Chiếu dời đô có bao nhiêu câu cảm thán năm 2024

ng chính là người lo lắng cho vận mệnh của dân tộc! Vì yêu nước thương dân mà vua Lý Công Uẩn quyết định rời đô để có thể yên ổn đời sống cho nhân dân. Sự dời chuyển kinh đô này chính là để tạo tiền đề cho sự phát triển hùng mạnh của dân tộc, là ý chí khát vọng tự cường ngàn đời của đất nước. Ông là người lãnh đạo anh minh, đặt lợi ích của nhân dân và dân tộc lên ưu tiên hàng đầu. Phải chăng quyết định rời chuyển kinh đô của Lý Công Uẩn là do ông sớm nhận ra điều kiện ở cố đô Hoa Lư không còn thích hợp cho nhân dân phát triển? Thứ hai, điều mà em cảm nhận được đó là sự trường tồn vĩnh cửu lâu bền hơn 1000 năm nay nhờ quyết định dời đô về thành Đại La của vua Lý Công Uẩn. Là một học sinh thủ đô, em ý thức được vai trò của mình trong việc cố gắng học tập thật tốt để xây dựng đất nước, tiếp bước cha anh mình.

Chú thích:

Câu nghi vấn và cảm thán được in đậm

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

"Xưa kia nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô; đâu phải các vua thời Tam đại liều vì riêng mình, tự ý bậy bạ chuyển đi nơi khác, mà bởi họ mưu tính lớn lao, chọn ở nơi trung tâm, làm kế muôn vạn đời cho con cháu về sau. Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho nên phúc nước dài lâu, phong tục giầu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê mới vì riêng mình, quên mệnh trời, bước đạp bừa lên dấu tích Thương, Chu, cứ yên ở mãi ấp nhỏ của mình nơi ấy, để đến nỗi đời chẳng được dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không thích hợp, Trẫm rất thương xót, không thể không di dời khỏi đó. Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương ở khu vực giữa trời đất, có được thế đất rồng cuốn, hổ ngồi; chính vị đông, tây, nam, bắc; tiện nghi phía trước là sông, phía sau là núi. Khu vực ấy rộng rãi, bằng phẳng; đất ở đấy cao ráo, sáng sủa, dân cư không bị ngập chìm tối tăm khổ sở, muôn vật thịnh vượng, tốt tươi.

Ngắm xem khắp nước Việt, thấy đây là vùng đất có phong cảnh tốt đẹp nhất, thực là nơi trọng yếu cho bốn phương hội tụ; là đất Thượng đô của Thượng đô muôn đời.

Trẫm muốn nhân địa lợi ấy để định đô ở đó, các khanh nghĩ thế nào?"

(Tạ Ngọc Liễn dịch)

Theo "Hồn quê trầm tích" NXB Thuận Hóa, 2010

Chiếu dời đô là một bản văn 217 chữ Hán, dịch ra Quốc ngữ chưa đầy 300 chữ, là một quyết sách có ý nghĩa lịch sử trọng đại nhất của Lý Công Uẩn, người khai sáng vương triều Lý (1009-1225), thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng, một tấm lòng lo toan cho con cháu nước Việt muôn đời sau…

Năm 1009, Lê Ngọa Triều (Lê Long Đĩnh) của nhà Tiền Lê băng hà khi mới 24 tuổi. Triều thần chán ghét Tiền Lê. Lý Công Uẩn (đang giữ chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ) được giới tăng sĩ cùng với quần thần mà chủ yếu là sư Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc (một vị tướng người Thanh Hóa) tôn lên làm vua, mở đầu triều Lý.

Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1009, đến năm 1010, làm lễ đăng quang, lấy niên hiệu là Thuận Thiên (nghĩa là "theo ý trời"), miếu hiệu là Lý Thái Tổ. Chưa đầy một năm sau - 1010, Ông đã ban Thiên Đô Chiếu (Chiếu dời đô), dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La, đổi tên thành Thăng Long.

Chiếu dời đô do Lý Công Uẩn tự tay viết, là chiếu lệnh ban ra, nói rõ cho quần thần, trăm họ biết và kêu gọi sự đồng thuận về một quyết định lớn của triều đình là dời đô. Chiếu dời đô vừa là một văn kiện có ý nghĩa trọng đại của đất nước, vừa là một tác phẩm bất hủ xét trên nhiều phương diện văn chương, lịch sử, chính trị, địa lý, triết học…

Sử gia, danh sĩ Bắc Hà Ngô Thì Sĩ ngợi ca: "Lý Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc gì khác, mà trước tiên mưu tính việc định đô. Xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể theo nổi".

Mở đầu Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn phân tích lý do dời đô, khi kinh đô cũ không phù hợp cho sự phát triển của đất nước, xu thế đi lên của thời đại. Ông hiểu rất rõ sự tác động lẫn nhau, sự gắn bó hữu cơ giữa kinh đô của một quốc gia với sự hưng thịnh của quốc gia đó.

