Cho bé nằm sấp trên bụng mẹ bao lâu

Nằm sấp giúp trẻ sơ sinh phát triển tốt cả về khả năng vận động và trí não. Tuy vậy giai đoạn sơ sinh được coi là khoảng thời gian mong manh nhất trong cuộc đời của mỗi con người.

Vậy có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp? Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có sao không? Tập cho trẻ sơ sinh nằm sấp như thế nào? POH ở đây là để giúp mẹ giải đáp những thắc mắc thường trực này!

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp?

Rất nhiều ba mẹ băn khoăn trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có tốt không? Hoặc trẻ sơ sinh nằm sấp có tốt không? Thì câu trả lời là:

Thời gian nằm sấp rất quan trọng đối với sự phát triển của một em bé, mẹ có thể thấy những lợi ích cơ bản nhất:

  • Củng cố các chi trên của cơ thể: Nằm sấp giúp phát triển cơ vai và cổ chắc khỏe, bé có khả năng kiểm soát đầu tốt hơn. Từ đó, bé quan sát tốt và thị giác được gián tiếp phát triển
  • Phát triển vận động thô: Nhờ được luyện tập các nhóm cơ ở vai, cổ, lưng, các kỹ năng vận động thô như trườn, bò đi, đứng phát triển nhanh chóng hơn. 
  • Tránh bị “bẹp đầu”: Thay vì nằm ngửa suốt cả ngày, tư thế nằm sấp có thể giúp bé ngăn ngừa hội chứng đầu phẳng.

Bởi vậy POH có thể chắc chắn một điều: Ba mẹ nên tích cực khuyến khích bé nằm sấp ngay từ ngày đầu tiên đón bé chào đời.

Tuy nhiên, bé chỉ nên nằm sấp lúc tỉnh táo thôi mẹ nhé, vì trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ sẽ gặp rất nhiều nguy cơ, đặc biệt là đột tử sơ sinh SIDS.

>> Tummy time - cách tập cho bé nằm sấp ba mẹ nên biết

Nằm sấp mang lại nhiều lợi ích cho bé sơ sinh

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ?

Giai đoạn sơ sinh được coi là khoảng thời gian mong manh nhất trong cuộc đời con người. Ngoài những mối đe dọa từ nhiễm trùng hay dị ứng thì trẻ còn đối mặt với hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Nằm sấp khi ngủ là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ nhất là nhóm trẻ từ 0-4 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có thể gặp phải những vấn đề sau:

  • Nguy cơ tắc nghẽn đường hô hấp trên do bé bị áp sát mặt vào ga gối, đặc biệt là khi ba mẹ sử dụng chăn đệm mềm, bé chưa có khả năng tự ngóc dậy và đổi tư thế.
  • Khi bé nằm sấp, chu kỳ hít vào và thở ra không đều, cơ thể nhận được ít oxy và bị tích tụ CO2.
  • Nằm sấp có thể khiến phần bụng của bé tiếp xúc nhiều với chăn đệm nên thân nhiệt tăng cao, bé bị đổ mồ hôi nhiều và rất dễ bị viêm da.

Do đó, bên cạnh vấn đề có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ, mẹ cần hết sức lưu ý đến an toàn ngủ cho trẻ sơ sinh nhé!

Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ trên bụng mẹ có sao không?

Khi trẻ nằm sấp trên ngực mẹ, trẻ được tiếp xúc da kề da tối đa với mẹ. Tiếp xúc này có thể thúc đẩy sự liên kết, cảm giác an toàn và tăng cường sự phát triển của não bộ.

Ngủ trên ngực của mẹ cũng có thể giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh hơn. Nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Nils Bergman, một bác sĩ nhi khoa tại Đại học Cape Town ở Nam Phi phát hiện ra rằng trái tim của trẻ sơ sinh "bị căng thẳng gấp ba lần khi ngủ trong cũi so với trên ngực của mẹ" - Theo The Telegraph. 

