Chief Marketing là gì

  • CMO là gì?
  • CMO có vai trò gì ?
    • Xây dựng và khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp
    • Nắm bắt các xu hướng Marketing mới
    • Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của doanh nghiệp
    • Khả năng tạo dựng môi trường, văn hóa hợp tác
    • CMO là người sẵn sàng đứng trên cương vị của khách hàng để thấu hiểu

Không thể phủ nhận rằng phía sau sự thành công của các doanh nghiệp đều có sự hậu thuẫn của các chiến dịch marketing. Đằng sau một chiến dịch marketing “khủng” để đưa một doanh nghiệp tăng trưởng là cả quá trình điều hành, trí tuệ của một con người, một vị trí gọi là CMO. Vậy CMO là gì? CMO có vai trò gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin đó trong bài viết sau đây.

Chief Marketing là gì
CMO là gì? Vai trò của một CMO trong doanh nghiệp

Mọi người thường chỉ quen với cụm từ CEO là giám đốc, vậy CMO là gì?

CMO là viết tắt của cụm từ “Chief Marketing Officer” hoặc  còn được gọi Giám đốc Marketing, đây được xem là chức vụ quản lý cấp cao trong một công ty, chịu trách nhiệm về Marketing và báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành (CEO). Hiện nay, trong sự phát triển của doanh nghiệp hiện đại vị trí này được đánh giá rất quan trọng.

CMO chịu trách nhiệm về việc phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, dịch vụ chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, quản trị bán hàng… CMO – Giám đốc Marketing là người thực hiện quản trị tất cả các hoạt động quảng bá doanh nghiệp, hỗ trợ kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động thương mại như:

Lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động Marketing của công ty.

– Tổ chức thực hiện các hoạt động và chương trình nghiên cứu thị trường.

– Xây dựng các công cụ đo lường hiệu quả hoạt động Marketing.

– Tham mưu cho, ban Giám đốc về truyền thông, nhận diện và phát triển thương hiệu.

– Thiết lập và duy trì quan hệ với các đối tác, cơ quan truyền thông, các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan phục vụ cho hoạt động marketing của công ty.

– Huấn luyện và đào tạo nhân viên phòng marketing thuộc phạm vi phụ trách.

>> Giới thiệu: Chương trình học phân tích dữ liệu miễn phí dành cho sinh viên

CMO có vai trò gì ?

Xây dựng và khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp

Thương hiệu của doanh nghiệp là cái chúng ta không thể cảm nhận bằng các giác quan thông thường nhưng chắc chắn rằng bạn có thể thấy nó trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh sẽ góp phần thu hút khách hàng, có được và gia tăng lòng trung thành đối với doanh nghiệp, tạo nên tài sản thương hiệu cho công ty.

Đó là một khối tài sản tuy vô hình nhưng rất khổng lồ, là sự tín nhiệm, tin tưởng, lòng trung thành của khách hàng đối với công ty. Để có được khối tài sản khổng lồ ấy, doanh nghiệp cần phải xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình và đây cũng chính là cam kết và trách nhiệm của một CMO.

Nắm bắt các xu hướng Marketing mới

Thị trường ngày càng trở nên “mở” hơn, các xu hướng Marketing mới cũng xuất hiện ngày càng dày đặc. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành hàng sẽ thích hợp với một vài xu hướng Marketing nhất định. Một doanh nghiệp có thể đầu tư hàng chục tỷ đồng cho việc thực thi một xu hướng Marketing mới, điều này sẽ mở ra cho doanh nghiệp một phân khúc khách hàng mới.

Tuy nhiên, việc này cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, vì thế nên với chức danh Giám đốc Marketing – CMO phải nắm bắt các xu hướng Marketing mới, phân tích và tìm ra xu hướng phù hợp với công ty của mình. Chọn đúng xu hướng Marketing chính là “đòn bẩy” để doanh nghiệp vươn lên một tầm cao mới.

>> Xem thêm: Nghề Copywriter là gì? Những kỹ năng để thành copywriter chuyên nghiệp

Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của doanh nghiệp

Việc doanh nghiệp đo lường các mục tiêu marketing của mình dựa trên các con số cụ thể như: tăng doanh số, doanh thu bán hàng được gọi là hoạt động đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing cần được CMO xây dựng một cách chi tiết, rõ ràng trước khi các doanh nghiệp bắt đầu chiến dịch Marketing sao cho chiến dịch đem lại hiệu quả tốt nhất.

Một quy trình có hiệu quả sẽ giúp kết nối các thành viên trong công ty lại với nhau, từ đó có thể tận dụng tối đa nguồn nhân lực, kinh nghiệm của nhân viên được sử dụng và hỗ trợ ở mức cao nhất. Đó chính là điều mà bất kì một CMO nào cũng mong muốn đạt được. Tuy nhiên, để đạt được điều này CMO cần phải có được sự hỗ trợ của giám đốc cấp cao cũng nhưng sự ủng hộ của các trưởng bộ phận và nhân viên công ty.

Khả năng tạo dựng môi trường, văn hóa hợp tác

Với tư cách là một người đứng đầu, CMO cần phải có và phát triển khả năng lãnh đạo. Tìm kiếm những nhân tài và tận dụng tài năng của họ một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, tạo dựng một văn hóa hợp tác trong công ty cũng là một việc mà CMO phải dụng tâm thực hiện. Một CMO giỏi sẽ biết cách áp dụng những nguyên tắc vào công việc thường ngày để khơi nguồn cho những ý tưởng mới trong hoạt động marketing.

>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng phân tích số liệu, tại sao ai cũng nên học kỹ năng này

CMO là người sẵn sàng đứng trên cương vị của khách hàng để thấu hiểu

Một người làm Marketing không phải là người bán sản phẩm hay dịch vụ, mà đó chính là người chăm sóc khối tải sản khổng lồ của công ty – khách hàng. Giống như giám đốc tài chính theo dõi lợi nhuận ròng, giám đốc bảo mật bảo vệ tài sản của công ty thì nhiệm vụ của CMO là bảo vệ và cải thiện những trải nghiệm của khách hàng.

Marketing là một ngành tuy nhiều thách thức nhưng cũng rất vinh quang. Một doanh nghiệp muốn tạo dựng thương hiệu, bán được sản phẩm thì phải có một đội ngũ Marketing hùng mạnh. Vậy thách thức của đội ngũ Marketing với sự dẫn đầu của CMO là gì?

Cập nhật thêm các bài viết hữu ích khác của Uniace tại chuyên mục Góc chia sẻ:

  • Chủ nghĩa khắc kỷ là gì? Làm sao ứng dụng vào cuộc sống
  • Nên làm gì khi chán nản? 3 cách giúp bạn vượt qua buồn chán
  • Time Blocking là gì? 10 cách để bắt đầu với Time Blocking