Chồng của dì được gọi là gì miền trung năm 2024

Tính từ hệ tộc thuộc đời ông bà nội, ngoại, nếu người lớn ngang vai ông bà nội, ngoại của mình, các cháu, chắt đều gọi là Ông (nam)-Bà (nữ), kèm gọi thêm thứ tự sinh ra trong nhà (cả (hai), hai, ba, tư (bốn),… hoặc tên tục thường gọi, tên giấy tờ (khai sinh).

Từ đời cha mẹ, về họ tộc bên cha, anh của cha gọi là bác, em là chú, chị-em gái của cha gọi là cô (có vùng gọi chị của cha là bác). Vợ của bác cũng gọi là bác, vợ của chú gọi là thím, chồng của cô gọi là dượng (có nơi gọi là bác nếu cô là chị của cha, hay chú nếu cô là em của cha). “Mất cha còn chú,…”.

Về họ tộc bên mẹ, anh-em trai của mẹ đều gọi là cậu, vợ của cậu gọi là mợ; chị-em gái của mẹ đều gọi là dì, chồng của dì cũng gọi bằng dượng như là chồng của cô. “…. mất mẹ bú dì”.

Từ cách xưng hô trong gia đình họ tộc, người Việt vận dụng vào cách xưng hô trong quan hệ ngoài xã hội, người ngang tuổi ông bà nội. ngoại thường gọi bằng ông–bà, người tuổi lớn hơn cha thường gọi bằng bác, nhỏ hơn gọi bằng chú,…. hoặc theo vai mẹ gọi bằng dì, cậu… thế nào cho hợp lý.

Cách xưng hô nêu trên là truyền thống của tất cả họ tộc người Việt, thể hiện thứ bậc, vai vế trong họ tộc, để mọi người tuân thủ nền nếp trên dưới, trật tự, kỷ cương, chấp hành những quy ước, sinh hoạt, việc chung của nhà, của họ,… theo nếp nghĩ, nếp làm của họ tộc, không được nghĩ khác, làm khác. Trật tự trên góp phần rất căn bản để xây dựng, giữ gìn trật tự, kỷ cương, pháp luật chung của xã hội, đất nước. “ Trên kính, dưới nhường”, “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”.

Hiện nay, cách xưng hô trong xã hội đang ngày càng lộn xộn mà chưa rõ trách nhiệm thuộc về ai? Gia đình đã chỉ bảo như thế nào? Nhà trường có liên quan không? Các tổ chức xã hội làm gì? Đó là hầu hết lớp trẻ -thanh thiếu niên, đều gọi người lớn tuổi hơn mình bao nhiêu, đáng vai ông, cha, chú… cũng đều gọi là chú.

Tôi có vài ví dụ như sau:

- Cách đây khá lâu, trong Hội Chữ thập đỏ nơi tôi công tác, có dịp gặp một cháu thiếu niên đang tham gia sinh hoạt, gọi tôi bằng chú, hỏi ra là con của… cháu tôi, tôi có sửa gọi tôi bằng ông cho cháu nhớ.

- Một cô bé sắp làm dâu nhà em gái tôi, vào nhà cũng gọi tôi bằng chú, dù biết tôi lớn hơn ba mẹ cháu, là anh của mẹ chồng tương lai nhưng cháu cũng không biết gọi cho đúng.

- Các cháu hàng xóm là thiếu niên, nhi đồng thì gọi tôi đủ cấp cỡ, cha mẹ chúng gọi tôi là bác, chú, chúng cũng gọi là bác, chú,…

Người để ý cách xưng hô thì còn có lời sửa sai để xưng hô cho đúng người xem không là gì quan trọng thì gọi nhau thế nào cũng được; người Tây, người Tàu họ đâu có tiểu tiết như người Việt ta, cứ I -You, Ngộ - Nị là xong!