Một lý do khác lý giải tại sao trẻ sơ sinh thích nằm sấp trên ngực mẹ là bởi âm thanh của nhịp tim.

Âm thanh này tái tạo môi trường trong tử cung, nơi nhịp đập của mẹ là âm thanh chính và liên tục mà em bé nghe thấy. Bé sẽ cảm thấy thật quen thuộc và dễ chịu khi được nằm sấp trên người mẹ

Tuy nhiên mẹ hãy hình dung khi đặt em bé nằm sấp trên ngực, hơi ấm dễ chịu lan tỏa đôi khi cũng khiến mẹ ngủ thiếp đi.

Lúc này, mũi của bé có thể bị chặn bởi quần áo của mẹ hoặc cổ bé chưa đủ cứng cáp để tự ngóc dậy, vì thế em bé đối mặt với nguy cơ ngạt thở hoặc đột tử sơ sinh SIDS rất nguy hiểm. 

Bởi vậy, mẹ chỉ nên để bé nằm sấp trên ngực mẹ ngủ khi mẹ đang thức tỉnh táo để trông chừng bảo đảm an toàn cho bé.

Thích quá! Ngủ trên bụng mẹ êm lắm luôn!

Tập cho trẻ sơ sinh nằm sấp như thế nào?

Thời điểm mẹ có thể tập cho bé nằm sấp là sau khi thay tã, tắm hoặc ngủ dậy và đảm bảo bé không bị đầy hơi.

Để tập cho nằm sấp trở thành thói quen, mẹ có thể chọn một hoạt động nhất định để lặp lại việc nằm sấp chẳng hạn nằm sấp trong vài phút sau mỗi lần thay tã.

Sau nhiều lần, bé dự đoán được cứ thay tã là sẽ được nằm sấp, đó trở thành một phần của hoạt động thay tã và nhờ đó bé dễ dàng hợp tác hơn

Đầu tiên mẹ trải một tấm chăn hoặc chiếu xuống sàn và đơn giản là đặt em bé nằm sấp xuống. Khi mới bắt đầu, mẹ có thể cho bé nằm sấp trong khoảng với 3 đến 5 phút và tăng dần vài phút mỗi ngày.

Ngoài ra mẹ cũng có thể bắt đầu cho bé làm quen bằng cách đặt bé nằm sấp ngang đùi hoặc trên ngực mẹ, mỗi lần từ 1 đến 2 phút. 

Mẹ cũng có thể thử sử dụng một chiếc gối mỏng nếu bé có vẻ thích. Mẹ đặt gối trên trên tấm trải hoặc trên giường, sau đó đặt bé nằm sấp trên gối sao cho cánh tay và vai của bé tựa lên gối. Mẹ đừng quên ở bên cạnh trông chừng để bảo đảm an toàn cho bé nhé!

Nếu bé ngủ gật trong khi nằm sấp, mẹ hãy nhẹ nhàng lăn bé nằm ngửa trở lại. Mẹ hãy nhớ nằm sấp để chơi và nằm ngửa để ngủ, bởi nằm ngửa luôn là tư thế ngủ an toàn nhất cho trẻ sơ sinh.

Mẹ có thể đặt những món đồ chơi phù hợp với lứa tuổi trong tầm với của bé. Mẹ cũng có thể đọc cho bé nghe trong thời gian nằm sấp hoặc đặt một cuốn sách ngang tầm mắt để bé nhìn.

Khi bé lớn lên và thị lực của bé được cải thiện, mẹ có thể đặt một chiếc gương gần bé để bé có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình.

Mẹ có thể thay đổi không gian, hoàn cảnh mới lạ như thử cho bé nằm sấp ngoài trời ở công viên chẳng hạn. Bé cần được gần gũi với thiên nhiên để có thể phát triển các giác quan tốt nhất. 

>> 4 bài tập nằm sấp cho trẻ sơ sinh giúp con cứng cáp

Nếu em bé không thích nằm sấp mẹ phải làm sao?