Toàn bộ ý chính của Chiếu dời đô nằm gọn trong phần thứ 2. Bằng những câu văn súc tích, cô đọng, bằng những lập luận chặt chẽ, chính xác, Lý Công Uẩn đã nhấn mạnh những đặc điểm về địa lý, những ưu thế của thành Đại La mà các địa phương khác không thể có được.

Sử gia Ngô Sỹ Liên viết: "Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiểm, ngôi báu vững bền, hình thể Việt Nam không nơi nào hơn được nơi này".

Về Chiếu đời đô, Giáo sư Vũ Khiêu viết: "Đoạn hay nhất trong Chiếu dời đô là những lời lẽ của Lý Công Uẩn nói về địa phương, về mảnh đất được lựa chọn: "Thành Đại La ở khu trung tâm trời đất, ở thế rồng cuốn hổ ngồi…đã đúng ngôi nam, bắc, đông, tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi…dân cư khỏi chịu cảnh khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi…thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời".

"Những lời lẽ vắn tắt ở trên đã chứng minh kế sách lâu dài của Lý Công Uẩn là hoàn toàn đúng. Nhân cách của ông còn thể hiện sức mạnh của lòng tự cường dân tộc. Ông đã có đầy đủ dũng khí để dời bỏ đất Hoa Lư, một nơi hiểm địa để tự vệ nhiều hơn là để phát triển đất nước rộng lớn. Đặt Thủ đô giữa trung tâm đất nước là để dân tộc có thể vùng vẫy giữa trời cao biển rộng, phát huy mọi tiềm năng để xây dựng một nước hùng cường, không chịu thân phận yếu hèn như trước. Điều này chứng tỏ sự nung nấu của ông từ bao lâu về sự nghiệp của đất nước, về niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của dân tộc và chí lớn của bản thân mình" (1)

Định đô ở Thăng Long thể hiện tư duy cầm quyền của Lý Công Uẩn là dựa trên quan điểm phát triển, lấy phát triển để tạo ra khả năng phòng thủ vững mạnh. Thăng Long đã cùng với cả nước thời Lý lúc bấy giờ đạt được những thành tựu rực rỡ trong xây dựng và bảo vệ đất nước. Nó là bằng chứng sinh động về giải quyết mối quan hệ giữa phát triển với an ninh, quốc phòng.

Về văn chương, Chiếu dời đô là một tác phẩm giàu hình tượng, có trí tưởng tượng phong phú và tính dự báo rất xa. Nếu không có trí tưởng tượng phong phú thì làm sao có được hình tượng "giữa trời đất…rồng cuốn hổ ngồi". Còn tính dự báo thì hẳn những ai đọc Chiếu dời đô đều thấy Thủ đô Hà Nội hiện nay vẫn là kinh đô hưng thịnh thời nhà Lý 1.000 năm trước.

Chiếu dời đô là một áng văn nghị luận ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ. Với bản luận văn này, Lý Công Uẩn đã thể hiện tầm nghĩ, tầm nhìn "vượt thời đại" của người đứng đầu triều Lý khi chọn kinh đô mới để "mưu đồ nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu" mai sau.

Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn còn thể hiện tinh thần muốn tham khảo ý kiến quần thần: "Trẫm muốn nhân địa lợi ấy để định đô ở đó, các khanh nghĩ thế nào ?" Sinh thời, cố GS Trần Quốc Vượng đánh giá: "Đây là câu văn đắt nhất trong bài Chiếu. Đó là cái thần của bài Chiếu nước Việt, là một bản sắc dân tộc, một bản sắc văn hoá Việt đầu đời Lý".(2) Theo sử sách, khi nhà Vua muốn biết ý kiến quân thần thì mọi người đều nói đại ý như sau: Bệ hạ vì thiên hạ lập kế lâu dài, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có. Điều lợi như thế, ai dám không theo.

Toàn văn Chiếu dời đô đều thể hiện sự quyết đoán dứt khoát với những lý lẽ vững chắc đầy tính thuyết phục, vừa là một lời kêu gọi sự đồng thuận của triều thần, trăm họ với lời lẽ rất khoan hòa, mềm mỏng.

Với Chiếu dời đô, Thăng Long không chỉ là kinh đô phát triển hưng thịnh của nhà Lý, mà là Thủ đô nổi tiếng của nước Việt Nam qua nhiều triều đại cho đến hôm nay (chỉ có thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn, do hoàn cảnh lịch sử, Kinh đô phải chuyển vào Huế 157 năm). Thăng Long - Hà Nội một nghìn năm tuổi là một trong rất ít Thủ đô trường tồn lâu dài nhất của thế giới.

Mười thế kỷ qua, đọc lại Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, ta càng cảm phục tài năng, trí tuệ cao siêu, tầm nhìn chiến lược, mưu kế anh hùng, ý chí quyết đoán sáng suốt của vị vua sáng lập triều đại nhà Lý, người khai sinh ra Thủ đô Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.