Chất ô nhiễm sơ cấp và thứ cấp là gì

39

2.3. CHẤT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ


2.3.1. Khái niệm về chất ô nhiễm

Như đã trình bày ở trên: bất kỳ một chất nào được thải vào không khí với nồng độ đủ để ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển,sinh trưởng của động, thực vật, phá hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan môi trường … đều là các chất ô nhiễm. Ví dụ các loại bụi, hơi khí độc, mùi hôi các chất ô nhiễmthải ra từ các nguồn ô nhiễm thường rất đa dạng, chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau dạng hạt, khí, hơi dung môi…, với các nồng độ khác nhau tùy theo các quátrình công nghệ, việc sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất, tình trạng máy móc thiết bò và tay nghề của công nhân… Có thể phân loại các chất ô nhiễm theo các cách sauđây.a Dựa vào nguồn gốc sử dụng nguyên vật liệuTheo cách phân loại này các chất ô nhiễm được chia ra các loại sau đây: - Chất ô nhiễm từ quá trình đốt: khí thiên nhiên, dầu, củi, trấu phục vụ cho cácquá trình cung cấp nhiệt cho máy phát điện, nồi hơi, các quá trình sưởi ấm, sấy nóng hoặc các quá trình khác.- Các chất ô nhiễm sinh ra từ các quá trình công nghệ khác nhau: do sử dụng các loại nguyên liệu có sinh ra các chất ô nhiễm trong quá trình sản xuất hoặc sảnphẩm của chúng là các chất dễ gây ô nhiễm môi trường.b Dựa vào nguồn gốc phát sinhCó thể chia chất ô nhiễm thành hai loại như sau: - Chất ô nhiễm sơ cấp: là các chất ô nhiễm được thải trực tiếp từ nguồn ônhiễm. Ví dụ các chất SOx, NOx, bụi … thải ra từ các quá trình đốt nhiên liệu. - Chất ô nhiễm thứ cấp: là các chất ô nhiễm được tạo thành từ các chất ô nhiễmsơ cấp do các quá trình biến đổi hóa học trong khí quyển. Ví dụ: H2SO4sinh ra từ quá trình hấp thụ hơi nước trong khí quyển của SOxlà chất ô nhiễm thứ cấp. Quá trình lấy mẫu và phân tích khí thải tại nguồn cho phép xác đònh chủng loạivà nồng độ của chất ô nhiễm sơ cấp. Còn quá trình lấy mẫu và phân tích các chất ô nhiễm trong khí quyển cho phép xác đònh chủng loại và nồng độ của chất ô nhiễmthứ cấp. Các chất ô nhiễm thứ cấp thường có tính độc cao hơn các chất ô nhiễm sơ40 cấp, tuy nhiên, cũng có những chất ô nhiễm thứ cấp lại có tác động tốt cho môitrường. Ví dụ sản phẩm của quá trình phản ứng giữa NH3với H2O và NO2trong khí quyển sẽ tạo thành NH4NO3là một chất làm “giàu” cho đất. c Phân loại theo tính chất vật lýTheo tính chất vật lý có thể phân ra các loại chất ô nhiễm không khí như sau: -Chất ô nhiễm không khí ở thể rắn: ví dụ các loại bụi. -Chất ô nhiễm không khí ở thể khí: ví dụ các loại hơi khí độc. -Chất ô nhiễm không khí ở thể lỏng: ví dụ các loại hơi dung môi.2.4. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO BỤI2.4.1. Ô nhiễm không khí do bụi- Đònh nghóa: Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi,khói, mù. Bụi bay có kích thước từ 0,001 - 10μm bao gồm tro, muội, khói và những hạt rắnđược nghiền nhỏ, chuyển động theo kiểu Brao hoặc rơi xuống đất với vận tốc không đổi theo đònh luật Stok. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn thương nặng cho cơquan hô hấp, nhất là khi phổi nhiễm bụi thạch anh Silicose do hít thở phải không khí có chứa bụi bioxit silic lâu ngày.Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10μm , thường rơi nhanh xuống đất theo đònh luật Niutơn với tốc độ tăng dần. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn hại cho da,mắt, gây nhiễm trùng, gây dò ứng …2.4.2. Phân loại bụi-Theo nguồn gốc •Bụi hữu cơ như bụi tự nhiên bụi do động đất, núi lửa…; •Bụi thực vật bụi gỗ, bông, bụi phấn hoa…; •Bụi động vật len, lông, tóc…; •Bụi nhân tạo nhựa hóa học, cao su, cement…; •Bụi kim loại sắt, đồng, chì…; •Bụi hỗn hợp do mài, đúc… -Theo kích thước hạt bụi41 •Khi D 10 μm : gọi là bụi; •Khi D = 10 – 0,1 μm : gọi là sương mù; •Khi D 0,1 μm: gọi là khói. Với loại bụi có kích thước nhỏ hơn 0,1 μm khói khi hít thở phải không đượcgiữ lại trong phế nang của phổi, bụi từ 0,1- 5 μm ở lại phổi chiếm 80-90, bụi từ 5- 10 μm khi hít vào lại được đào thải ra khỏi phổi, còn với bụi lớn hơn 10μm thườngđọng lại ở mũi.-Theo tác hạiTheo tác hại của bụi có thể phân ra: •Bụi nhiễm độc chung chì, thủy ngân, benzen; •Bụi gây dò ứng viêm mũi, hen, nổi ban…bụi bông, gai, phân hóa học, một số tinh dầu gỗ…;• Bụi gây ung thư bụi quặng, crôm, các chất phóng xạ…;• Bụi gây xơ hóa phổi thạch anh, quặng amiăng….

