Chỉ số glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường năm 2024

Xét nghiệm glucose trong máu là phương pháp phổ biến và hữu hiệu, có thể áp dụng để phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe bất thường. Vậy glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Xét nghiệm glucose máu có thể cho biết nồng độ glucose trong máu là bao nhiêu. Việc thiếu hụt hay dư thừa glucose đều có thể gây ra các vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ở những thời điểm khác nhau, kết quả định lượng glucose cũng sẽ khác nhau.

Vậy glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?

Glucose máu là một chỉ số quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe và chẩn đoán các vấn đề về đường huyết, đặc biệt là tiểu đường.

Nồng độ Glucose máu được đánh giá là an toàn ở người lớn như sau (đơn vị sử dụng phổ biến là mmol/l hoặc mg/dL):

  • Lúc đói: 90 - 130 mg/dL (5 - 7,2 mmol/L), xét nghiệm cách bữa ăn gần nhất khoảng 8 tiếng.
  • Sau khi ăn: dưới 180 mg/dL (10 mmol/L), sau ăn khoảng 1 tiếng.
  • Trước khi ngủ, sau ăn khoảng 2 tiếng: 100 - 150 mg/dL (6 - 8,3 mmol/L).

Khi chỉ số glucose trong máu bất thường, có thể là tăng đường máu hoặc hạ đường máu. Để tránh kết quả xét nghiệm sai lệch, bạn nên nên tiến hành kiểm tra vào lúc sáng sớm, khi bụng đói, lượng đường huyết ít bị tác động.

Khi xét nghiệm chỉ số ở mức trên 11,1 mmol/L nguy cơ cao là bạn đã mắc bệnh.

Nồng độ glucose máu tăng

Các nguyên nhân chính thường gặp gây tăng nồng độ glucose máu bao gồm:

  • Lấy bệnh phẩm xét nghiệm sau khi bệnh nhân ăn.
  • Bệnh nhân đái tháo đường.
  • Bệnh nhân có bệnh lý tuyến tụy như viêm tụy cấp hay mạn hay có khối u tụy, u tủy thượng thận, cường giáp.
  • Ngoài ra, một số trường hợp nhiễm trùng, chấn thương, stress,... cũng có thể gây tăng đường huyết.
  • Các nguyên nhân liên quan đến hormone như thừa adrenalin, thừa hormone tăng trưởng.

Nồng độ glucose máu giảm

Các nguyên nhân chính thường gặp gây giảm nồng độ glucose máu bao gồm:

  • Người ăn uống kém, hoặc suy dinh dưỡng
  • Tăng tiết insulin
  • Giảm đường máu
  • Dùng quá liều thuốc

Cách đo glucose máu

Glucose máu được định lượng theo phương pháp động học có sự tham gia của enzyme hexokinase. Thông qua đo tốc độ tăng mật độ quang của NADPH ở bước sóng 340 nm.

Thông thường, thực hiện xét nghiệm đường máu được thực hiện:

  • Tại phòng khám hoặc bệnh viện. Xét nghiệm máu sẽ đo lượng glucose thông qua mẫu máu tĩnh mạch.
  • Máy đo đường huyết tại nhà: Đây cũng là cách phổ biến để đo glucose trong máu. Bạn sẽ sử dụng máy đo đường huyết và một que thử để lấy mẫu máu từ ngón tay và đo lượng glucose.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích và giúp bạn phần nào trả lời câu hỏi "Glucose trong máu bình thường là bao nhiêu?".

“Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?” là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hiểu được mức glucose máu nhằm giữ cho chỉ số này luôn ổn định là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là người bị tiểu đường.

Khi lượng glucose trong máu tăng quá cao có thể khiến bạn mệt mỏi, sức khỏe suy giảm. Nếu bị tiểu đường, việc kiểm soát lượng glucose máu là rất quan trọng. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết ngay sau đây nhé!

Glucose trong máu là gì?

Glucose máu hay đường huyết là hàm lượng đường glucose được tìm thấy trong máu của bạn. Đường (glucose) trong máu đến từ các loại thực phẩm ăn vào hoặc sự phân hủy đường dự trữ trong cơ thể (dưới dạng glycogen). Glucose sẽ đi đến tất cả các tế bào của cơ thể thông qua dòng máu và trở thành nguồn năng lượng chính cho mọi hoạt động sống.