Xin lập lại, xưng hô đúng cách là thể hiện nền nếp gia đình, truyền thống của người Việt, là nền tảng xây dựng nhân cách, góp phần rất quan trọng trong việc thực hiện trật tự, kỷ cương từ gia đình đến ngoài xã hội, pháp luật của Nhà nước... là gìn giữ văn hóa, văn minh của dân tộc Việt. Việc này cần làm ngay!

Khác với ngôn ngữ của các nước Châu Mỹ, Châu Âu, cách xưng hô trong gia đình Việt phong phú và đa dạng hơn, với nhiều danh xưng theo vai vế, thứ bậc cũng như mối quan hệ trong mỗi gia đình. Trên thực tế, cách xưng hô trong gia đình bên ngoại và bên nội thậm chí cũng khác nhau.

Chồng của dì được gọi là gì miền trung năm 2024
Cách xưng hô trong gia đình và thứ bậc, vai vế trong các gia đình Việt

Nhân dịp năm mới đang đến, cùng Vua Nệm tìm hiểu cách xưng hô trong gia đình để có những câu chúc, những lời chào hỏi thật đúng và thật ý nghĩa nhé!

1. Thứ bậc trong gia đình Việt

Ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, thứ bậc trong các gia đình Việt đã xuất hiện từ thời phong kiến và biến đổi theo xu hướng xã hội cho đến ngày nay. Nếu bản thân mỗi người được làm chuẩn bởi danh xưng “tôi” thì các thứ bậc trong gia đình Việt từ trên xuống dưới lần lượt như sau:

  • Kị: kị là đời thứ 5 trở đi tính từ đời của danh xưng “tôi”. Ở miền Bắc hoặc miền Trung, kị thể hiện là đời cha/mẹ của ông bà cố, hay còn được gọi là kị ông/ kị bà. Ở miền Nam, thay vì gọi bằng kị, cách xưng hô thông thường cho thế hệ này thường là sơ, tức là ông sơ, bà sơ.
  • Cụ: là đời thứ 4 tính từ thế hệ của danh xưng “tôi”. Cụ được xem là đời cha mẹ của ông bà nội hoặc ngoại của chủ thể. Ở miền Bắc và miền Trung, thứ bậc này được xưng hô là cụ ông, cụ bà. Ở miền Nam, ba mẹ của ông bà thì được xưng bằng ông cố, bà cố.
    Chồng của dì được gọi là gì miền trung năm 2024
    Các thứ bậc, vai vế trong gia đình Việt
  • Ông bà: là đời thứ ba tính từ danh xưng “tôi”. Ông bà là thế hệ cha mẹ của ba mẹ mình. Ông bà thường được gọi là ông bà nội hoặc ông bà ngoại, nhằm phân biệt giữa các đấng sinh thành của mẹ và của ba.
  • Ba mẹ: là người sinh ra chủ thể “tôi”. Tùy theo từng vùng miền mà cách xưng hô cũng khác nhau. Ở một số vùng miền, “mẹ” còn được gọi là: u, má, bầm…Còn với từ “ba”, có nhiều cách xưng hô khác ở các vùng miền khác như: bố, cha, tía…

2. Cách xưng hô theo gia đình bên nội

Trong văn hóa và ngôn ngữ tiếng Việt, cách xưng hô trong gia đình được phân biệt theo họ hàng bên nội và bên ngoại.

Dưới đây là cách xưng hô chuẩn theo gia đình bên nội:

  • Thứ bậc cao nhất trong gia đình bên nội thường là ông bà nội. Ông bà nội tức là ba mẹ của ba mình. Ngang hàng với ông bà nội là các anh/chị/em của ông bà. Các xưng hô với các vị anh/chị/em của ông bà nội thường là ông (với người nam) hoặc bà (với người nữ).

Với một số gia đình, thứ bậc cao nhất là ông cố nội hoặc bà cố nội, tức là ba mẹ của ông bà nội mình.

