Chế độ độc tài thân mỹ là gì năm 2024

Nhưng lại một lần nữa, chính sách cấm vận lỗi thời của Mỹ bị hầu hết các nước trên thế giới phê phán và đòi phải dỡ bỏ. Ngày 30/10/2007, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc với số phiếu áp đảo 184 nước ủng hộ Nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cuộc phong tỏa kinh tế, thương mại, tài chính chống Cuba.

Tại cuộc bỏ phiếu lần thứ 16 này, 184 nước đã bỏ phiếu thuận, chỉ có 4 nước bỏ phiếu chống (Mỹ, Israel, quần đảo Marsan và Palau), và một nước bỏ phiếu trắng (Micronessia). Thật dễ hiểu là ngoại trừ Mỹ và Israel bỏ phiếu chống, các nước còn lại đều là những quốc gia nhỏ bé, chịu ảnh hưởng nhiều từ Mỹ.

Hầu như tất cả các phương tiện truyền thông lớn trên thế giới đều đưa tin đậm nét về cuộc bỏ phiếu về nghị quyết yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận chống Cuba. Hãng tin AP (Mỹ) nêu chi tiết: “Các đại biểu tham dự cuộc họp đã vỗ tay vang dội khi kết quả bỏ phiếu xuất hiện trên màn hình”. Điều đó thể hiện thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ quyền độc lập, tự do phát triển của Cuba và lên án chính sách chống Cuba của Washington.

Vậy thì cớ sao Mỹ vẫn theo đuổi chính sách thù địch chống Cuba?

Đáng chú ý là vào hạ tuần tháng 10 vừa qua, Tổng thống Mỹ G.W.Bush công bố những “sáng kiến” nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba bằng việc tuyên bố tiếp tục kéo dài lệnh cấm vận đã gần nửa thế kỷ, gia tăng các biện pháp hậu thuẫn, kích động các lực lượng chống đối Cuba thúc đẩy các hoạt động chống phá một quốc gia có chủ quyền.

Tổng thống Bush kích động những phần tử thù địch Cuba, những kẻ cơ hội chính trị, bất mãn “bất đồng chính kiến” với Nhà nước Cuba nổi dậy làm “cách mạng” lật đổ chế độ XHCN ở Cuba. Ngoài ra ông Bush còn kêu gọi tài trợ cho những kẻ "bất đồng chính kiến" lập cái gọi là "quỹ tự do".

Ngay cả báo chí Mỹ cũng phải thừa nhận là cái mà ông Bush gọi là “phong trào dân chủ” ở Cuba là không đáng kể. Đó là những phần tử bất mãn, cơ hội, theo chủ nghĩa vô chính phủ. Thế lực chống Cuba hiện nay chủ yếu là ở Mỹ và thường được chính quyền Mỹ o bế, ve vãn trước các cuộc bầu cử nhằm kiếm phiếu bầu của họ.

Tuy nhiên, dư luận cho rằng những “sáng kiến” mà ông Bush đưa ra trong chính sách mới của chính quyền Mỹ chẳng có gì là mới. Vicki Huddleston, người đứng đầu cơ quan đại diện quyền lợi Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ ở Habana dưới thời Clinton và cả W.Bush cho rằng, việc chính quyền Mỹ tiếp tục chính sách thù địch với Cuba sẽ không có kết quả.

Và một số nghị sĩ Mỹ cũng phản đối việc kéo dài lệnh cấm vận đối với Cuba vì trước hết nó làm tổn hại quyền lợi cho chính nước Mỹ.

Mỹ cắt quan hệ ngoại giao với Cuba từ năm 1961, hai năm sau cách mạng Cuba thành công. Người ta còn nhớ là vào tháng 1/1959, chế độ độc tài thân Mỹ do Batista đứng đầu đã bị lực lượng cách mạng và nhân dân Cuba đứng lên lật đổ. Các nhà tư bản Mỹ mất đi những sòng bạc, những chốn ăn chơi nhảy múa và những nguồn lợi béo bở về thuốc lá, đường ở hòn đảo Cuba xinh đẹp chỉ cách nước Mỹ chưa đầy một trăm dặm.

Từ năm 1961, chính quyền Mỹ đã tiến hành một chiến dịch quân sự bí mật xâm lược Cuba hòng giành lại quyền lực ở hòn đảo xinh đẹp này. Nhưng cuộc xâm lược đó đã bị lực lượng vũ trang và nhân dân Cuba dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh Fidel Castro, trong vòng 66 giờ đồng hồ đã đập tan cuộc tấn công của đội quân đánh thuê của Mỹ. Đây được coi là thất bại quân sự đầu tiên của Mỹ tại khu vực Tây bán cầu. Từ đó, Mỹ công khai thực hiện chính sách thù địch và cấm vận kinh tế, thương mại... với Cuba cho đến nay.

