiết kiệm hay mua chứng chỉ tiền gửi ngân hàng (CCTG) đều là hai hình thức đầu tư sinh lời hiệu quả từ nguồn tiền nhàn rỗi của cá nhân, tổ chức, đơn vị. Tuy nhiên mục đích phát hành của hai hình thức đầu tư phổ biến này lại hoàn toàn khác nhau.

Gần đây, hàng loạt ngân hàng công khai niêm yết lãi suất chứng chỉ gửi tiền khá hấp dẫn lên đến 10,2%/năm. Không chỉ tăng ở lãi suất tiền gửi mà kỳ hạn của CCTG cũng khá dài. Gửi thời hạn càng lâu thì lãi suất khách hàng được hưởng lãi suất càng cao. Xem thêm tại chuyên mục kiến thức để biết thêm chi tiết.

Hiện nay có rất nhiều loại giấy chứng chỉ gửi tiền, mỗi loại có chức năng, quyền hạn khác nhau. Theo Cho Vay Tiền Mặt Nhanh, ngoài tìm hiểu khái niệm chứng chỉ tiền gửi là gì? Bạn cần phải biết và phân biệt 03 loại giấy chứng chỉ sau đây:

  • CCTG vô danh: là một loại giấy tờ có giá, hình thức phát hành không ghi tên chủ sở hữu. Giấy này thuộc quyền sở hữu riêng của người nắm giữ chứng chỉ gửi tiền.
  • CCTG ghi danh: là giấy tờ có giá, theo hình thức phát hành mà trên chứng chỉ có ghi tên người sở hữu.
  • CCTG ghi sổ: là loại giấy tờ có giá, chứng chỉ này được bán cho người mua theo mệnh giá của CCTG và tiền lãi trả vào ngày đáo hạn. Lưu ý: đối với loại CCTG này bạn không thể chuyển nhượng cho người nào khác.

Chovaytienmatnhanh sẽ đưa ra ưu điểm và nhược điểm khi bạn có ý định đầu tư vào CCTG tại ngân hàng Sacombank, Vietcombank. Đầu tư CCTG tại ngân hàng Bản Việt (Viet Capital), Sacombank, Vietcombank. SHB, VIB, Việt Á, BIDV, ACB, Eximbank. MBbank, ABbank, Liên Việt Post Bank, VietCredit….

Mục đích chính và lớn nhất của khách hàng khi tham gia, đầu tư CCTG đó chính là lợi nhuận. Được hưởng lãi suất % trên số tiền mình đã gửi hoặc đã mua lại.

  • So sánh trong các gói đầu tư tiết kiệm sinh lời thì chứng chỉ gửi tiền có lãi suất cao hơn;
  • Đầu tư vào CCTG bạn không cần phải lo về rủi ro vì đơn vị phát hành khá uy tín đó là ngân hàng, các tổ chức tín dụng lớn;
  • Tiền lãi và tiền gốc của bạn được đảm bảo trong suốt quá trình gửi, nó tương tự như gửi sổ tiết kiệm;
  • Khách hàng, chủ sở hữu, người có CCTG có thể sử dụng chứng chỉ này để cầm cố. Có thể bán hoặc chuyển nhượng để huy động vốn, vay vốn một cách linh hoạt.

Khi tham gia chứng chỉ gửi tiền, nhà đầu tư (chủ sở hữu) không thể thanh toán trước hạn. Hoặc có thể nhưng bạn phải chịu mức lãi suất khá thấp. Hay nói cách khác là chủ sở hữu không được phép rút tiền liền khi cần tiền.

Ngoài ra tính thanh khoản của hình thức này không cao. Thanh khoản là gì? Là việc mua hoặc bán tài sản mà giá của tài sản đó không có sự thây đổi gì lớn trên thị trường. Tài sản dùng để thanh khoản có thể đổi sang tiền mặt.

Xem thêm: Lãi suất ngân hàng BIDV mới nhất

Bạn còn đang phân vân nên đầu tư vào CCTG hay là mở tài khoản, mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Cho Vay Tiền Mặt Nhanh có bảng so sánh CCTG và sổ tiết kiệm để bạn nhận định rõ hơn:

Chứng chỉ tiền gửi (CCTG)Đầu tư vào sổ tiết kiệm
Lãi suấtLãi suất của CCTG sẽ cao hơn và ổn định hơn so với sổ tiết kiệmTùy từng ngân hàng và kỳ hạn gửi mà có mức lãi suất khác nhau
Kỳ hạnTùy từng đợt phát hành của ngân hàng, thông thường kỳ hạn của CCTG có thể là 6 tháng, 12 tháng, 36 tháng, 48 tháng, 60 tháng, tối đa 84 thángKỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng
Tính thanh khoảnTính thanh khoản của CCTG thấp, chủ sở hữu không thể rút tiền trước hạn. Bạn phải cầm cố, thế chấp hoặc chuyển nhượng mới có thể thu hồi vốn.Tính thanh khoản cao, có thể rút tiền khi đến hạn hoặc chưa đến hạn vẫn có thể rút nhưng mức lãi suất thấp

Trái phiếu là gì? là giấy chứng nhận về việc người phát hành phải có nghĩa vụ trả cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền cụ thể. Với một lợi tức quy định trong một khoản thời gian xác định.

Nếu tính về độ an toàn của 2 hình thức này thì CCTG an toàn hơn. Bởi vì mua trái phiếu thì bạn phải chấp nhận rủi ro. Chấp nhận sự biến động của thị trường tài chính, giá mua – giá bán sẽ có sự chênh lệch đáng kể.

Nếu anh chị mua lại trái phiếu của các cá nhân, tổ chức, công ty mà đơn vị đó làm ăn giảm sút, kinh doanh trì trệ, có nguy cho phá sản. Thì nó sẽ ảnh hưởng và gây tổn thất đến tiền đầu tư của người mua trái phiếu. Ngược lại với trái phiếu, khi khách hàng đầu tư vào CCTG. Dù thị trường có biến động thì lãi suất vẫn không thây đổi trong suốt thời gian gửi.

Chứng chỉ tiền gửi có thể cho, tặng, bán hoặc chuyển nhượng cho người khác

Gần đây, hàng loạt ngân hàng phát hành CCTG với lãi suất siêu hấp dẫn, ưu đãi ở các kỳ hạn dài để thu hút khách hàng. Chovaytienmatnhanh thống kê lãi suất CCTG của một số ngân hàng có lãi suất cao hiện nay để bạn lựa chọn đầu tư:

  • Ngân hàng Bản Việt (VietCaptital): áp dụng lãi suất 10,2% (kỳ hạn 60 tháng). 10% (kỳ hạn 48 tháng); 9,5% (kỳ hạn 24 tháng).
  • Ngân hàng Việt Á Bank: lãi suất 9,1% cho kỳ hạn 24 tháng.
  • Chứng chỉ tiền gửi SCB: áp dụng lãi suất 8,6% cho kỳ hạn 84 tháng.
  • Ngân hàng SHB: 9,3% (kỳ hạn 8 năm); 9,1% (kỳ hạn 6 năm).
  • Chứng chỉ tiền gửi Vietcombank: lãi suất 8,5% cho kỳ hạn 36 tháng.
  • Ngân hàng Á Châu ACB: 1 tỷ đồng kỳ hạn 12 tháng với lãi suất cố định 6%/năm.
  • CCTG BIDV: Kỳ hạn 24 tháng với lãi suất 7,6%.
  • Ngân hàng VIB: lãi suất 6,88% (kỳ hạn 24 tháng), 6,68% (kỳ hạn 18 tháng).
  • Chứng chỉ tiền gửi Techcombank: lãi suất 7,9% kỳ hạn 36 tháng.
  • Ngân hàng Eximbank: áp dụng lãi suất 8,5% cho kỳ hạn 24 tháng.
  • Chứng chỉ tiền gửi fe credit lãi suất 6% kỳ hạn 36 tháng.

Như chúng ta đã thấy, ngân hàng Bản Việt có lãi suất CCTG cao nhất; tối đa là 10,2%/năm. Tập trung ở các kỳ hạn 24 tháng đến 84 tháng, thời hạn tiền gửi dài nhất có ngân hàng Sacombank 84 tháng với lãi suất 8,6%/năm.

Mỗi kênh có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Anh chị nên cân nhắc kỹ trước khi đầu tư khoản tiền nhàn rỗi của mình vào kênh nào. Tuy nhiên theo Cho Vay Tien Mat Nhanh, lãi suất và thời hạn của CTTG cao hơn và dài hơn của sổ tiết kiệm. Nhưng chủ sở hữu không được rút vốn trước hạn như sổ tiết kiệm được.

Vì vậy, khi đầu tư vào CCTG bạn nên có một khoản tiền nhàn rỗi, tiền tiết kiệm không cần dùng tới trong thời gian dài. Còn nếu đang đầu tư CCTG mà cần tiền gấp để xoay sở, anh chị phải thế chấp loại giấy tờ có giá này ở ngân hàng. Vay lại của ngân hàng với mục đích tiêu dùng hay kinh doanh với lãi suất cao hơn so với lãi suất CCTG.

