Chó ma cắn là gì

04/06/2021 11:45 View: 11887

Cho em hỏi: "Em không bị va đập ngủ dậy thì thường có những vết bầm tím dí vào thì không đau, mà như dân gian bảo bị chó ma cắn ấy ạ. Mà bị thường xuyên có phải là có người muốn liên lạc với em không? Hay em bị chó ma cắn thật không ạ?"

Chó ma cắn là gì

Bị ma chó (chó ma) cắn?

Bị bầm tím mà không rõ nguyên do là một trong những hiện tượng mà người xưa hay quy về tâm linh khi không lời giải đáp. Vì không bị va đập ở đâu, cơ thể cũng hoàn toàn bình thường không ốm yếu. 

Ở quê mọi người hay bảo là ma chó, do giặt và phơi đồ (áo quần) ở ngoài qua đêm. Có nghĩa là sau khi mặt trời lặn mà không lấy quần áo vào thì sẽ bị "ma chó" bám vào, cách trừ ma chó là để đồ lên giường hay lên sàn, lấy cán chổi đập lên đồ mấy cái trước khi gấp cất.

Chó ma cắn có thật không? 

Vết bầm tím dưới da tự dưng xuất hiện sau một đêm không phải là “vết ma chó cắn” như mọi người thường truyền tai nhau, mà đó là dấu hiệu của khả năng cầm máu có vấn đề, dẫn đến xuất huyết dưới da hoặc hiện tượng thiếu vitamin C trầm trọng. 

Chúng ta cùng xem nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện vô tình của những “vết ma chó cắn” nhé!

Thiếu vitamin C

Thiếu vitamin C nghiêm trọng gây ra: Bầm tím nặng trên da, nướu bị sưng và chảy máu, rụng răn, ăn không ngon miệng, yếu cơ, nổi mẩn đỏ hoặc đốm trên da, tóc khô rụng, giảm cân, chảy máu tự phát, phá hủy hồng cầu, tăng trưởng chậm và biến dạng xương ở trẻ em, bệnh lý thần kinh, tử vong do biến chứng. 

Lý do thiếu vitamin C thường là do chế độ ăn uống kém lành mạnh và lạm dụng thực phẩm tinh chế giàu calo nhưng thiếu dưỡng chất.
Thiếu vitamin C có thể tránh được bằng cách ăn nhiều trái cây và rau quả tươi.

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, lượng vitamin C khuyến nghị thông qua chế độ ăn uống là 90 mg đối với nam và 75 mg đối với nữ.
Sau đây là danh sách các loại thực phẩm giàu vitamin C mà mọi người nên đưa vào chế độ ăn uống và hàm lượng vitamin C, được xác định bởi Trường Y Harvard (Mỹ).

  • 1 ly nước cam: 60 mg
  • ½ chén súp lơ xanh nấu chín: 50 mg
  • 1 chén ớt chuông xanh: 45 mg
  • 1 ly nước ép cà chua: 45 mg
  • 1 quả xoài vừa: 30 mg
  • 1 ly nước chanh: 30 mg
  • Cũng có thể uống viên bổ sung vitamin C để phòng tránh bệnh thiếu vitamin C.

Tuy nhiên, mọi người nên chú ý không tiêu thụ quá nhiều vitamin C vì nó có thể dẫn đến sỏi thận và gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn, cũng như quá tải sắt. Quá nhiều chất sắt có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến các cơ quan như tim, tuyến tụy, tuyến giáp và hệ thần kinh trung ương

Vết bầm tím xuất hiện do bệnh lí về hệ thống huyết quản

Bệnh lí về hệ thống huyết quản là nguyên nhân phổ biến nhất. Chẳng hạn như vách của huyết quản bị tổn thương, hay do tính dễ vỡ và sự thẩm thấu của vách huyết quản tăng cao dẫn đến hồng cầu bị trong máu bị lộ ra ngoài, khiến trên da xuất hiện những vết bầm tím. Hiện tượng này thường xảy ra với các bệnh nhân mắc chứng bệnh: dị ứng da, ung thư máu, xuất huyết da, lão hóa da…

Số lượng tiểu cầu tăng giảm thất thường

Hiện tượng “vết ma cắn” xuất hiện cũng có nguyên nhân do số lượng tiểu cầu trong máu tăng hay giảm đột ngột gây ra (tiểu cầu có chức năng cầm máu khi có vết thương hở và xuất huyết). Chính vì thế, nếu tiểu cầu bị giảm hoặc chức năng tiểu cầu bị suy yếu sẽ dẫn đến việc xuất hiện các vết bầm tím ngoài da. Nếu nặng hơn có thể bị ho ra máu, tiểu tiện, đại tiện ra máu hay kinh nguyệt ra quá nhiều.

