Chi phí cơ hội là bao nhiêu?

Trong tiếng Anh chi phí cơ hội là opportunity cost (OC). Thuật ngữ này được dùng để chỉ những giá trị của những gì mà bạn phải bỏ ra để đầu tư cho một thứ/ một mục tiêu khác.

Lựa chọn ở đây chính là lựa chọn đánh đổi chi phí cơ hội để nhận được lợi ích nào đó. Khi đó, mọi người bắt buộc phải đầu tư một khoản tiền nhất định tương xứng với cơ hội có thể nhìn thấy đó.

Chi phí cơ hội là bao nhiêu?
Chi phí cơ hội là bao nhiêu?

Nguồn: Internet

Trên thực tế, chi phí này không phải lúc nào cũng là tiền bạc. Có thể hiểu theo một cách đơn giản, đây là khoản thu nhập mà doanh nghiệp mất đi do sử dụng nguồn lực của mình vào dự án. Do đó, chi phí cơ hội không phải khoản thực chi nhưng vẫn quan tâm đến khi ra quyết định kinh tế.

2. Công thức tính:

OC = FO – CO

Trong đó:

  • OC: Chi phí cơ hội (opportunity cost)
  • FO: Lợi nhuận của lựa chọn hấp dẫn nhất (Return on best foregone option)
  • CO: Lợi nhuận của lựa chọn được chọn (Return on chosen option)

Ví dụ: 

Nhà đầu tư A muốn đầu tư 100.000 USD. Ông cần cân nhắc giữa hai sự lựa chọn:

  • Sự lựa chọn 1: Đầu tư vào thị trường chứng khoán, lợi nhuận ước tính 14%/năm. Như vậy, nhà đầu tư này có thể kiếm được 14.000 USD nhờ vào sự lựa chọn này.
  • Sự lựa chọn 2: Đầu tư trang thiết bị sản xuất mới. Khi đó lợi nhuận 10%, tức 10.000 USD nhờ mua mới tài sản cố định.

Như vậy, chi phí cơ hội của nhà đầu tư A sẽ được tính như sau:

OC = FO – CO = 14.000 – 10.000 = 4.000 (USD)

Chi phí cơ hội là bao nhiêu?
Chi phí cơ hội là bao nhiêu?

Nguồn: Internet

3. Tầm quan trọng của chi phí cơ hội trong hoạt động kinh doanh, đầu tư:

Nếu chúng ta tiếp tục đổ ngày càng nhiều hơn một nguồn lực hạn chế vào một hoạt động. Kết quả là chi phí cơ hội của chúng ta sẽ tăng lên đối với mỗi đơn vị bổ sung của nguồn lực đó. Mọi doanh nghiệp đều cố gắng sử dụng tối đa các nguồn lực của mình, tức là có hiệu quả. Không ai trong chúng ta có nguồn lực vô hạn. Cho nên, điều quan trọng là chúng ta phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn về những gì chúng ta có.

Các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý thông minh nắm bắt các nguồn lực mà họ có sẵn và triển khai chúng để đảm bảo lợi nhuận lớn nhất – tức là giảm thiểu chi phí cơ hội. Nhưng họ cũng hiểu rằng chi phí này không phải là bất biến. Nó tăng lên – lúc đầu chậm, nhưng càng về sau càng nhanh khi bạn áp dụng tài nguyên cho các nhiệm vụ mà chúng không phù hợp và khiến các lĩnh vực khác bị bỏ quên.

4. Kết luận:

Đưa ra quyết định thông minh là điều quan trọng để tránh tăng chi phí cơ hội theo thời gian. Đánh giá xem tình huống của bạn có phù hợp với quy luật tăng chi phí hay không, ví dụ về biểu đồ chi phí cơ hội không đổi để quyết định xem điều gì sẽ tốt nhất không chỉ trong ngắn hạn mà còn cho các bước trong tương lai của bạn, tránh việc phải đổi quá nhiều thứ tốt mà kết quả mang lại không bù đắp đủ ho quyết định.