Chỉ số glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường năm 2024

Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Một người được chẩn đoán mắc tiểu đường khi nồng độ glucose máu lúc đói bằng hoặc lớn hơn 126 mg/dL (7 mmol/mL) hoặc nồng độ glucose bất kỳ bằng hoặc lớn hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/mL) trong ít nhất 2 lần xét nghiệm.

Xét nghiệm đường huyết khi đói thực hiện đo nồng độ glucose trong máu của một người sau khi nhịn ăn (không ăn hoặc uống gì ngoại trừ nước) ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm. Xét nghiệm đường huyết bất kỳ (đường huyết ngẫu nhiên) là xét nghiệm cho phép lấy máu và định lượng glucose tại bất kỳ thời điểm nào không phụ thuộc vào bữa ăn.

Ngoài xét nghiệm định lượng glucose huyết đói và bất kỳ, còn có thể chẩn đoán tiểu đường thông qua nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và xét nghiệm HbA1c.

Nếu nồng độ glucose máu thấp hơn mức tiểu đường, nó cũng có thể gợi ý tình trạng sức khỏe của cơ thể. Ví dụ như xét nghiệm máu cho thấy mức đường huyết lúc đói nằm trong khoảng từ 100 đến 125mg/dL (5,6 đến 6,9mmol/L) tức là bạn bị rối loạn đường huyết lúc đói (hay còn được gọi là tiền tiểu đường). Tình trạng tiền tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ phát triển thành tiểu đường type 2 và nhiều bệnh mãn tính khác. Nếu kết quả cho thấy hàm lượng glucose trong máu lúc đói trong khoảng từ 70 đến 99mg/dL (3,9 đến 5,5mmol/L) là hoàn toàn bình thường.

Xem thêm

Chỉ số glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường năm 2024

Chỉ số glucose trong máu cao nguy hiểm như thế nào?

Định lượng glucose trong máu cao xảy ra khi cơ thể không thể tạo ra đủ insulin (bệnh tiểu đường type 1) hoặc insulin hoạt động không hiệu quả (bệnh tiểu đường type 2). Cơ thể cần insulin để cho phép glucose trong máu có thể đi vào các tế bào và tạo ra năng lượng. Ở những người bị bệnh tiểu đường, tình trạng không đủ hoặc đề kháng insulin sẽ khiến nồng độ glucose trong máu tăng cao.

Tình trạng glucose trong máu tăng cao kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tình trạng này sẽ làm tổn thương các mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận, các vấn đề về thị lực và thần kinh. Những biến chứng tiểu đường này thường không xuất hiện ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên mới mắc bệnh chỉ vài năm. Tuy nhiên, chúng có thể xảy ra ở người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường và không được điều trị, kiểm soát bệnh hiệu quả.

Mục tiêu giữ mức glucose trong máu ổn định là bao nhiêu?

Tiểu đường là bệnh lý mạn tính được điều trị bằng cách kiểm soát glucose máu ở mức mục tiêu. Việc điều trị tiểu đường thường được cá nhân hóa dựa trên nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ bệnh, thể trạng, mong muốn, bệnh mắc kèm,… Do vậy mức glucose huyết mục tiêu của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Mục tiêu lý tưởng nhất là đưa đường huyết về mức bình thường:

  • Trước bữa ăn: 4 – 7mmol/L (72 đến 126mg/dL)
  • Hai giờ sau khi ăn: 5 – 9mmol/L (90 – 162mg/dL) đối với bệnh nhân tiểu đường type 1 và dưới 8,5 mmol/L (153mg/dL) đối với bệnh nhân tiểu đường type 2

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết mức nào là tốt nhất cho bạn.

Làm sao để kiểm soát mức glucose trong máu ổn định?

Đường huyết cao có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ dẫn đến tiểu đường và các biến chứng khác của bệnh. Nếu bạn bị tiểu đường, việc giữ lượng glucose máu ở mức ổn định càng đặc biệt quan trọng. Vậy, làm cách nào để kiểm soát được mức glucose trong máu? Bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên, giữ một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Nếu đã được chẩn đoán tiểu đường, bạn cần sử dụng insulin và bất kỳ loại thuốc nào theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cụ thể như sau:

Kiểm tra mức glucose trong máu thường xuyên

Chỉ số glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường năm 2024

Muốn kiểm soát tốt glucose máu, bạn cần kiểm tra mức đường huyết tại nhà thường xuyên. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân tiểu đường và những người đang có chỉ số đường huyết ở ngưỡng cao. Bạn có thể cần kiểm tra lượng glucose trong máu nhiều lần mỗi ngày bằng cách sử dụng máy đo hoặc que thử đường huyết hoặc máy đo đường huyết liên tục (CGM).