Khả năng đông máu có vấn đề

Khi khả năng đông máu gặp trục trặc, nó sẽ biểu hiện ra ngoài như các khớp bị tích máu, cơ bắp sưng tấy, nội tạng xuất huyết… Tuy nhiên, hiếm khi thấy vết bầm tím xuất hiện ở dưới da do chức năng đông máu của cơ thể, trừ khi cơ thể bị những vết bầm lớn.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan bên trong cơ thể thì việc thiếu các dưỡng chất, vitamin C, B12… cũng khiến việc sản xuất tiểu cầu bị chậm lại, từ đó gây ra vết bầm tím vô cớ. Do không rõ nguyên nhân xảy ra và tần suất cũng thường xuyên nên chúng ta khá chủ quan với các vết bầm bất thường. Đa phần những vết bầm tím này đều lành tính nhưng cũng đừng nên xem thường bởi chúng có thể dẫn đến các bệnh lí nguy hiểm khác. 

Chó ma cắn là gì

Ảnh minh hoạ (Internet)

Vì vậy, nếu cơ thể xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín và bệnh viện để kiểm tra, không nên mê tín đổ cho tâm linh hay xem bói, cúng bái tốn kém. Cũng đừng đổ tại ma chó hay chó ma gì đấy, nếu có ma chó thật thì con ma cũng sẽ bảo các bạn này rằng: "chắc t thèm cắn m" 

Chó ma cắn là gì

Tamlinh.org 

Thờ cúng

Tâm linh

Kiêng kỵ

Chữa bệnh

Hẻm tâm linh

Chó ma

    • Chó Địa Ngục có thật không, vì sao chúng lại đáng sợ thế?

Ma chó

Bầm tím không rõ nguyên nhân

Vết bầm tím trên da

Đôi khi, bạn thấy vài vết bầm tím trên cơ thể mà không hề bị va vào đâu, đó là do thiếu vitamin C. Nhưng không chỉ có vậy, thiếu vitamin C là một vấn đề sức khỏe, nếu không được điều trị, có thể gây tử vong, theo Health News.

Chó ma cắn là gì
2 viên vitamin C 500 mg mỗi ngày: 'Cứu tinh' cho người bệnh tiểu đường

Trong thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, bệnh thiếu vitamin C là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho các thủy thủ, vì họ đã không có đủ thực phẩm giàu vitamin C trên biển.

Ngày nay, bệnh thiếu vitamin C vẫn có thể gặp ở các nước đang phát triển nơi tình trạng suy dinh dưỡng đang lan tràn.

Lý do thiếu vitamin C thường là do chế độ ăn uống kém lành mạnh và lạm dụng thực phẩm tinh chế giàu calo nhưng thiếu dưỡng chất.

Thiếu vitamin C có thể tránh được bằng cách ăn nhiều trái cây và rau quả tươi.

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, lượng vitamin C khuyến nghị thông qua chế độ ăn uống là 90 mg đối với nam và 75 mg đối với nữ.

Sau đây là danh sách các loại thực phẩm giàu vitamin C mà mọi người nên đưa vào chế độ ăn uống và hàm lượng vitamin C, được xác định bởi Trường Y Harvard (Mỹ).

Chó ma cắn là gì
4 dấu hiệu 'tố cáo' bạn có thể bị ung thư thận, chớ coi thường!

1 quả ổi trung bình: 165 mg

1 cốc dâu: 98 mg

1 quả đu đủ vừa: 95 mg

1 chén ớt chuông đỏ: 95 mg

1 ly nước cam: 60 mg

½ chén súp lơ xanh nấu chín: 50 mg

1 chén ớt chuông xanh: 45 mg

1 ly nước ép cà chua: 45 mg

1 quả xoài vừa: 30 mg

1 ly nước chanh: 30 mg

Cũng có thể uống viên bổ sung vitamin C để phòng tránh bệnh thiếu vitamin C.

Không được xem nhẹ bệnh này. Đây là một chứng bệnh nghiêm trọng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các triệu chứng ban đầu của bệnh thiếu vitamin C bao gồm: Buồn nôn, đau khớp, mệt mỏi, khó chịu, đau cơ và xương, thiếu máu, sưng hoặc phù, vết thương lâu lành, thay đổi tâm trạng, buồn phiền, theo Health News.

Chó ma cắn là gì
Chớ nên sờ vào 8 bộ phận này trên cơ thể!