Tài nguyên là hữu hạn, vì vậy điều quan trọng là bạn phải đưa ra những lựa chọn thông minh về việc sử dụng những gì bạn có. Những quyết định đó bị ảnh hưởng bởi cái mà các nhà kinh tế học gọi là chi phí cơ hội. Và khi bạn dành nhiều nguồn lực hơn cho một nhiệm vụ cụ thể, bạn sẽ gặp phải quy luật tăng chi phí cơ hội trong doanh nghiệp nhỏ của mình.

4. DragonLend hỗ trợ vốn ngắn hạn – giúp doanh nghiệp bắt kịp thời điểm kinh doanh

DragonLend – Thuỵ Điển hỗ trợ vốn tín chấp ngắn hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hạn mức tín chấp lên đến 500 triệu cho lần giải ngân đầu tiên.

Thời gian giải ngân trong 5 – 7 ngày làm việc. Giúp cho các doanh nghiệp nhận vốn nhanh chóng bắt kịp những cơ hội kinh doanh mang tính thời điểm.

Chi phí cơ hội hay chi phí kinh tế (opportunity cost or economic cost) là khái niệm phản ánh chi phí sử dụng các nguồn lực khan hiếm vào việc sản xuất hàng hoá haowjc dịch vụ bằng giá trị của các cơ hội bị bỏ qua. Chẳng hạn, khi sử dụng nhiều nguồn lực hơn để sản xuất lương thực, thì người ta sẽ còn lại ít nguồn lực hơn để sản xuất đồ uống. 

Chi phí cơ hội là bao nhiêu?

Bởi vậy trong hình minh họa trên, đường giới hạn năng lực sản xuất (PPF) chỉ ra lượng lương thực và đồ uống có thể sản xuất bằng các nguồn lực khan hiếm của xã hội. Nếu xã hội quyết định tăng mức sản xuất lương thực từ OF1 lên OF2 nó sẽ có ít nguồn lực hơn để sản xuất đồ uống và vì vậy mức sản xuất đồ uống giảm từ OD1 xuống OD2.

Độ dốc của đường PPF biểu thị tỷ lệ chuyển đổi cận biên­, tức tỷ lệ giữa chi phí cận biên của việc sản xuất một hàng hoá và chi phí cận biên của việc sản xuất ra hàng hoá khác. Trong thực tế, không phải tất cả các nguồn lực đều dễ dàng chuyển từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác.

Các quyết định hàng ngày của chúng ta đều có chi phí cơ hội. Nếu một người có thu nhập hữu hạn quyết định mua một hàng hoá, anh ta phải bỏ qua cơ hội mua những hàng hoá khác. Sở thích về một kết hợp giữa lương thực và đồ uống được biểu thị bằng đường bàng quan I của anh ta trong hình trên.

Độ dốc của đường bàng quan cho thấy tỷ lệ thay thế cận biên của người tiêu dùng. Đại lượng này cho biết một người sẵn sàng từ bỏ bao nhiêu lương thực để có được một đơn vị đồ uống. Nếu đường bàng quan I đặc trưng cho sở thích tất cả mọi người tiêu dùng, xã hội sẽ ở trong trạng thái cân bằng tại điểm A với lượng lương thực OF1 và lượng đồ uống OD1, bởi vì chỉ có tại điểm này, chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn lực (độ dốc của PPF) mới bằng chi phí cơ hội của việc chi tiêu số thu nhập hữu hạn.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Ví dụ chi phí cơ hội

Bạn có 100 triệu đồng, nếu bạn gửi ngân hàng lãi 7 triệu đồng mỗi năm còn nếu bạn đầu tư vào vàng lãi 10 triệu mỗi năm. Khi bạn quyết định đầu tư vào vàng thì chi phí cơ hội là 7 triệu và lãi thực nhận của bạn là 3 triệu chứ không phải là 10 triệu.