Chính sách lao động khi co toàn cầu hóa năm 2024

Toàn cầu hóa là gì? Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực

Trong những năm gần đây, cụm từ “Toàn cầu hóa” trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, phủ sóng hầu hết ở các lĩnh vực như kinh tế, sản xuất, giáo dục, xã hội,... Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của sự phát triển. Đối với nguồn nhân lực của các nước đang phát triển, toàn cầu hóa chính là cơ hội để hội nhập với thế giới, nâng cao trình độ, vốn hiểu biết. Song bên cạnh đó, cũng có rất nhiều thách thức buộc người lao động phải đối mặt. Vậy thực chất toàn cầu hóa là gì? Những cơ hội và thách thức nào đang đặt ra đối với nguồn nhân lực trong thời đại toàn cầu hóa? Hãy cùng NOC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Toàn cầu hóa là gì?

Toàn cầu hóa là quá trình tăng cường sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia, khu vực và địa phương trên toàn thế giới thông qua việc tăng trưởng và cải thiện của các lĩnh vực kinh tế như sản xuất, thương mại, tài chính và dịch vụ. Hay toàn cầu hóa là sự kết nối các nền kinh tế trên khắp thế giới về các mảng: thương mại, đầu tư, lao động, ngân hàng, dịch vụ, con người,… Để dễ hiểu bạn có thể hình dung rằng, toàn cầu hóa chính là việc chính phủ của một nước nào đó cho phép công dân nước mình được làm việc xuyên biên giới. Theo đó, công dân đó phải đảm bảo thực hiện đúng theo những quy định mà các chính phủ đã đề ra.

Khái niệm toàn cầu hóa tương đối rộng và có nhiều cách hiểu khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, thời điểm chúng lại được định nghĩa khác nhau nhằm phù hợp với tình hình chung của thế giới. Nhìn chung, toàn cầu hóa là sự kết nối giữa các quốc gia trên thế giới. Kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc thì những mối liên kết này lại càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Một số tổ chức thể hiện sự kết nối, hợp tác giữa các nước như:

  • Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
  • Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC
  • Tổ chức Thương mại thế giới WTO
  • Ngân hàng thế giới WB

2. Cơ hội cho nguồn nhân lực trong thời đại toàn cầu hóa

Thời kỳ toàn cầu hóa mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ đồng thời đưa nguồn nhân lực hội nhập thị trường quốc tế. Cơ hội được tiếp cận với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới thông qua mạng xã hội giúp người trẻ mở rộng vốn kiến thức, kĩ năng, trở thành công dân toàn cầu.

Bên cạnh đó trong thời đại toàn cầu hóa với sự bùng nổ của khoa học công nghệ người trẻ còn có cơ hội khai phá tiềm năng của bản thân, phá vỡ rào cản để tự tin bước ra đấu trường quốc tế.

Chính sách lao động khi co toàn cầu hóa năm 2024

Nâng cao trình độ nguồn nhân lực nhờ tiến bộ khoa học kĩ thuật

Và từ những thuận lợi mà thời đại toàn cầu hóa mang lại đã mở ra cơ hội phát triển sự nghiệp cho giới trẻ trong thế giới phẳng. Cùng khả năng thích ứng nhanh với thị trường đầy biến động, người trẻ trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hứa hẹn sẽ trở thành nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu của các công ty, tập đoàn đa quốc gia.

3. Thách thức đối với nguồn nhân lực trong thời đại toàn cầu hóa

Ngoại ngữ là một trong những rào cản lớn nhất đối với người lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Vấn đề về ngoại ngữ ở đây chính là kĩ năng sử dụng ngoại ngữ một cách thành thạo, có thể tự tin trao trao đổi, trình bày ý tưởng của mình với bạn bè quốc tế. Mỗi người trẻ chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong thời đại toàn cầu hóa cũng như đừng áp lực về những bằng cấp, chứng chỉ mà hãy thực sự yêu thích và trau dồi vốn ngoại ngữ của mình.

Sự xuất hiện của AI sẽ thay thế một số công việc gây cũng tạo ra không ít thách thức cho người lao động. Với sự phổ biến và phát triển của các nền tảng trí tuệ nhân tạo như ChatGPT và Google Bard, có thể nói người lao động trên toàn thế giới đều đang rất lo ngại về công việc và sự nghiệp trong tương lai. Xét cho cùng, những công cụ này đã được chứng minh là giúp cải thiện đáng kể năng suất công việc nhờ khả năng thực hiện nhiều tác vụ khác nhau tại nơi làm việc. Tuy nhiên, AI không thể thay thế hoàn toàn cho con người và các kỹ năng làm việc cùng khả năng sáng tạo của con người vẫn luôn là những tiêu chí được doanh nghiệp đánh giá cao. Vì vậy, nguồn nhân lực cần phải có tư duy đổi mới, không ngừng sáng tạo để bắt kịp xu thế của thời đại toàn cầu hóa hiện nay.

Chính sách lao động khi co toàn cầu hóa năm 2024

Trí tuệ nhân tạo thay thế con người trong các tác vụ mang tính lặp lại

Một vấn đề nổi trội khác chính là việc bản sắc dân tộc có nguy cơ bị phai nhòa hoặc đánh mất do có sự xâm nhập văn hóa mạnh mẽ khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra. Thách thức đối với nguồn nhân lực trong thời đại hiện nay là làm sao gìn giữ bản sắc dân tộc để không bị hòa tan. Vì thế, giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải vừa học hỏi những tinh hoa của thế giới đồng thời phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Theo đó, toàn cầu hóa văn hóa được coi là một xu thế tất yếu khách quan của thời đại mà không một quốc gia nào có thể chối bỏ. Thời cơ mà toàn cầu hóa mang lại cho nguồn nhân lực là hết sức lớn nhưng cũng đi kèm với rất nhiều thách thức. Vì vậy điều cần làm ở đây là phải tận dụng những cơ hội mà toàn cầu hóa đem lại để vượt qua những thách thức do nó tạo ra.

Toàn cầu hóa tác động đến lao động như thế nào?

Một số tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với người lao động là: - Tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trong và ngoài nước. Nhờ vào sự di cư và tăng cường quan hệ lao động, các công ty và tổ chức có thể tận dụng được nguồn nhân lực phù hợp và giá cả hợp lý.

Thách thức lớn nhất của Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa là gì?

Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế. Với trình độ thấp, kinh tế Việt Nam khi ra nước ngoài hay ở trong nước đều vấp phải sự canh tranh mạnh mẽ của hàng hóa nước ngoài với mẫu mã đẹp, đa dạng, chất lượng tốt, giá thành rẻ.

Toàn cầu hóa có những biểu hiện gì?

Biểu hiện của toàn cầu hóa.

Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới..

Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài..

Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại..

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế là gì?

Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình tăng cường sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế quốc gia, khu vực và địa phương trên toàn thế giới thông qua việc tăng trưởng và cải thiện của các lĩnh vực kinh tế như sản xuất, thương mại, tài chính và dịch vụ.