Thiếu vitamin C nghiêm trọng gây ra: Bầm tím nặng trên da, nướu bị sưng và chảy máu, rụng răn, ăn không ngon miệng, yếu cơ, nổi mẩn đỏ hoặc đốm trên da, tóc khô rụng, giảm cân, chảy máu tự phát, phá hủy hồng cầu, tăng trưởng chậm và biến dạng xương ở trẻ em, bệnh lý thần kinh, tử vong do biến chứng, theo Health News.

Cơ thể chúng ta cần vitamin C hoặc a xít ascobic để thực hiện nhiều chức năng. Tuy nhiên, nó không dễ dàng được tổng hợp trong cơ thể nên phải lấy nó từ các nguồn thực phẩm.

Vitamin C cần thiết cho việc sản xuất collagen, một thành phần thiết yếu của mô liên kết liên quan đến chữa lành vết thương.

Vitamin C cũng là một chất chống ô xy hóa, và nó có thể tái tạo các chất chống ô xy hóa khác trong cơ thể. Nó cũng bảo vệ tế bào khỏi stress ô xy hóa do sự hình thành các gốc tự do.

Bên cạnh đó, vitamin C có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như cải thiện sự hấp thụ sắt. Không có vitamin C hoặc không đủ lượng, nhiều chức năng sinh lý sẽ bị phá vỡ.

Tuy nhiên, mọi người nên chú ý không tiêu thụ quá nhiều vitamin C vì nó có thể dẫn đến sỏi thận và gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn, cũng như quá tải sắt. Quá nhiều chất sắt có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến các cơ quan như tim, tuyến tụy, tuyến giáp và hệ thần kinh trung ương, theo Health News.

Tin liên quan

Hỏi: Thường xuất hiện những vết bầm tím trên chân tay, không đau, dân gian vẫn gọi là bị “ma cắn”. Xin bác sỹ cho biết đó là hiện tượng gì?

Nhiều bạn đọc

Trả lời: Những vết bầm tím thỉnh thoảng xuất hiện trên da, chính là tình trạng xuất huyết dưới da. Đặc điểm là không đau, không ngứa, lúc đầu thâm tím, sau tái xanh dần rồi hết trong vòng một hai tuần.

Trong điều kiện sinh lý bình thường, khi mạch máu bị vỡ, nhờ một cơ chế sinh hóa phức tạp, máu sẽ đông lại tại chỗ vỡ, ngăn quá trình chảy máu tiếp tục. Cơ chế này hữu hiệu trong các trường hợp vỡ mạch máu nhỏ, mao mạch. Cơ chế đông máu có sự tham gia của nhiều thành phần: thành mạch máu; tiểu cầu (một loại tế bào máu); nhiều chất sinh hóa được tổng hợp từ gan; một số các vi chất như vitamin K, can xi,…

Bất cứ sự bất thường nào của một trong các thành phần nêu trên đều có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết:

- Do mạch máu: thường gặp nhất là do chấn thương đụng dập làm vỡ mao mạch. Một số các bệnh dị ứng, nhiễm trùng làm giảm sức bền mao mạch cũng gây vết bầm tím. Tình trạng giòn mao mạch bẩm sinh.

- Bệnh tiểu cầu: giảm tiểu cầu vô căn, giảm tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết huyết, giảm tiểu cầu trong các bệnh ác tính như suy tủy, ung thư máu; giảm chất lượng tiểu cầu…

- Rối loạn đông máu: bệnh ưa chảy máu (do thiếu một số yếu tố đông máu); giảm tổng hợp các yếu tố đông máu do suy gan, xơ gan, ngộ độc thuốc; thiếu vitamin K do giảm hấp thu ở ruột, chế độ ăn thiếu chất béo (do vitamin K tan trong dầu mỡ), thiếu chất dinh dưỡng…

Như vậy vết bầm tím có thể là triệu chứng của một trong các bệnh nêu trên. Tuy nhiên đa số trường hợp, ngoài các vết bầm còn kèm các triệu chứng nặng khác buộc người phải đi khám ngay (sốt, mệt, chảy máu răng, chảy máu  mũi, đi cầu ra máu, rong kinh,…). Còn lại một số người chỉ thấy xuất hiện một hoặc vài vết bầm, không kèm triệu chứng gì khác, cơ thể vẫn khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường, thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Y học gọi là vết bầm tím đơn giản, nguyên nhân không rõ, thường lành tính, có thể quy cho một số nguyên nhân thông thường như giảm sức bền thành mạch do dị ứng, nội tiết, ăn uống thiếu chất béo, kém hấp thu.

Dù sao nếu các vết bầm tím xuất hiện thường hơn, nên đi khám bệnh, làm một số xét nghiệm về máu như huyết đồ, chức năng đông máu, chức năng gan,…để có chẩn đoán chính xác về nguyên nhân bệnh.

                                                                               BS ĐOÀN VĂN HẢI