Ô nhiễm không khí là hiểm hoạ thứ tư đe doạ sức khoẻ con người. Vì số trẻ tử vong do ô nhiễm không khí trên toàn thế giới còn cao hơn cả tử vong vì bệnh sốt rét và hiv-aid cộng lại. Còn theo tổ chức y tế thế giới WHO, tiếp xúc với không khí ô nhiễm đã cướp đi sinh mạng của hơn 9 triệu người trên thế giới và trong đó là 1,7 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm.

Theo báo cáo của WHO Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí cao nhất thế giới, cao hơn cả những nước ô nhiễm nặng như Trung Quốc và Ấn Độ. Nguyên nhân chính lại đến từ việc thiếu ý thức tự bảo vệ mình cũng như việc người dân chưa thực sự quan tâm đến vấn đề nghiêm trọng này.

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là tình trạng không khí sạch bị ô nhiễm (làm bẩn) do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ.

Khi không khí bị ô nhiễm sẽ xuất hiện mùi hôi, làm giảm tầm nhìn, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người, gây ảnh hưởng tới động thực vật và môi trường tự nhiên.

Ô nhiễm không khí có thể do hoạt động của con người, hoặc do quá trình tự nhiên gây ra.

Ô nhiễm không khí bao gồm hai loại chính là ô nhiễm không khí trong nhà; và ô nhiễm không khí ngoài trời (chủ yếu ô nhiễm không khí ở đô thị). Đây là 2 trong số các vấn đề ô nhiễm độc hại nhất toàn cầu.

Ô nhiễm không khí làm 7 triệu người chết mỗi năm. Trong đó Việt Nam nằm trong nhóm có mức độ ô nhiễm không khí thứ 2 toàn cầu, nhưng lại nằm trong nhóm có tỷ lệ tử vong do ô nhiễm cao nhất thế giới.

Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong do đột quỵ, tim mạch, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính. Là nguyên nhân khiến bệnh về đường hô hấp và tai, mũi, họng chiếm tỷ lệ bệnh cao nhất hiện nay.

Chất ô nhiễm sơ cấp và thứ cấp là gì
Khẩu trang bình thường không thể bảo vệ bạn khỏi ô nhiễm không khí

1. Những chất gây ô nhiễm không khí

Chất gây ô nhiễm không khí: là những chất làm bẩn không khí, gây hại cho con người và hệ sinh thái.

Những chất gây ô nhiễm không khí bao gồm: hạt rắn, giọt chất lỏng, khí

Chất gây ô nhiễm có nguồn gốc từ tự nhiên và nhân tạo. Bao gồm 2 loại là sơ cấp và thứ cấp.

  • Chất gây ô nhiễm sơ cấp: là những chất phát ra trực tiếp trong môi trường như tro từ núi lửa, từ hoạt động sản xuất, khí thải động cơ (carbon minoxit), khí thải nhà máy (sufur dioxit).
  • Chất gây ô nhiễm thứ cấp: là những chất không phát ra trực tiếp, chúng hình thành do quá trình phản ứng hoặc tương tác giữa chất sơ cấp với môi trường.

*Một số chất vừa là chất sơ cấp, vừa là chất thứ cấp, chúng có thể được thải trực tiếp hoặc tạo thành từ các chất ô nhiễm khác.

