Chị em bạn dâu là gì năm 2024

Ngoài cách xưng hô thứ bậc trong gia đình ngày nay, xin giới thiệu thêm cách gọi xưa từ thời phong kiến, do hoàn cảnh lịch sử, ít nhiều gì cũng chịu ảnh hưởng bởi Trung Hoa. Phần lớn thứ bậc ở đây trích từ sách Nhật dụng thường đàm của Phạm Đình Hổ (1768-1839), loại từ điển giải thích chữ Hán bằng chữ Nôm, do đó chúng tôi liệt kê kèm theo chữ Nôm để quý vị tiện tra cứu khi cần. Nếu lấy bản thân mình (tôi) làm chuẩn thì các thế hệ trong gia đình sẽ có thứ bậc như sau:

- Kị (忌): đời thứ 4 trên mình là đời kị (xem ảnh dưới): kị ông/kị bà. Nếu dùng từ Hán Việt thì cao tổ phụ là ông kị, cao tổ mẫu là bà kị. Ở miền Nam, cách gọi sơ (初) tương ứng với kị. Sơ là cha mẹ của ông bà cố (ông sơ, bà sơ). Tiên tổ là ông bà các đời trước.

Đời thứ tư trên mình là đời kị

Nhật dụng thường đàm

- Cụ (具): đời thứ ba trên mình là đời cụ (cụ ông/cụ bà), còn gọi là “cố”(故/固), tức cha mẹ của ông bà mình (ông cố/bà cố). Nếu dùng từ Hán Việt thì tằng tổ phụ là ông cụ, tằng tổ mẫu là bà cụ, tằng bá phụ là ông cụ bác, tằng bá mẫu là bà cụ bác, tằng thúc phụ là ông cụ chú, tằng thúc mẫu là bà cụ thím, tằng cô là bà cụ cô; tằng điệt (chắt) gọi mình là cụ chú, cụ bác; tằng điệt phụ (chắt dâu) gọi mình cụ chú, cụ bác; tằng điệt nữ (chắt gái) gọi mình cụ chú, cụ bác.

- Ông (翁) bà: đời thứ hai trên mình là ông và bà. Nếu dùng từ Hán Việt thì tổ là ông; tổ bá phụ là ông bác; thúc phụ là ông chú; điệt tôn (cháu) gọi mình là ông chú, ông bác; điệt tôn phụ (cháu dâu) gọi mình ông chú, ông bác; điệt tôn nữ (cháu gái) gọi mình là ông chú, ông bác; ngoại tổ phụ là tổ ông ngoại; ngoại thái cữu là ông vợ; thân gia ông là ông nhà dâu gia; tôn thái ông là bố tôn ông thầy; tôn thái mẫu là mẹ ông thầy.

Trong gia đình người Việt có 3 thế hệ sống chung nhà (bao gồm ông bà, cha mẹ, con cái) thì gọi là “tam đại đồng đường”, nếu 4 thế hệ sống chung thì gọi là “tứ đại đồng đường”, 5 thế hệ là “ngũ đại đồng đường”.

SHUTTERSTOCK

- Cha (吒): đời thứ nhất trên mình là cha. Thứ bậc theo từ Hán Việt như sau: phụ thân là cách con gọi cha; thân phụ, sinh phụ là cha ruột; kế phụ là cha ghẻ, cha kế; nghĩa phụ, dưỡng phụ là cha nuôi; nghĩa phụ cũng là cha đỡ đầu; cố phụ là cha chết chưa chôn; hiển khảo là cha chết đã chôn; tiên phụ là cha chết đã lâu; thứ mẫu là hầu của cha; bá phụ là bác (anh cha); thúc phụ là chú (em cha); cô là cô (chị em với cha); ngoại cữu là cha vợ; chấp bá là bạn cha (cũng là cha của bạn mình); canh bá là bạn đồng tuế với cha hoặc cha bạn đồng tuế của mình; niên bá là bạn đồng khoa của cha hoặc cha bạn đồng khoa của mình; quyến điệt là cách mình xưng hô với bạn cha, hoặc cha của bạn mình; nhân quyến điệt là cách mình xưng hô với cha chồng, chị vợ, cha vợ, anh vợ; cữu là cha chồng.