Lúc đầu, một số em bé tỏ ra rất ghét việc phải nằm sấp, đặc biệt nếu mẹ không tập cho bé nằm sấp ngay từ khi mới sinh. Nhưng với một chút kiên nhẫn mỗi ngày,cuối cùng bé sẽ quen với tư thế mới này.

Khi bé đã đủ khỏe, đủ dẻo dai để kiểm soát tốt cơ đầu, cổ, lưng và vai, bé thậm chí rất thích nằm sấp bởi với tư thế này em bé sẽ cảm thấy chủ động hơn.

Ngoài ra, một cách hiệu quả để bé tập làm quen với việc chuyển đổi tư thế là cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng.

Mẹ thử đặt bé nằm nghiêng trên tấm trải và gấp một chiếc chăn mỏng đặt cạnh lưng để hỗ trợ bé. Sau một thời gian, bé sẽ dễ dàng chấp nhận úp người xuống để vào tư thế nằm sấp hơn.

Nếu em không thích nằm sấp, mẹ chuyển sang tư thế nằm nghiêng nha!

Có phải trẻ ngủ nằm sấp thông minh?

Hẳn là các bậc làm cha làm mẹ trên thế giới đều mong muốn con mình tài giỏi và thông minh.

Vậy nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tư thế ngủ nào là giúp trẻ thông minh, vì vậy ba mẹ có thể chủ động cho trẻ thay đổi tư thế ngủ sao cho thoải mái, bé ngủ ngon nhất và bảo đảm an toàn ngủ cho bé.

Tư thế ngủ của trẻ sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Mấu chốt của sự phát triển trí tuệ nằm ở môi trường và cách tương tác của ba mẹ với bé.

Chính bởi nằm sấp là để hoạt động nên khi nằm sấp, mẹ có biết bao nhiêu việc có thể làm cùng em bé của mình để không những khuyến khích sự phát triển của bé mà còn tăng cường sự gắn kết với con yêu.

  • Mẹ có thể nằm sấp bên cạnh em bé, đọc sách cho bé nghe, chỉ cho bé xem những món đồ thú vị, kể cho bé về một ngày của mẹ và ngân nga những giai điệu thân quen.
  • Mẹ cũng có thể nằm sấp đối mặt với con yêu thật trìu mến, chỉ cho con thấy những bộ phận trên gương mặt của mình, của con. Đây cũng là lúc thích hợp để mẹ dạy cho bé về cảm xúc, nét mặt bằng cách bắt chước hành động của bé và làm nhiều điệu bộ thật phong phú.
  • Mẹ đừng quên liên kết mắt với bé, cười thật nhiều để cho con thấy thời gian bên con khiến mẹ thấy vui vẻ và hạnh phúc như thế nào.

Bé sơ sinh ngủ nằm sấp là thông minh?

Trẻ lớn hơn nằm sấp khi ngủ là biểu hiện của bị nhiễm giun sán?

Trải qua thời kỳ sơ sinh, khi lớn hơn mẹ vẫn thấy trẻ ngủ sấp như con ếch, bé 17 tháng ngủ nằm sấp, chống hai chân và chổng mông lên trời. Vậy đến lúc này ngủ sấp có phải là bé bị nhiễm giun sán hay không?

Lúc này, nằm sấp là biểu hiện cho các bước phát triển khác của bé, bé đã có thể tự ngồi, đi, đứng và leo trèo nên tư thế nằm khi ngủ cũng thay đổi theo sở thích của bé.

Bé có thể linh hoạt nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng và chính tư thế nằm sấp tạo cho bé một trạng thái tâm lý thoải mái, ổn định khi ngủ.

Trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ là một tư thế khá nguy hiểm và không tốt. Nhưng khi bé thức thì để bé nằm sấp sẽ có nhiều tác động tích cực đến vận động của bé.

*Khi bé ngủ:

Nằm sấp là một nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Khi bé sơ sinh ngủ lâu, mẹ không nên cho bé nằm sấp, nên để bé nằm ngửa khi ngủ. Bé sơ sinh nằm sấp khi ngủ có thể gặp phải những vấn đề nguy hiểm sau:

- Bé có thể bị ngừng thở, đột tử nếu nằm ngủ ở tư thế nằm sấp quá lâu.