Chồng của dì được gọi là gì miền trung năm 2024
Cách xưng hô theo gia đình bên nội

  • Tiếp theo là đến thứ bậc ba của chủ thể “tôi”. Ngang hàng với ba là các anh/chị/em ruột của ba. Với anh/chị/em của ba, cách xưng hô có sự khác nhau rõ rệt theo từng vai vế, giới tính. Cụ thể như sau:

Anh trai của ba được gọi là bác hay bác trai. Vợ của bác trai cũng được gọi là bác, hay cụ thể hơn là bác gái.

Chị gái của ba được gọi là bác, và chồng của bác được gọi là bác trai trong cách xưng hô miền Bắc. Ở miền Nam và miền Trung, chị của ba thường được gọi là cô, và chồng của cô sẽ được gọi là dượng.

Em trai của ba được gọi là chú. Vợ của chú gọi là thím.

Em gái của ba được gọi là cô và chồng của cô gọi là chú. Cách xưng hô trên được sử dụng ở miền Bắc và miền Nam. Các khu vực tại miền Trung, cách xưng hô em gái của ba thường là o và chồng của o vẫn được gọi là dượng.

  • Tiếp theo là đến thứ bậc anh/chị/em họ của gia đình bên nội. Anh/chị/em/họ là con cái của anh/chị/em ruột của ba. Trong văn hóa Việt, cách xưng hô với anh/chị/em họ là theo vai vế mà không theo tuổi tác.

Ví dụ, con gái của anh trai ba mặc dù nhỏ tuổi hơn chủ thể “tôi”, “tôi” vẫn phải xưng hô con gái của bác bằng chị vì vai vế lớn hơn. Hay con trai của em gái ba lớn tuổi hơn chủ thể “tôi”, “tôi” vẫn xưng hô là em trai vì vai vế của chủ thể “tôi” lớn hơn trong trường hợp này.

Chồng của dì được gọi là gì miền trung năm 2024
Cách xưng hô với họ hàng bên nội và họ hàng bên ngoại khác nhau

  • Thế hệ nhỏ nhất là con cái của anh/chị/em/họ bên dòng họ nội. Những đứa trẻ này sẽ xưng hô với chủ thể “tôi” như cách xưng hô với anh/chị/em của ba mẹ đã được đề cập ở trên.

3. Cách xưng hô theo gia đình bên ngoại

Gia đình bên ngoại được hiểu là gia đình bên mẹ. Tương tự như bên nội, cách xưng hô theo họ hàng ngoại cũng có một số điểm chung nhất định và những điểm khác biệt cần lưu ý.

Dưới đây là cách xưng hô cụ thể theo gia đình bên ngoại:

  • Thứ bậc cao nhất trong nhà vẫn là ông bà ngoại. Ông bà ngoại là để chỉ các đấng sinh thành của mẹ. Anh/chị/em ruột của ông bà ngoại thường được gọi là ông (với người nam), hoặc bà (với người nữ). Cụ thể hơn thì anh/chị/em của ông bà ngoại có thể được gọi là bà dì, ông cậu, hoặc bà bác, ông bác.

Trong một số gia đình bên ngoại, thứ bậc cao nhất lại thuộc về ông bà cố ngoại, tức là ba mẹ của ông bà ngoại.

  • Tiếp theo đó chính là thứ bậc ngang hàng với mẹ, tức là anh/chị/em ruột của mẹ. Cách xưng hô với anh/chị/em ruột của mẹ cụ thể như sau:

Anh trai của mẹ thường được gọi là bác và vợ của bác được gọi là bác gái trong cách xưng hô miền Bắc. Ở miền Trung, anh trai của mẹ gọi là cụ và vợ của cụ thì gọi là mự. Với cách xưng hô miền Nam, anh trai mẹ được gọi là cậu và vợ của cậu là mợ.