Tổ mẫu là bà

Nhật dụng thường đàm

Trong gia đình: Mẹ (媄): đời thứ nhất trên mình là mẹ. Cách xưng hô Hán Việt như sau: song thân là cha mẹ; mẫu thân, nội thân là mẹ; đích mẫu là mẹ chính (con dòng chính và thứ gọi vợ lớn của cha); thứ mẫu là mẹ thứ (con dòng chính và thứ gọi vợ lớn của cha); kế mẫu là mẹ ghẻ; dưỡng mẫu là mẹ nuôi; ngoại cô là mẹ vợ; nhân bá mẫu là mẹ chồng của chị vợ; thân gia thái mẫu là mẹ nhà dâu gia; tôn thái mẫu là mẹ ông thầy; gia mẫu là mẹ tôi; lệnh từ là mẹ người; cô là cô, cũng là mẹ chồng; cô chương là mẹ chồng nàng dâu; giá mẫu là mẹ có chồng khác; xuất mẫu là mẹ bị cha từ bỏ; cố mẫu là mẹ chết chưa chôn; hiển tỉ là mẹ chết đã chôn; tiên mẫu là người mẹ đã chết. (Còn tiếp)

Chị là dâu thứ nhưng lại về làm dâu sớm nhất nhà. Chồng chị con thứ trong gia đình có ba anh em trai. Chị đảm đang nên được lòng bố mẹ chồng. Từ chỗ yêu mến, bố mẹ chồng chuyển sang tin tưởng chị tuyệt đối. Mọi việc lớn nhỏ trong nhà, chị đều được nhà chồng cho tham gia, và có tiếng nói khi quyết định vấn đề nào đó.

Đến lúc anh chồng lấy vợ, nhà có thêm dâu. Bố mẹ chồng luôn nhìn vào dâu thứ mà ứng xử với dâu trưởng. Thậm chí, họ còn có mong muốn dâu trưởng phải hơn dâu thứ, bởi có vai trò và trọng trách lớn hơn trong gia đình. Oái oăm ở chỗ, dâu trưởng. Cô không chỉ ít tuổi hơn mà còn được nuôi dưỡng kiểu tiểu thư, quanh năm có giúp việc phục vụ. Vì thế, khi về nhà chồng, cô chẳng biết việc gì trước việc gì sau để làm. Lại thêm tính cách đỏng đảnh khiến mẹ chồng chẳng vừa mắt. Vai trò dâu trưởng bỗng chốc bị lép vế bởi dâu thứ. Mẹ chồng chốc chốc lại lấy dâu thứ ra so sánh khiến dâu trưởng nhiều lần "nóng mặt". Từ đó, cô sinh lòng oán ghét dâu thứ, cho rằng vì em dâu mà cô bị mẹ chồng "hạ bệ". Mối quan hệ chị em dâu nảy sinh mâu thuẫn, sống cạnh nhau bằng mặt nhưng không bằng lòng.

Dù mẹ chồng mong muốn dâu thứ và dâu trưởng sống chung cùng với bố mẹ một thời gian, nhưng chị kiên quyết xin ra ngoài sống riêng. Chị tế nhị lấy lý do sắp tới chú út lấy vợ thì không thể ba cặp vợ chồng sống chung một nhà. Ra riêng, những tưởng mối quan hệ chị em dâu được cải thiện nhưng cũng chẳng thay đổi được bao nhiêu. Mẹ chồng vốn quen những ưu điểm của dâu thứ nên luôn khó chịu với những khuyết điểm của dâu trưởng khi sống chung. Vì thế, cô luôn cho quan hệ mẹ chồng nàng dâu không tốt là do dâu thứ. Hiềm khích giữa hai chị em dâu lại càng tăng lên.

