Chiếc diều sáo rút ra bài học gì

LUYỆN TẬP ÔN THI CUỐI NĂM – LỚP 52ĐỀ 14 – MÔN TIẾNG VIỆT Họ và tên :……………………………………………………… Ngày kiểm tra :…………………………………………………….A. Đọc thầm : Chồng bà bò giặc Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Con trai và con dâu đều hi sinh để lại cho bà mộtđứa cháu trai. Bà nuôi nó bằng chính phần máu thòt của mình nên càng ngày bà càng tóp đi, lưng còngxuống. Đứa cháu lớn lên, khoẻ mạnh, sớm biết thương bà nên rất chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó hammê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sânhóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của cháu bà trong,ngọt ngào và vi vu nhất. Năm 1965, Mó mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, ở khắp nơi, thanh niên đua nhau đi bộ đội, cháubà nhập ngũ. Mười năm qua đi. Suốt mười năm ấy, bà sống khắc khoải trong nỗi nhớ thương và chờ đợi. Mùađông năm 1976 lạnh buốt và khô khốc. Bà ho sù sụ, người chỉ còn một nắm và bà đã bò lẫn. Chiến về, bà không nhận ra. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nãy đẩy anh ra. Chiến ngỡngàng, sụp xuống chân bà, quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng. Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo mộtđoạn tre và nói: – Con vót cái diều chơi bà ạ. Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà bàng hoàng run rẩy khi những khoảng mờ tối trongtrí nhớ loãng ra tan dần đi và bà nhận ra trong cái dáng người vót diều là cháu bà. Bà lần đến, rờ lênđầu, lên vai người cháu và hỏi: – Chiến đấy thật ư con? Chiến vứt chiếc nan diều vót dở sang bên, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột. Bà lậpcập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp. – Cái diều của con đây cơ mà. Tối hôm ấy, khi cháu bà mang cái diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân ngamát lành, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo ba. Ngôi sao hôm sáng lung linh giữa trời, đêm thơm nức mùihoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên. THĂNG SẮC, Báo Quân đội nhân dân, 19-01-2007B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng : 1. Nên chọn tên nào cho truyện trên ? a. Âm vang tiếng sáo diều. b. Tình bà cháu c. Tình quê hương d. Bà và cháu ngoại 2. Nhân vật bà cảm nhận tiếng sáo bằng những giác quan nào? a. Bằng thò giác và thính giác. b. Bằng vò giác, thính giác và khứu giác c. Bằng thính giác, vò giác và xúc giácĐIỂM d. Bằng thò giác, xúc giác và thính giác 3. Trong các cụm từ ham mê chơi diều, mùa thả diều lại đến, ôm chầm lấy bà, những từ nào mang nghóa chuyển ? a. Chỉ có từ chơi mang nghóa chuyển b. Có hai từ lấy và đến mang nghóa chuyển c. Cả ba từ chơi, đến và lấy mang nghóa chuyển d. Không có từ nào mang nghóa chuyển4. Trong đoạn cuối của truyện có bao nhiêu từ láy ? a. 2 từ. Đó là các từ : b. 3 từ. Đó là các từ : c. 4 từ. Đó là các từ : d. 1 từ. Đó là các từ : 5. Trong đoạn cuối bài có bao nhiêu câu ghép ? a. Một câu. Đó là câu : …………………………………………………………………………………………………………………………………………… b. Hai câu. Đó là câu : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………. c. Ba câu. Đó là câu : …………………………………………………………………………………………………………………………………………… d. Không có câu nào là câu ghép.6. Hai câu : “Tối hôm ấy, khi cháu bà mang cái diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga mát lành, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo ba.” Liên kết với nhau bằng cách nào ? a. Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là các từ ngữ : ……………………………………………………………………………………………………… b. Bằng cách lặp từ ngữ và dùng từ ngữ nối. Đó là các từ ngữ : …………………………………………………………………. c. Bằng cách dùng từ ngữ thay thế và lặp từ ngữ. Đó là các từ ngữ : ………………………………………………………… d. Bằng quan hệ từ. Đó là quan hệ từ : ……………………………………………………………………………………………………………….7. Dấu phẩy trong câu: “Trong nhiều tiếng sáo ngân nga mát lành, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo ba.”có tác dụng gì ? a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức năng ngữ pháp. b. Ngăn cách giữa các vế của câu ghép. c. Ngăn cách hai chủ ngữ. d. Ngăn cách giữa bộ phận nêu đòa điểm của sự việc được nói đến trong câu với bộ phận câu biểu thò nội dung sự việc. 8. Tìm hai câu tục ngữ, ca dao ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………9. a). Tìm 4 động từ nói về tình cảm gia đình : …………………………………………………………………………………………………… b). Đặt câu với một trong những từ em vừa tìm :…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 trường tiểu học Tam Lập năm 2017 – 2018 có đáp án chi tiết kèm theo từng phần là tài liệu cho các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo chi tiết.

Trường: TH và THCS Tam Lập

Họ và tên:……………………………………………

Lớp:…………..

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học: 2017 – 2018

Môn: TIẾNG VIỆT LỚP 4

Thời gian: 90 phút

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: ( …./3 điểm)

2. Đọc hiểu: (…./7 điểm) (25 phút)

Đọc thầm bài văn sau:

CHIẾC DIỀU SÁO

Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.

Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.

Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói:

– Con vót cái diều chơi bà ạ.

Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi:

– Chiến đấy thật ư con?

Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp:

– Diều của con đây cơ mà.

Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên.

(Theo Thăng Sắc)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1:…/0.5đ. Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào? (M1)

A. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà.

B. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng.

C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi rất giỏi.

D. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi rất giỏi.

Câu 2:…/0.5đ. Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào? (M1)

A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến.

B. Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ, không nhận ra Chiến.

C. Thương nhớ, vui mừng khi thấy Chiến trở về.

D. Thương nhớ, trông mong tin tức, không nhận ra Chiến.

Câu 3:…/0.5đ. Tại sao anh Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng (M2)

A.Vì bà đã đẩy anh ra.

B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn.

C.Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà.

D. Vì anh còn nhỏ chưa thể giúp được bà.

Câu 4:…/0.5đ. Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến? (M2)

A. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo.

B. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội.

C. Mùa thả diều đến, Chiến lại chơi thả diều như những ngày còn nhỏ.

D. Chiến đã về mang lại cho bà một niềm vui bất ngờ.

Câu 5:…/1đ. Em có nhận xét gì về nhân vật người bà ? (M3)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6:…/1đ. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? (M4)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7:…/0.5đ. Câu “ Chiến đấy thật ư con? dùng để làm gì? (M1)

A. Dùng để hỏi. B. Dùng để đề nghị.

C. Dùng để khẳng định. D. Dùng để thể hiện mong muốn.

Câu 8:…/0.5đ

Trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.” bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? là những từ nào? (M2)

A. Bà B. Tối hôm ấy.

C. Khi Chiến mang diều đi. D. Lại lần ra chõng nằm.

Câu 9:…./1đ. Ghi lại các động từ chỉ trạng thái và tính từ trong câu sau “Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.” (M3)

a. Động từ chỉ trạng thái: ……………………………………………………….

b. Tính từ: ………………………………………………………………………

Câu 10:…/1đ. Em đã làm gì để thể hiện sự hiếu thảo của em đối với ông bà, cha mẹ?. Hãy đặt một câu kể Ai làm gì? thể hiện sự hiếu thảo đó và gạch chân dưới CN của câu kể đó. (M4)

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: 2 điểm (thời gian 20 phút)

Rô – bin – sơn ngoài đảo hoang

Rô – bin – sơn Cru – sô là một chàng trai người Anh rất ham mê đi biển. Trong một chuyến đi, tàu của anh gặp một cơn bão khủng khiếp, chỉ mình anh may mắn sống sót. Một mình trơ trọi trên đảo hoang giữa biển khơi, không thức ăn, không vũ khí phòng thân, có thể bị thú dữ ăn thịt vào bất cứ lúc nào. Ban đầu Rô – bin – sơn hoảng sợ. Sau anh trấn tĩnh, chiến thắng nỗi tuyệt vọng, vượt qua hoàn cảnh để sống và trở về.

Theo Truyện đọc lớp 4

2. Tập làm văn: 8 điểm (thời gian 35 phút)

Đề bài: Em hãy viết một bài văn tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích nhất.

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng: ( …./3 điểm)

2. Đọc hiểu: (…./7 điểm)

Làm đúng câu 1, 2, 3, 4, 7,8 mỗi câu được 0, 5 điểm.

Câu 1: C Câu 2: A

Câu 3: B Câu 4: C

Câu 7: C Câu 8: D

Làm đúng câu 5, 6, 9, 10 mỗi câu được 1 điểm.

Câu 5: Bà rất thương Chiến, mong anh trở về.

Câu 6: Chúng ta cần phải biết hiếu thảo, làm vui lòng ông bà, cha mẹ vui lòng

Câu 9:

a. Động từ chỉ trạng thái: ngỡ ngàng, xuống, ròng ròng

b. Tính từ: ngỡ ngàng, ròng ròng

Câu 10: HS tự nêu. VD: Em đấm lưng cho bà khi bà kêu đau lưng.

II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

1. Chính tả: (2 điểm)

– Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng; viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng hình thức bài chính tả; viết sạch, đẹp được 1 điểm.

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) được 1 điểm.

2. Tập làm văn: (8 điểm)

Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau đây được 8 điểm:

– Viết được bài văn viết tả đồ chơi hoặc đồ dùng học tập có đầy đủ chính: Phần mở bài, phần thân bài, phần kết bài theo yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 12 câu trở lên.

+ Phần mở bài: Giới thiệu được đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích nhất theo mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp (1 điểm).

+ Phần thân bài: Tả được bao quát, từng bộ phận, công dụng của đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích nhất (1,5 điểm). Kĩ năng (1, 5 điểm). Bài viết có cảm xúc (1 điểm).

+ Phần kết bài: Nêu được tình cảm của em đối với đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích nhất (1 điểm).

– Chữ viết đẹp, rõ ràng; trình bày sạch, không mắc lỗi chính tả (0, 5 điểm).

– Câu văn đúng ngữ pháp, hoàn chỉnh; dùng từ đúng (0, 5 điểm).

– Bài viết sáng tạo (1 điểm).

Ngoài đề thi môn Tiếng Việt bên trên, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 4. Những đề thi này được Tip.edu.vn sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện

Video liên quan

Chủ đề