Chủ thể và khách thể là gì năm 2024

Dựa trên các quy định của Bộ luật hình sự thì mỗi tội phạm sẽ được cấu thành từ 4 yếu tố. Bất cứ tội phạm nào cũng đều xâm hại một hoặc một số quan hệ xã hội nhất định được Luật hình sự bảo vệ. Một trong số đó chính là khách thể của tội phạm hay còn được hiểu là đối tượng bị tội phạm xâm hại.

  • Khách thể

Mặc dù hiện tại vẫn chưa có định nghĩa thống nhất nào về khách thể là gì, dựa vào đặc điểm cụ thể của khách thể, có thể đưa ra một số định nghĩa để có thể hiểu được khái niệm này.

Theo từ điển tiếng Việt, khách thể là đối tượng chịu sự chi phối và tác động của đối tượng gây ra hành động.

Với góc nhìn của pháp luật, khách thể là những lợi ích về vật chất, tinh thần, hoặc lợi ích cả về vật chất và tinh thần mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó.

  • Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được Luật Hình sự xác lập, bảo vệ và bị tội phạm xâm hại bằng cách gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại. Đây là yếu tố bắt buộc của tất cả tội phạm, là một trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm. Song không phải mọi quan hệ xã hội đều là khách thể của tội phạm. Theo khoản 1 Điều 8 Bộ Luật Hình sự 2015, những quan hệ xã hội được ghi nhận là khách thể của tội phạm bao gồm:

– Độc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc;

– Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;

– Những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa

Việc xác định khách thể của tội phạm mang ý nghĩa rất quan trọng trong pháp luật về hình sự bởi đó:

– Là căn cứ để định tội và là căn cứ quan trọng để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác.

– Là căn cứ quan trọng để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho cộng đồng, xã hội của tội phạm.

– Thông qua khách thể của tội phạm có thể thấy được bản chất giai cấp của Bộ luật hình sự Việt Nam.

Các loại khách thể của tội phạm

  • Khách thể chung của tội phạm

Khách thể chung của tội phạm là tổng thể những quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Luật hình sự bảo vệ. Thông qua khách thể chung, chúng ta có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp luật khác ngoài tội phạm thấy được nhiệm vụ quan trọng của Bộ luật hình sự và bản chất giai cấp của nó trong việc bảo vệ và duy trì trật tự xã hội.

  • Khách thể loại của tội phạm

Khách thể loại của tội phạm là một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất, được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm tội phạm xâm hại. Ý nghĩa của việc xác định khách thể loại của tội phạm nhằm tạo cơ sở để hệ thống hoá các quy phạm của pháp luật phần các tội phạm cụ thể trong Bộ luật Hình sự thành từng chương, điều này giúp đưa ra cái nhìn tổng quan về các tội phạm từ đó đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của từng tội phạm và tạo cơ sở để áp dụng pháp luật một cách hiệu quả.

  • Khách thể trực tiếp của tội phạm:

Khách thể trực tiếp của tội phạm là loại quan hệ xã hội cụ thể và bị một loại tội phạm cụ thể khác trực tiếp xâm hại. Một tội phạm có thể xâm hại tới nhiều khách thể khác nhau nhưng không phải lúc nào những khách thể đó đều bị coi là khách thể trực tiếp. Một loại khách thể chỉ được coi là khách thể trực tiếp khi đó là quan hệ xã hội mà khi gây thiệt hại, chủ thể thể hiện được bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Muốn xác định được khách thể trực tiếp, ta phải vừa dựa vào điều luật quy định về tội phạm đó xâm phạm đến cái gì, vừa phải dựa vào các chi tiết cấu thành nên tội phạm khác như: động cơ, mục đích, lỗi, các yếu tố khách quan, đặc điểm của chủ thể…

Trên đây là những chia sẻ ngắn gọn về khách thể của tội phạm và các loại khách thể của tội phạm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

Lĩnh vực:

Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:

Tạo mới thuật ngữ này

Yêu cầu tạo thuật ngữ này

Tìm thấy 8 thuật ngữ gần giống

Khách thể của quan hệ hôn nhân và gia đình

Lợi ích mà các chủ thể đạt đươc khi tham gia vào quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, gồm: các lợi ích về nhân thân như họ tên, quốc tịch…; các hành vi như sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình; các lợi ích về vật chất như tài sản, các khoản cấp dưỡng, tài sản được thừa kế;

Khách thể của quan hệ luật hành chính

Các hành vi của cá nhân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ luật hành chính, đối tượng mà quan hệ luật hành chính tác động tới.

