Chu vi hình bình hành toán lớp 4 năm 2024

Hình bình hành là hình có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. Có thể thấy hình bình hành là một trường hợp của hình thang.

  • Lưu ý: Do hình vuông và hình chữ nhật cũng có 2 cạnh đối diện song song và bằng nhau, chính vì thế, hình vuông và hình chữ nhất cũng được coi là trường hợp đặc biệt của hình bình hành

2. Tính chất của hình bình hành

– 2 cạnh đối của hình bình hành song song và bằng nhau

– Các góc đối thì bằng nhau.

– Hai đường chéo của hình bình hành cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

3. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành

1/ Nếu một tứ giác có các cạnh đối song song thì hình đó là hình bình hành.

Tứ giác ABCD có các cặp cạnh AB//CD và AD//CB thì tứ giác ABCD là hình bình hành.

2/ Nếu một tứ giác có các cạnh đối bằng nhau thình hình đó là hình bình hành.

Tứ giác ABCD có các cặp cạnh đối thỏa mãn AB = CD, AD =BC thì tứ giác ABCD là hình bình hành.

3/ Nếu một tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là tứ giác đó hình bình hành.

Tứ giác ABCD có cặp cạnh AB và CD thỏa mãn: AB//CD và AB = CD hoặc AD//BC và AD = BC thì tứ giác ABCD là hình bình hành.

4/ Nếu một tứ giác có các góc đối bằng nhau là tứ giác đó là hình bình hành.

Tứ giác ABCD có thì tứ giác ABCD là hình bình hành.

5/ Nếu một tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường thì tứ giác đó là hình bình hành.

Tứ giác ABCD có 2 đường chéo AC cắt BD tại điểm O. Nếu OA = OC, OB = OD thì tứ giác ABCD là hình bình hành.

1. Cách tính diện tích hình bình hành

Ta có thể suy ra từ công thức tính diện tích hình thang. Diện tích hình thang được tính bằng chiều cao nhân với trung bình cộng 2 đáy. Mà trong hình bình hành 2 đáy đối diện có kích thước bằng nhau. Chính vì thế diện tích hình bình hành được tính bằng chiều cao nhân với độ dài đáy tương ứng (cùng đơn vị đo)

2. Công thức tính diện tích hình bình hành

S= a*h

Trong đó:

  • S là diện tích
  • a là độ dài đáy
  • h là chiều cao của hình bình hành

III. Chu vi hình bình hành

1. Cách tính chu vi hình bình hành

Chu vi hình bình hành được tính bằng tổng độ dài 4 cạnh. Mà hình bình hành có 2 cái đối diện bằng nhau. Chính vì thế chu vi hình bình hành được tính bằng 2 lần tổng độ dài 2 cạnh kề nhau.

2. Công thức tính chu vi hình bình hành

P = 2 x (a + b)

Trong đó:

  • P là chu vi hình bình hành
  • a là độ dài cạnh AB
  • b là độ dài cạnh BC

Các dạng bài tập

Áp dụng kiến thức về hình bình hành đã tìm hiểu ở trên, các con hãy thử làm những bài tập dưới đây nhé: Bài 1: Tính diện tích hình bình hành sau:

Bài tập này cha mẹ hãy hướng dẫn và cho con tự làm dựa vào công thức tính diện tích hình bình hành: S= a*h (S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao).

Đáp án:

  1. Diện tích hình chữ nhật là: 510 = 50 cm2
  2. Diện tích hình bình hành là: 510 = 50 cm2

Bài 2: Tính diện tích hình bình hành, biết:

  • Xét câu (a) ta thấy độ dài đáy và chiều cao của hình bình hành chưa cùng 1 đơn vị đo. Như vậy, để thực hiện phép tính, các con phải đưa về cùng 1 đơn vị đo giống nhau. Ở đây, ta sẽ đưa về cùng đơn vị đo là cm2

\=> Đổi 4dm = 40 cm.

\=> Diện tích hình bình hành là: 40 34 = 1360 cm2

  • Tương tự câu a, các con hãy tiếp tục đổi độ dài đáy và chiều cao ở câu b về chung một đơn vị đo rồi tính diện tích nhé.

Trong giai đoạn này để việc tự học tại nhà đạt hiệu quả cao, phụ huynh và học sinh hãy theo dõi những bài giảng online trong chương trình “Học online cùng HOCMAI” được phát trực tiếp trên kênh Youtube HOCMAI Tiểu học và Fanpage Hocmai.vn Tiểu học.

Ngoài ra để học sinh chủ động bổ sung thêm nhiều kiến thức mới nói chung cũng như diện tích hình bình hành nói riêng trước khi quay lại trường, phụ huynh có thể tham khảo ngay Chương trình Học Tốt tại HOCMAI cho con em mình. Chương trình có hệ thống bài giảng được xây dựng, bám sát chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một học kỳ sẽ bao gồm các đơn vị kiến thức khác nhau, được chia thành từng bài học tương ứng với những tiết học trên trường. Từ đó, học sinh dễ dàng tìm kiếm những bài giảng muốn học để ôn lại hoặc mở rộng kiến thức. Bên cạnh đó, với những dịch vụ kèm theo như Hỏi đáp 247, học bạ điện tử, email thông báo kết quả học tập, cha mẹ yên tâm có thể dễ dàng kiểm tra, đánh giá được tình hình học tập của con và con hoàn toàn chủ động trong việc tiếp thu kiến thức.

Muốn tính chu vi hình bình hành thì phải làm sao?

Để tính chu vi của hình bình hành, ta có thể sử dụng công thức: chu vi = (a + b) x 2. Trong đó, a và b lần lượt là độ dài 2 cạnh bất kỳ của hình bình hành. Ví dụ: Giả sử ta có một hình bình hành ABCD với hai cạnh a = 4 cm và b = 6 cm.

Chu vi và diện tích của hình bình hành là gì?

Diện tích của hình bình hành được tính bằng cách nhân độ dài cạnh đáy (a) với chiều cao (h). Công thức tính diện tích của hình bình hành là S = a x h, trong đó S là diện tích. 5. Chu vi của hình bình hành là tổng các độ dài của các cạnh.

Chu vi hình bình hành A là gì B là gì?

Công thức tính chu vi hình bình hành Hay, chu vi hình bình hành là tổng độ dài của bốn cạnh hình bình hành. Trong đó: C là chu vi hình bình hành. a, b là hai cạnh bất kỳ của hình bình hành.

Tính diện tích hình bình hành như thế nào?

Diện tích hình bình hành bằng độ dài cạnh đáy nhân với độ dài chiều cao.

Chủ đề