Chồng của dì được gọi là gì miền trung năm 2024
Cách xưng hô theo gia đình bên ngoại

Chị gái của mẹ cũng được gọi là bác đối với miền Bắc, và chồng của bác gọi là bác trai. Ở miền Trung và miền Nam, chị gái của mẹ được gọi là dì, và chồng của dì là dượng.

Em gái của mẹ được xưng hô là dù ở cả 3 miền. Tuy nhiên, chồng của dì lại có cách gọi khác nhau ở từng khu vực. Ở miền Bắc thì chồng của dì được gọi là chú. Còn ở hai miền còn lại, chồng của dì được gọi là dượng.

Em trai của mẹ được gọi là cậu ở miền Bắc và miền Nam, gọi là cụ ở miền Trung. Vợ của cậu được gọi là mợ. Vợ của cụ thì được gọi là mự.

  • Tiếp theo là thứ bậc ngang hàng với chủ thể “tôi”, tức là anh/chị/em/họ bên ngoại, là con của anh/chị/em ruột của mẹ. Tương tự như cách xưng hô bên nội, anh/chị/em họ được xưng hô “anh”, “chị”, hoặc “em” theo vai vế chứ không theo tuổi tác.

Vai vế ở đây được tính từ thời các anh/chị/em ruột của mẹ.

  • Thứ bậc cuối cùng chính là con của anh/chị/em/họ. Những đứa trẻ này chính là cháu của chủ thể “tôi” và sẽ xưng hô với chủ thể tôi bằng cách xưng hô với anh/chị/em của ba mẹ đã được mô tả ở trên.

XEM THÊM:

  • Dành thời gian cho gia đình bao nhiêu là đủ? Kinh nghiệm hữu ích
  • 50 câu danh ngôn về gia đình hay và ý nghĩa nhất
  • Top 22 món ngon cuối tuần hấp dẫn cho gia đình

4. Kết luận

Trên đây là các mô tả cụ thể về cách xưng hô trong gia đình. Cách xưng hô trong gia đình Việt được đánh giá là phức tạp với những vai vế, thứ bậc và ngôi xưng hô khác nhau. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài, bạn sẽ quen và sẽ nhớ rất dễ dàng các cách xưng hô này. Cách xưng hô trong gia đình cần được hướng dẫn cho con trẻ từ nhỏ để bé có cách xưng hô đúng, tránh các lầm lẫn về sau.

Hy vọng Vua Nệm đã đem đến những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi Vua Nệm ở những bài viết hấp dẫn sắp tới nhé!

Chồng của dì ở miền Bắc gọi là gì?

Ở miền Bắc thì chồng của dì được gọi là chú. Còn ở hai miền còn lại, chồng của dì được gọi là dượng.

miền Trung gọi chồng là gì?

Chồng của họ thường được gọi là bác trai hoặc dượng. Em gái của mẹ: Ở cả ba miền, em gái của mẹ thường được gọi là dì. Tùy thuộc vào vùng, chồng của họ có thể được gọi là chú (miền Bắc) hoặc dượng (miền Trung và Nam).

Chồng của em ruột mẹ gọi là gì?

- Dượng: Là chồng của cô (em hoặc chị của bố mình) hoặc của dì (em hoặc chị của mẹ mình). Từ “dượng” chỉ đi kèm với từ “bố” là “bố dượng”, “cha dượng” hoặc “cha ghẻ” để chỉ người chồng sau của mẹ ruột mình. Không có danh xưng “chú dượng”, “bác dượng”.

Chồng của em gái thì gọi là gì?

Chồng của chị gái/em gái gọi là "anh/em rể". Anh em chị của chồng gọi là "anh em chị chồng" và tương tự với vợ là "anh em chị vợ". Hai người đàn ông có vợ là chị em gọi là "anh em cọc chèo" hay "anh em đồng hao" (ở miền Bắc); và hai người phụ nữ có chồng là anh em gọi là "chị em dâu".