Trong hàng chục năm qua, chính quyền Mỹ đã bỏ ra nhiều triệu đôla để tài trợ cho các thế lực chống đối Cuba, với nhiều loại “quỹ”, thông qua nhiều tổ chức phi chính phủ, lập các đài phát thanh và truyền hình, các tờ báo tuyên truyền, nói xấu cách mạng Cuba.

Trong khi đó, Chủ tịch Fidel Castro đã trở thành ngọn cờ giải phóng dân tộc và cách mạng ở châu Mỹ Latinh, người luôn đấu tranh chống "chủ nghĩa tự do kinh tế mới" của Washington áp đặt cho khu vực này và phong trào cánh tả Mỹ Latinh đang ngày càng mạnh lên, thách thức quyền lực và ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Tây bán cầu.

Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Felipe Perez Roque đã lên án mạnh mẽ các biện pháp mới, vừa được Tổng thống Mỹ G.Bush công bố, tiếp tục tăng cường các biện pháp bao vây và cấm vận chống Cuba.

Bộ trưởng Felipe Perez Roque tố cáo Mỹ kích động bạo lực chống Cuba và đây là một bước leo thang chưa từng có trong chính sách thù địch của Mỹ chống Cuba. Chính sách của Mỹ nhằm mục đích thay đổi chế độ tại Cuba kể cả bằng sức mạnh. Ông khẳng định Cuba kiên quyết bác bỏ âm mưu này của Mỹ và sẽ đáp lại hành động của Mỹ bằng “tinh thần dũng cảm, gan dạ và tính kiên nghị tuyệt đối của mình”.

Quả thật là phi lý, trong khi chính quyền Mỹ luôn nói đến “tự do”, “dân chủ”, nhưng chính Washington đang vi phạm tự do, dân chủ khi cưỡng ép các nước khác đi theo con đường chính trị kiểu Mỹ mà họ thấy không thích hợp.

Tiếp tục chính sách cấm vận Cuba của chính quyền Mỹ thể hiện sự thù địch kéo dài. Sự thù địch kéo dài này đi ngược lại lợi ích giữa 2 dân tộc và hòa bình, ổn định ở khu vực cần phải bị bãi bỏ như dư luận quốc tế mong muốn

Chế độ độc tài thân là gì?

Một chế độ độc tài (tiếng Anh: dictatorship) là một hình thức chính phủ được đặc trưng bởi một nhà lãnh đạo, hoặc một nhóm các nhà lãnh đạo, nắm giữ các quyền lực của chính phủ với rất ít hoặc không có hạn chế đối với họ. Nhà lãnh đạo của một chế độ độc tài được gọi là một nhà độc tài.nullĐộc tài – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Độc_tàinull

Độc tài là người như thế nào?

Nhà độc tài là một người lãnh đạo với uy quyền tuyệt đối. Một nhà nước do một người độc tài chỉ huy gọi là nhà nước độc tài. Từ dictator của tiếng Anh bắt nguồn từ chức danh của một người lãnh đạo vùng của La Mã cổ đại do Viện nguyên lão La Mã chỉ định đến cai quản trong trường hợp khẩn cấp.nullNhà độc tài – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Nhà_độc_tàinull

Chế độ độc tài quân sự là như thế nào?

Chế độ độc tài quân sự là một hình thức của độc tài do một lực lượng quân sự gây sự kiểm soát hoàn toàn hoặc đáng kể đối với chính quyền chính trị, mà trong đó nhà độc tài thường là một sĩ quan cấp cao trong lực lượng quân đội.nullĐộc tài quân sự – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Độc_tài_quân_sựnull

Chế độ quân chủ độc đoán là gì?

Phong cách lãnh đạo độc đoán (Autocratic leadership) là phong cách mà nhà lãnh đạo sẽ nắm giữ hầu hết các quyền kiểm soát, tức là họ không lấy ý kiến từ các thành viên khác trong nhóm khi đưa ra quyết định. Tất cả mọi hoạt động, phương pháp, quy trình đều do nhà lãnh đạo độc đoán và chỉ họ mới có quyền quyết định.nullPhong cách lãnh đạo độc đoán: Đặc điểm, ưu và nhược điểmwww.pace.edu.vn › tin-kho-tri-thuc › phong-cach-lanh-dao-doc-doannull

Chủ đề