Theo nghĩa tổng quát thì khách thể của quan hệ luật hành chính là trật tự quản lý hành chính.

Khách thể của quan hệ pháp luật

Lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật.

Khách thể vật chất có thể là:

  1. Tài sản vật chất
  2. Hành vi xử sự của con người
  3. Các lợi ích phi vật chất

Khách thể của quan hệ pháp luật đất đai

Toàn bộ vốn đất quốc gia, từng loại đất cụ thể mà trên đó Nhà nước thiết lập từng chế độ pháp lý nhất định.

Theo pháp luật hiện hành, đất đai được phân loại như sau:

  1. Nhóm đất nông nghiệp;
  1. Nhóm đất phi nông nghiệp;
  1. Nhóm đất chưa sử dụng.

Các nhóm đất trên là khách thể của từng chế độ pháp lý đất tương ứng.

Khách thể của tội phạm

Quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.

Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm và được hiểu là đối tượng bị tội phạm xâm hại.

Luật hình sự coi đối tượng bị tội phạm xâm hại là quan hệ xã hội. Bất cứ tội phạm nào cũng đều xâm hại một hoặc một vài quan hệ xã hội nhất định được Luật hình sự bảo vệ.

Khách thể của vi phạm pháp luật

Quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.

Khách thể là một trong bốn yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật (chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan).

Khách thể của vi phạm pháp luật có thể được phân biệt theo ngành luật.

Khách thể của quan hệ pháp luật lao động

Một yếu tố của quan hệ pháp luật lao động, trong đó, thể hiện sự quan tâm của chủ thể quan hệ pháp luật lao động tới một mục đích, một lợi ích nào đó.

Khách thể của quan hệ pháp luật lao động là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt quan hệ pháp luật lao động.

Không phải trong mọi trường hợp, sức lao động đều là khách thể mà chỉ có thể là khách thể khi sức lao động được đặt vào một tình trạng nhất định.

Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự

Đối tượng mà các chủ thể quan tâm, hướng tới, nhằm đạt tới hoặc tác động vào khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.

Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự được chia thành 5 nhóm sau:

  1. Tài sản - nhóm khách thể của quan hệ pháp luật về sở hữu;
  1. Hành vi (hành động hoặc không hành động) - nhóm khách thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự;
  1. Các kết quả của hoạt động tinh thần, sáng tạo - nhóm khách thể của quyền sở hữu trí tuệ;
  1. Các giá trị nhân thân - nhóm khách thể của của quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ;
  1. Quyền sử dụng đất - nhóm khách thể trong các quan hệ pháp luật dân sự về chuyển quyền sử dụng đất.

Khái niệm chủ thể là gì?

Chủ thể là cá nhân, tổ chức tham gia vào một quan hệ xã hội nhất định. Trong mỗi mối quan hệ xã hội thì chủ thể có những tên khác nhau nhưng điểm chung là đều tồn tại hiện hữu. Chủ thể tồn tại hiện hữu có nghĩa là có trên thực tế chủ thể có thể được nhận diện hoặc nhận biết được thông qua các thông tin của chủ thể đó.

Khách thể là gì cho ví dụ?

Khách thể là lợi ích vật chất, hoặc lợi ích về tinh thần, hoặc cả lợi ích về cả hai mặt mà các bên chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nhất định. Tuy nhiên, một số người còn hiểu rằng khách thể là đối tượng của nhận thức và tác động lên chủ thể là con người có ý thức và ý chí.

Khách thể của triết học là gì?

Danh từ Đối tượng nhận thức và tác động của chủ thể, tức là của con người có ý thức và ý chí.

Có bao nhiêu loại khách thể?

Khoa học luật hình sự Việt Nam phân biệt ba loại khách thể của tội phạm: Khách thể chung của tội phạm, khách thể loại của tội phạm và khách thể trực tiếp của tội phạm. Các khái niệm này đều chỉ các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại nhưng ở mức độ bao quát khác nhau.

Chủ đề