Ví dụ về trách nhiệm pháp lý kỷ luật

Trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý, tư vấn pháp luật về trách nhiệm pháp lý qua tổng đài luật sư 19006165

Trong ngôn ngữ hàng ngày, nói tới “trách nhiệm” là nói tới bổn phận của một người mà họ đã hoàn thành. Còn trong lĩnh vực pháp lý, thuật ngữ “trách nhiệm” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa. Qua thực tiễn làm việc AZLAW xin đưa ra những giải thích, phân tích về trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm kháp lý

Khái niệm trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau chẳng hạn như: Trách nhiệm là việc chủ thể phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý được đề cập đến trong phần quy định của quy phạm pháp luật hay trách nhiệm là việc chủ thể phải thực hiện một mệnh lệnh cụ thể của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền. Hoặc là, trách nhiệm là việc chủ thể phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Chủ thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý theo nghĩa này khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định. Bài này sẽ đề cập đến trách nhiệm pháp lý theo nghĩa này. Về mặt pháp luật, trách nhiệm pháp lý  được hiểu là là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.

Đặc điểm trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa trách nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác như trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm chính trị…Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng chế khác của nhà nước như bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng…Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc chủ thể phải chịu những sự thiệt hại nhất định về tài sản, về nhân thân, về tự do… mà phần chế tài của các quy phạm pháp luật đã quy định.Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được pháp luật quy định.

Ví dụ về trách nhiệm pháp lý

A vay tiền của B số tiền là 200.000.000 VNĐ như vậy khi xác lập giao dịch vay tiền A đã có trách nhiệm dân sự là phải trả tiền cho B với thời hạn do hai bên thoả thuận.

Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật

Định nghĩa: Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật của họ.
Đặc điểm: Chủ thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý là chủ thể vi phạm pháp luật.

Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những sự thiệt hại về tài sản, về nhân thân, về tự do hoặc những thiệt hại khác do pháp luật quy định.

Phân loại trách nhiệm pháp lý

Dựa vào tính chất của trách nhiệm pháp lý có thể chia chúng thành các loại sau:

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội phạm, phải chịu một biện pháp cưỡng chế nhà nước là hình phạt vì việc phạm tội của họ. Hình phạt này do toà án quyết định trên cơ sở của luật hình, nó thể hiện sự lên án, sự trừng phạt của nhà nước đối với người phạm tội và là một trong những biện pháp để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Đây là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.

Trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã thực hiện một vi phạm hành chính, phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm của họ. Biện pháp cưỡng chế này do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định trên cơ sở pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trách nhiệm dân sự 

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác hoặc khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền. Biện pháp cưỡng chế phổ biến đi kèm trách nhiệm này là bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm kỷ luật

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân hoặc tập thể) đã vi phạm kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức và phải chịu một hình thức kỷ luật nhất định theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm vật chất

Trách nhiệm vật chất là trách nhiệm mà người lao động phải gánh chịu khi gây ra thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp (như làm hư hỏng hoặc làm mất dụng cụ, thiết bị, các tài sản khác do doanh nghiệp, giao cho hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép) hoặc công chức phải gánh chịu vì trong khi thi hành công vụ gây ra thiệt hại cho tài sản của nhà nước hoặc của chủ thể khác. Người lao động hoặc công chức phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại theo thời giá thị trường và có thể được bồi thường bằng cách trừ dần vào lương hàng tháng.

Trách nhiệm hiến pháp

Trách nhiệm hiến pháp là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu khi họ vi phạm hiến pháp, chế tài đi kèm trách nhiệm này được quy định trong luật hiến pháp. Trách nhiệm hiến pháp vừa là trách nhiệm pháp lý vừa là trách nhiệm chính trị song hẹp hơn trách nhiệm chính trị. Cơ sở của trách nhiệm hiến pháp là hành vi trực tiếp vi phạm hiến pháp, ví dụ cơ quan nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với hiến pháp, song có cả hành vi gián tiếp vi phạm hiến pháp, ví dụ, đại biểu dân cử có thể bị miễn nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hiến pháp chủ yếu là các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước.

Trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong quan hệ quốc tế

Quốc gia cũng có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế trong quan hệ quốc tế. Trách nhiệm này có thể phát sinh từ hành vi vi phạm luật quốc tế của quốc gia. Ví dụ, quốc gia không thực hiện các cam kết quốc tế mà mình đã công nhận (CEDAW) hoặc ban hành luật trái với luật quốc tế, không ngăn chặn kịp thời các hành vi cực đoan tấn công cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài của những người biểu tình… Trách nhiệm này cũng có thể phát sinh khi có hành vi mà luật quốc tế không cấm. Ví dụ, Quốc gia sử dụng tên lửa vũ trụ, tàu năng lượng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử … gây ra thiệt hại cho vật chất cho các chủ thể khác của luật quốc tế.

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 1900.6165 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!

Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức luôn có những quy định dành cho người lao động để họ tuân thủ và thực hiện theo. Nếu không chấp hành theo quy định tại nơi làm việc, người lao động sẽ bị xử lý kỷ luật.

1. Vi phạm kỷ luật là gì? Cho ví dụ

Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động phải tuân thủ kỷ luật lao động. Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ:

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Theo đó, có thể hiểu vi phạm kỷ luật là hành vi có lỗi của cá nhân, hành vi này trái với các quy chế, quy tắc được xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, tổ chức nào đó.

Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động như sau:

- Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.

- Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên.

- Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật.

- Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Ví dụ về vi phạm kỷ luật: Công ty A quy định trong nội quy là không được nhuộm tóc, thời gian làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều.

Chị X là nhân viên công ty nhưng lại nhuộm tóc xanh và thường xuyên đi làm muộn lúc 9 giờ sáng. Hành vi này hoàn toàn do lỗi của chị X và trái với quy định công ty. Vì thế, đây là vi phạm kỷ luật.

Lưu ý:

- Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

- Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

Ví dụ về trách nhiệm pháp lý kỷ luật
Vi phạm kỷ luật là gì? Cho ví dụ về vi phạm kỷ luật (Ảnh minh họa)

2. Các trường hợp không được xử lý kỷ luật

Khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động quy định, không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:

- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

- Đang bị tạm giữ, tạm giam.

- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này như: Trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ...

- Lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.

- Không xử lý kỷ luật lao động đối với lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

3. Thời hiệu, hình thức xử lý kỷ luật

Theo Điều 124 Bộ luật Lao động, có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động là:

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

- Cách chức.

- Sa thải.

Về thời hiệu, Điều 123 Bộ luật Lao động quy định:

- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Nếu hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu là 12 tháng.

- Khi hết thời gian không được xử lý kỷ luật người lao động như trên, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Trên đây là thông tin về vi phạm kỷ luật là gì và ví dụ về vi phạm kỷ luật. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề liên quan, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192  để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.

>> 4 trường hợp người lao động phải bồi thường cho công ty