Máy đo đường huyết sẽ đo lượng glucose trong một mẫu máu nhỏ, thường là từ đầu ngón tay của bạn. Còn máy CGM sử dụng một cảm biến được đưa vào dưới da để đo lượng đường trong máu của bạn vài phút một lần. Nếu sử dụng CGM, bạn vẫn cần phải kiểm tra hàng ngày bằng máy đo đường huyết để đảm bảo kết quả đo CGM là chính xác.

Những thời điểm nên tiến hành kiểm tra bao gồm:

  • Khi mới thức dậy, trước khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
  • Trước bữa ăn
  • Hai giờ sau bữa ăn
  • Trước khi đi ngủ.

Sau khi được chẩn đoán bị tiểu đường và phải dùng insulin để điều trị hoặc bạn thường xuyên bị hạ đường huyết, bác sĩ có thể muốn bạn kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn, chẳng hạn như trước và sau khi hoạt động thể chất.

Áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh góp một phần không nhỏ vào việc kiểm soát đường huyết. Theo đó, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống với nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế các loại chất béo bão hòa, đường cũng như các loại thực phẩm làm tăng đường huyết kéo dài. Riêng các bệnh nhân tiểu đường nên:

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để lên kế hoạch cho các bữa ăn lành mạnh nếu cần thiết
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh lượng insulin hoặc thuốc khi bạn ăn nhiều hơn hoặc ít hơn so với kế hoạch bữa ăn hàng ngày.

Ngoài ra, bạn cần tập thể dục thường xuyên và duy trì một lối sống năng động.

Sử dụng insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường khác

Ngoài kiểm tra đường huyết thường xuyên và thay đổi lối sống lành mạnh, bệnh nhân tiểu đường cũng cần chú ý đến việc sử dụng insulin và các thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát đường huyết:

  • Đảm bảo rằng dùng đúng loại insulin và đúng liều lượng vào đúng thời điểm trong ngày
  • Kiểm tra xem insulin đã hết hạn hay chưa
  • Đảm bảo rằng tất cả các thiết bị (máy bơm, đồng hồ đo, …) hoạt động bình thường
  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị khi cần thay đổi liều lượng insulin hoặc điều chỉnh các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường khác.

Hy vọng bài viết này đã giải đáp được cho bạn thắc mắc: “Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?”, cũng như giúp bạn có cách ổn định lượng đường huyết hiệu quả, đặc biệt là đối với những người bị tiểu đường.

Chỉ số glucose bao nhiêu là nguy hiểm?

Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp. Nếu mức Glucose đo lúc đói trong khoảng 110 - 126 mg/dl (6,1 - 7 mmol/l) thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường.

Chỉ số đường huyết lúc đói là bao nhiêu?

2. Đường huyết lúc đói bình thường. Với người bình thường thì đường huyết lúc đói bình thường là 3.9 – 5.5 mmol/l. Nếu đường huyết trước ăn trong khoảng 5.6 – 6.9 mmol/l thì bệnh nhân được chẩn đoán là tiền đái tháo đường.

Đường niệu bao nhiêu là bình thường?

Một lượng nhỏ glucose trong nước tiểu của bạn là bình thường. Nếu một mẫu nước tiểu ngẫu nhiên cho thấy nhiều hơn 0,25mg/ml, đây được coi là đường niệu và có thể do mức đường huyết quá cao, bộ lọc thận có vấn đề hoặc cả hai.

Chỉ số tiểu đường tuýp 2 là bao nhiêu?

Nếu chỉ số là 126 mg/dl (7 mmol/l) hoặc cao hơn qua hai lần xét nghiệm khác nhau có nghĩa là bạn bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Vậy nếu chỉ số là 126 mg/dl (7 mmol/l hay còn gọi là 7 phẩy) hoặc cao hơn qua hai lần xét nghiệm khác nhau có nghĩa là bạn bị bệnh tiểu đường tuýp 2.