- Trẻ nằm sấp khi ngủ làm tăng áp lực lên hàm khiến đường thở hẹp dần, giảm lượng lưu thông không khí.

- Bé nằm sấp, mặt áp sát vào ga gối, khiến không khí lưu thông kém, trẻ hít vào, thở ra không đều, lượng CO2 nhiều hơn.

- Bé nằm sấp ngực, bụng tiếp xúc với giường nhiều làm tăng nhiệt độ cơ thể, bé sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn, mồ hôi tích tụ dễ gây chàm.

- Khi cho bé ngủ đặt bé nằm ngửa, khi ngủ bé tự lật lại nằm sấp, không phát hiện sớm thì nguy cơ đột tử của bé sẽ cao hơn nhiều.

- Ngay cả khi bé nằm sấp ngủ những giấc ngủ ngắn cũng không nên cho bé nằm sấp khi ngủ.

Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ nằm sấp cũng gây nguy hiểm. Với các bé trên 6 tháng tuổi đã biết lật thành thạo thì việc bé tự lật sấp khi ngủ không phải là quá nguy hiểm. Mẹ nên quan sát và lật bé lại.

Các chuyên gia khuyến cáo, dù nằm sấp là tư thế yêu thích của bé nhưng không nên cho trẻ dưới 1 tuổi nằm sấp khi ngủ.

Không nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ (Ảnh minh họa)

*Khi bé thức:

Còn đối với trẻ thức, nằm sấp chủ động sẽ là một trong những cách giúp bé vận động nhiều hơn, tăng khả năng trườn, bò, giúp bé phát triển cả về thể chất và trí não.

Vậy với câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp không thì câu trả lời là không nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ, khi bé thức thì có thể để bé nằm sấp chủ động (có bố mẹ hỗ trợ) để tăng khả năng vận động của bé.

Trẻ sơ sinh không nên nằm sấp khi ngủ. Nhưng khi bé thức thì tư thế nằm sấp sẽ có những lợi ích tốt. Những lợi ích khi cho trẻ sơ sinh nằm sấp chủ động đó là:

- Phát triển trí não của bé

Bé nằm tư thế sấp theo phản xạ sẽ ngẩng đầu lên, xoay ngang, xoay dọc để nhìn mọi phía. Những hoạt động đó sẽ giúp cho cổ, vai, lưng và tứ chi của bé linh hoạt hơn, nhanh nhạy hơn, đồng thời cũng giúp cho não bộ của bé hoạt động mạnh mẽ hơn. Bé nằm sấp khi thức cũng làm hạn chế nguy cơ méo đầu, bẹp đầu.

Khi bé thức mẹ có thể cho bé nằm sấp (Ảnh minh họa)

- Kích thích thị giác phát triển

Ở tư thế nằm sấp, tầm quan sát của bé sẽ rộng hơn, và xuôi chiều hơn. Bé có thể bao quát được không gian trước, bên phải, trái, trên, dưới và nhìn được nhiều vật dụng hơn... Do đó bé cũng hướng mắt nhìn đi xa hơn, chú ý nhiều hơn vào các vật dụng. Lúc này nếu mẹ xếp nhiều vật có màu sắc sặc sỡ xung quanh sẽ giúp bé chú ý nhiều hơn, kích hoạt thị giác hoạt động tối ưu.

- Hệ tiêu hóa tốt hơn

Khi bé nằm sấp, hoạt động nhiều hơn nên nhu động ruột của bé cũng tốt hơn, giúp bé ăn ngon hơn và đi ngoài dễ dàng hơn. Đồng thời, khi bé nằm sấp, dịch hòa tan từ dạ dày sẽ không ở thực quản mà đi xuống ruột non nên sẽ hạn chế được tình trạng nôn trớ. Tuy nhiên không cho bé nằm sấp khi ăn no.