Chú út lấy vợ, nhà có thêm em dâu. Dâu út cùng thế hệ với dâu trưởng, cũng thuộc hàng tiểu thư đi lấy chồng giống nhau nên có điểm tương đồng. Ba nàng dâu bỗng chốc chia thành hai phe đối địch nhau. Dâu trưởng và dâu út một phe, chị bị đẩy về một phe với... mẹ chồng. Nết ăn nết ở của các nàng dâu luôn được mẹ chồng mổ xẻ không chỉ trong nhà mà còn với người ngoài. Mỗi lần mẹ chồng khen ngợi dâu thứ là phe dâu trưởng và dâu út ấm ức tìm cách móc mỉa lại. Chị bỗng chốc trở thành “tội đồ” trong mắt hai chị em dâu.

Chuyện chị em dâu mâu thuẫn với nhau, vô hình chung kéo cả ba người chồng vào cuộc. Ai cũng yêu vợ, bênh vợ nên tình cảm anh em bắt đầu bất hòa. Có những bữa cơm sum họp ở nhà bố mẹ chồng trở thành cuộc tranh cãi nảy lửa của ba anh em xung quanh chuyện ba chị em dâu. Bọn trẻ con vô tội cũng bị các bà mẹ hiềm khích với nhau ngăn cấm độ thân thiết. Những câu hỏi ngây thơ chúng đặt ra liền nhận lại sự quát nạt, dọa dẫm của mẹ. Cuộc chiến ba nàng dâu vô hình chung châm ngòi cho cuộc chiến vô hình của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ trong nhà.

Càng ngày nội bộ gia đình càng mất đoàn kết vì chị em dâu. Chị muốn đứng ra hòa giải mọi khúc mắc trong gia đình nhưng không nhận được sự hợp tác của hai chị em dâu kia. Mẹ chồng vốn dĩ thiên vị chị nên cũng chẳng phát huy được vai trò "bao công xử án" trong chuyện này.

Thật may, cuối cùng cũng còn bố chồng là người công minh tỉnh táo nhất trong nhà. Ông họp gia đình rồi ra "nghị quyết" cả nhà phải thống nhất để giải quyết vấn đề. "Nghị quyết" của ông là từ đây trở đi ba con dâu phải sống và ứng xử với nhau theo "nguyên tắc 3B". Đó là: Biết điều với nhau; Bảo vệ gia đình chung; Bình đẳng tôn trọng. Đặc biệt, ông nhấn mạnh vai trò mẹ chồng phải công tư phân minh, bình đẳng với ba nàng dâu không được bên yêu bên ghét. Ba con trai phải vào cuộc dựa trên tinh thần tình thân níu vào, đoàn kết yêu thương nhau không được "vì vợ" chia rẽ nội bộ.

Nhờ "nguyên tắc 3B" của bố chồng đặt ra mà mối quan hệ chị em dâu được cải thiện rõ rệt. Hóa ra, để bình thường quá quan hệ chị em dâu không khó khi những người trong cuộc thật sự tôn trọng và cùng hướng đến một mục đích chung.

Con của em gái ruột gọi mình là gì?

Con cô con cậu Là con của chị gái hoặc em gái bố; hoặc con anh trai hoặc em trai của mẹ. Hàng con cô con cậu thường rộng hơn con chú con bác hoặc con gì con già.

Chị dâu là gọi ai?

chị dâu Tiếng Anh là gì Chị dâu là cách gọi vợ của anh trai ruột hoặc anh trai của vợ, anh trai của chồng, anh họ, thậm chí là cách xưng hô với vợ của bạn thân hay anh em chí cốt để thể hiện sự quý trọng.

Vợ của bác thì gọi là gì?

Vợ của chú sẽ được gọi là thím. Vợ của bác sẽ được là bác gái. Chồng, vợ của chị, anh (con của bác) thì gọi là: anh, chị. Chồng, vợ của em là (con của chú) thì gọi là: em.

Ba là gì của bố?

2. (Danh) Xưng vị: (1) Bác (anh của cha). ◎Như: “bá phụ” 伯父 bác. (2) Đàn bà gọi anh chồng là “bá”.

Chủ đề