1.1. Chất gây ô nhiễm sơ cấp

Chất ô nhiễm sơ cấp bao gồm:

  • Carbon dioxit (CO2): là chất nguy hiểm nhất, nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu, làm trái đất nóng lên.
  • Sulfur Dioxide (SO2): hình thành trong quá trình hoạt động, sản xuất, công nghiệp và khai thác dầu mỏ. Sulfur dioxide gây ô nhiễm không khí, tác động đến sức khoẻ con người và động thực vật, tạo ra mưa acid. Khi hít phải sulfur dioxide làm gia tăng hô hấp, khó thở, ở một lượng lớn sẽ dẫn đến tử vong. 
  • Oxit Nitơ: đặc biệt là Nitơ dioxit (NO2) là tác nhân gây ô nhiễm không khí và làm người ngộ độc. Thường xuyên hít phải khí NO2 là nguyên nhân gây ra bệnh phổi, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi.
  • Carbon Monoxit (CO): khí CO là chất khí không màu, không mùi chủ yếu thải ra từ các phương tiện giao thông, làm giảm oxy trong máu, tổn thương thần kinh. Ngộ độc do hít phải nhiều khí CO có thể dẫn đến nhức đầu, buồn nôn, thậm chí hôn mê gây tử vong.
  • Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs): được sản sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, thuốc lá, ngoài ra VOCs còn có trong sơn, keo, các chất tạo mùi, phụ gia, tẩy rửa, bàn ghế gỗ công nghiệp… Chất này thường gây ô nhiễm không khí trong nhà, ảnh hưởng nặng tới hệ thần kinh, gây bệnh phổi, hen suyễn và là một trong những nguyên nhân gây ung thư.
  • Bụi mịn (PM): Bụi mịn là những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10 micromet (PM10) và những hạt có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet (PM2.5) không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng xâm nhập vào phổi và tim gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim và đột quỵ.
  • Kim loại độc như chì, thuỷ ngân, đặc biệt là các hợp chất của chúng.
  • Chlorofluoro Carbons (CFCs): thường phát ra từ điều hoà, tủ lạnh, chất này khi phát tán vào không khí sẽ tác động với một số chất khác làm phá vỡ tầng ozone, làm thủng tầng ozone. Các tia cực tím thông qua lỗ thủng tầng ozone tới bề mặt trái đất, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da, các bệnh về mắt ở người và phá huỷ cây trồng.
  • Amoniac (NH3): chủ yếu phát sinh trong quá trình trồng trọt và sản xuất nông nghiệp. Chất này có khả năng ăn mòn và độc hại, có thể gây hại cho người và đồ vật.
  • Mùi: bao gồm mùi hôi thối, độc hại của rác thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
  • Chất phóng xạ: thường sinh ra bởi chiến tranh, thử nghiệm hạt nhân v.v…

Tham khảo: Bụi siêu mịn PM2.5 là gì? gây tác hại gì? cách phòng tránh

1.2. Chất gây ô nhiễm thứ cấp

Các chất gây ô nhiễm thứ cấp bao gồm:

  • Sương khói: sương khói là từ mô tả chất gây ô nhiễm trông giống như sự kết hợp của sương và khói. Rất phổ biến ở Hà Nội và TP.HCM. Chất này đến chủ yếu từ lượng khí thải xe cộ và công nghiệp.
  • Ozone tầng mặt (O3): hình thành từ sự kết hợp giữa NOx và VOCs, là một phần trong sương khói.
  • Peroxyacetyl nitra (C2H3NO5): hình thành tương tự từ NOx và VOCs.

2. Các hoạt động & nguồn gây ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí có thể do tự nhiên, hoặc do hoạt động của con người bao gồm sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt.

Tham khảo: Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam

2.1. Ô nhiễm không khí từ tự nhiên

Những hoạt động tự nhiên dưới đây được cho là gây ô nhiễm không khí:

  • Bụi: bụi từ hoang mạc, sa mạc, những dải đất không có hoặc có ít thảm thực vật .
  • Methane: là chất thải của động vật và gia súc.
  • Khí radon: hình thành trong quá trình phân rã phóng xạ trong lớp vỏ trái đất.
  • Khói và carbon monoxit hình thành do cháy rừng.
  • VOCs: các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi cũng được thải ra từ một số loài thực vật.
  • Tro, lưu huỳnh, clo phát ra do phun trào núi lửa.

2.2. Ô nhiễm không khí từ hoạt động công nghiệp

Hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm không khí bao gồm:

  • Khí thải từ các nhà máy, xưởng chế biến, lò đốt, khu công nghiệp…
  • Khí thải từ xe cơ giới và các phương tiện vận chuyển hàng hoá, phục vụ cho công nghiệp
  • Hơi khói từ các loại sơn, dung môi, hoá chất.
  • Khí mê-tan hình thành từ các bãi rác thải công nghiệp
Chất ô nhiễm sơ cấp và thứ cấp là gì
Nhà máy nhiệt điện Phả Lại đang hoạt động với hình ảnh hai ống khói xả, hậu cảnh là khung cảnh vịnh Hạ Long, kỳ quan thiên nhiên thế giới.