Mẹ có thể bắt đầu tập cho bé sơ sinh nằm sấp, ngay sau khi bé đã rụng rốn.

- Cách đặt bé nằm sấp trên đùi

Mẹ đặt bé nằm ngang trên đùi, tay giữ hông và mông của bé. Mẹ có thể nâng đùi ở gần đầu của bé lên cao hơn để bé thấy thoải mái hơn và giúp tầm nhìn rộng hơn.

Lúc đầu mẹ có thể bắt đầu đặt bé như vậy tầm 1 - 2 phút và làm vài lần/ ngày. Theo thời gian mẹ có thể nâng lên 4 - 5 phút, rồi 10 - 15 phút.

- Cách đặt trẻ sơ sinh trên bụng mẹ

Trẻ sơ sinh nằm sấp trên người mẹ ngủ có sao không? Bé nằm sấp trên bụng mẹ sẽ giúp bé tiếp xúc với mẹ toàn diện hơn, giúp tinh thần bé tốt hơn, tạo sự gắn bó giữa 2 mẹ con.

Mẹ nằm xuống giường và đặt bé nằm sấp lên bụng, đầu bé hướng về phía mẹ. Mẹ có thể để bé nằm như vậy 1 - 2 phút/ lần và vài lần 1 ngày. Sau đó có thể nâng lên dần 4 - 5 phút/ lần.

Bé nằm sấp trên người bố, mẹ (Ảnh minh họa)

- Cách đặt trẻ sơ sinh nằm sấp trên giường

Dọn dẹp sạch sẽ giường, có thể nằm đệm nhưng đệm không được mềm. Mẹ đặt bé nằm sấp trên giường, xung quanh xếp những đồ chơi nhiều màu sắc và phát ra tiếng. Lúc đầu mẹ đặt bé nằm sấp chỉ 1 - 2 phút/ lần là đổi sang tư thế nằm ngửa. Luyện tập tăng dần thời gian lên từ 4 - 5 phút/ lần, sau đó là 10 - 15 phút/ lần.

Ngoài ra, mẹ có thể đặt bé nằm trên gối, lót 1 lớp khăn tắm hoặc chăn mỏng dưới ngực bé để đầu bé được nâng cao lên.

- Cách bế bé nằm sấp

Ngoài việc đặt bé nằm sấp thì mẹ cũng có thể bế bé nằm sấp. Mẹ luồn 1 tay giữa 2 chân và đưa lên đỡ phần bụng của bé, tay còn lại giữ đầu và vai của bé. Bế bé nằm sấp cũng có tác dụng tuyệt vời như đặt bé nằm sấp bình thường.

Bế bé nằm sấp (Ảnh minh họa)

- Không cho bé nằm sấp khi bé vừa ăn no.

- Sau khi bé rụng rốn là có thể tập cho bé nằm sấp được, tuy nhiên mẹ cần chú ý đỡ đầu của bé. Khi bé chưa bê được đầu thì phải đỡ đầu cho bé để tránh bé úp mặt xuống gối, giường…

- Thời gian đầu chỉ tập cho bé nằm sấp 1 - 2 phút/ lần. Thực hành như vậy 1 tuần trở lên mới tiếp tục tăng thời gian nằm sấp lên 4 - 5 phút. Tiếp đó vài tuần mới tăng thời gian nằm sấp của bé lên 10 - 15 phút.

- Khi bé tập nằm sấp không nên bao tay, bao chân bé, nên để chân tay của bé thông thoáng để tăng khả năng vận động của bé.

- Ngay cả khi bé đã tự bê được đầu, tự lật sấp ngửa theo ý muốn bố mẹ cũng vẫn luôn phải quan sát bé, không để bé nằm sấp quá lâu.

Như vậy, với câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh nằm sấp không thì bố mẹ không nên cho con nằm sấp khi ngủ. Nhưng khi bé thức, hãy cho bé nằm sấp để tăng được khả năng vận động và phát triển não bộ của con.

Video liên quan

Chủ đề