Thời gian gần đây nhiều báo liên tục đăng các thông tin về việc ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi có ghi danh với lãi suất tiết kiệm cao kỷ lục và cao hơn gửi tiết kiệm thông thường tới 2% - 3%. Vậy chứng chỉ tiền gửi là gì và tại sao nó lại có lãi suất tiết kiệm cao thế? Bài viết này sẽ giải thích giúp bạn nắm được các vấn đề liên quan tới chứng chỉ tiền gửi.

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành cho người gửi tiền. Phần lớn các ngân hàng hiện nay ở Việt Nam đều phát hành chứng chỉ tiền gửi có ghi tên người thụ hưởng vào chứng chỉ tiền gửi này và vì thế nó được gọi là chứng chỉ tiền gửi ghi danh (hoặc định danh). Nghĩa là chỉ người sở hữu chứng chỉ tiền gửi (có ghi tên) mới được hưởng các quyền lợi liên quan tới chứng chỉ tiền gửi.

Về bản chất, một chứng chỉ tiền gửi có vài trò đầy đủ như một sổ tiết kiệm thông thường khi bạn gửi tiền tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng hiện nay áp dụng thêm điều khoản là bạn không được tất toán/ đáo hạn chứng chỉ tiền gửi trước hạn. Đây là điểm khác biệt lớn nhất so với sổ tiết kiệm thông thường.

Lý do đầu tiên như mình có đề cập ở trên là chứng chỉ tiền gửi thường không được tất toán trước hạn. Có những trường hợp được tất toán trước hạn thì ngân hàng sẽ thay đổi lại cách tính lãi suất, áp dụng lãi tới ngày bạn tất toán/ bán lại chứng chỉ cho ngân hàng thấp hơn rất nhiều so với lãi suất ghi trên chứng chỉ tiền gửi.

Ngoài ra, một lý do khác khiến chứng chỉ tiền gửi có lãi suất cao hơn tiết kiệm thông thường là vì kỳ hạn của chứng chỉ tiền gửi thường khá dài, phổ biến từ 2 - 5 năm, thậm chí còn dài hơn. Với kỳ hạn rất dài, sự hứng thú của người gửi tiền giảm đi rõ rệt và đó là lý do ngân hàng phải kéo lãi suất lên để thu hút khách hàng tham gia.

Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn dài và lãi suất cao

Lý do chính khiến ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi thường là do ngân hàng bị thiếu hụt vốn dài hạn, không đáp ứng được các quy định của pháp luật. Khi việc này xảy ra, ngân hàng sẽ phải huy động gấp tiền dân chúng để đáp ứng quy định. Vì vậy mà các chương trình chứng chỉ tiền gửi với lãi cao được tung ra để huy động vốn dài hạn cho ngân hàng.

Thời gian của chứng chỉ tiền gửi thường dài và bạn sẽ không được tất toán trước hạn. Vì vậy, nếu bạn đột ngột cần tiền sau khi đã gửi tiền vào chứng chỉ tiền gửi thì bạn có thể làm thủ tục bán chứng chỉ tiền gửi cho người khác (với sự xác nhận của ngân hàng).

Ngoài ra, nếu cần vốn bạn cũng có thể thế chấp chứng chỉ tiền gửi để vay tiền từ ngân hàng. Trường hợp này bạn sẽ phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất ghi trên chứng chỉ tiền gửi và có thể lên tới 1,5 lần lãi suất của chứng chỉ.

Xét về mức lãi suất thì rõ ràng là ở thời điểm ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi thì lãi của chứng chỉ tiền gửi luôn cao hơn so với gửi tiết kiệm thông thường. Tuy nhiên, do kỳ hạn của chứng chỉ tiền gửi rất dài nên bạn sẽ phải đứng trước các rủi ro về lạm phát, lãi suất tiết kiệm trong tương lai thay đổi.

Vì vậy, việc đánh giá xem có nên gửi chứng chỉ tiền gửi hay không còn phụ thuộc vào đánh giá cá nhân của bạn nữa. Nếu bạn kỳ vọng trong tương lai, xu hướng sẽ không có nhiều thay đổi/ biến động và lạm phát, lãi suất sẽ ổn định thì đây là một kênh sinh lời tốt. Ngược lại, nếu bạn không đánh giá được xu hướng của những năm tới thì sẽ rất khó kết luận được là có nên đầu tư chứng chỉ tiền gửi hay không.

Video liên quan

Chủ đề