2.3. Ô nhiễm không khí do giao thông vận tải

Giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Bao gồm:

  • Khí thải từ các phương tiện giao thông: quá trình đốt nhiên liệu động cơ phát ra khí thải là các chất như CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4.
  • Cát bụi cuốn theo trong quá trình di chuyển.
  • Cát bụi sinh ra do đường xá lâu ngày bị bào mòn.

2.4. Ô nhiễm không khí do sinh hoạt

Sinh hoạt trong các hộ gia đình là nguồn gây ô nhiễm nhỏ đối với môi trường nói chung, nhưng lại là nguồn gây ô nhiễm chính trong nhà. Những hoạt động hàng ngày như đun nấu, phun sơn, đốt rác… là nguyên nhân chính gây ô nhiễm trong nhà.

3. Ô nhiễm không khí trong nhà

Với sự phát triển công nghiệp tạo ra nhiều loại vật liệu nhân tạo mới, khiến những vật dụng trong gia đình có khả năng phát sinh ra chất độc hại làm ô nhiễm không khí trong chính ngôi nhà của bạn, như:

  • Vật liệu xây dựng bao gồm gỗ công nghiệp, ván ép, thảm trang trí phát ra khí formaldehyde (H2CO).
  • Sơn nước tạo ra hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs)
  • Các loại thuốc xịt côn trùng, diệt mối, sâu bọ
  • Đốt than để nấu nướng, sinh hoạt cũng gây ô nhiễm không khí và ngộ độc
  • Các nguồn khác bao gồm bụi phát sinh từ quần áo, chăn nệm, cây trồng, lông vật nuôi…

Tham khảo: ô nhiễm không khí trong nhà nguy hiểm hơn bạn tưởng

4. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng gì đến sức khoẻ

Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh bao gồm nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), đột quỵ và ung thư phổi.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ như gây khó khăn trong việc thở, ho, hen suyễn và làm bệnh tật trầm trọng hơn.

4.1. Tử vong do ô nhiễm không khí

Theo WHO, ước tính có trên 7 triệu người tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí. Trong đó số lượng tử vong nhiều nhất từ Ấn Độ và Trung Quốc. Tại Trung Quốc ước tính có trên 700.000 người tử vong do ô nhiễm không khí mỗi năm. 

Theo số liệu gần nhất của WHO, Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm có tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí cao nhất thế giới. Nguyên nhân do con người chưa có ý thức bảo vệ mình trước tình trạng ô nhiễm không khí.

Tham khảo: 7 triệu người chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí

4.2. Bệnh tim mạch, phổi và ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO mỗi năm:

  • Có khoảng gần 1,5 triệu người tử vong do viêm phổi, chiếm 21% các ca tử vong do ô nhiễm không khí
  • Khoảng 1,4 triệu người tử vong do đột quỵ, chiếm 20% các ca tử vong do ô nhiễm không khí
  • Gần 2,5 triệu người tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ, chiếm khoảng 34% tổng số ca tử vong do ô nhiễm không khí
  • Hơn 1,3 triệu người tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chiếm khoảng 19% tổng số ca tử vong do ô nhiễm không khí
  • Khoảng gần 500.000 người tử vong do ung thư phổi, chiếm 7% tổng số ca tử vong do ô nhiễm không khí.

Tham khảo: những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất do ô nhiễm không khí

4.3. Trẻ em, phụ nữ và người lớn tuổi ảnh hưởng nặng nhất

Nhóm nhạy cảm bao gồm trẻ em, phụ nữ, phụ nữ mang thai, người già, người có thể trạng yếu, người đang mang bệnh là những người phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ ô nhiễm không khí.

Tham khảo: Những ai bị ảnh hưởng nhiều nhất từ ô nhiễm không khí?

5. Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.HCM

Việt Nam đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí trên thế giới (do trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia của Mĩ thực hiện báo cáo thường niên mang tên The Environmental Performance Index hay còn gọi là EPI.

Tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí ở Việt Nam nằm trong nhóm cao nhất thế giới. Nguyên nhân do ý thức của người dân về việc tự bảo vệ mình trước ô nhiễm môi trường còn kém.

Mức độ ô nhiễm không khí ở Việt Nam ngày một tăng cao. Theo công bố của bộ y tế, tỷ lệ mắc các bệnh về hô hấp, tai, mũi, họng ở mức cao nhất trong tất cả các bệnh, lý do phần lớn do ảnh hưởng từ ô nhiễm không khí.

Sử dụng Khẩu trang Cambridge Mask để bảo vệ bạn và gia đình khỏi tác hại của bụi siêu mịn PM2.5 và các tác nhân gây hại từ không khí ô nhiễm.

Chất ô nhiễm sơ cấp và thứ cấp là gì