Ví dụ doanh nghiệp nhỏ ở địa phương

Nhiều chuyên gia kinh tế và pháp luật của Việt Nam cho rằng khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ và sau đó khái niệm doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ được du nhập từ bên ngoài vào Việt Nam. Vấn đề tiêu chí doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ là trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về sự phát triển của khu vực này trong nhiều năm qua. Định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ rõ ràng phải dựa trước tiên vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường đó là tiêu chí về số nhân công, vốn đăng kí, doanh thu…

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

Ở Việt Nam đã có một số công văn giải hướng dẫn về định nghĩa của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công văn số 681 CP-KTN ban hành ngày 20-6-1998 theo đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số công nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng . Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách. Trên thực tế tiêu chí này không cho phép phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ. 

Vì vậy, tiếp theo đó Nghị định số 90/2001/NĐ-CP đưa ra chính thức định nghĩa khái quát về  doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Các doanh nghiệp cực nhỏ được quy định là có từ 1 đến 9 nhân công, doanh nghiệp có từ 10 đến 49 nhân công được coi là doanh nghiệp nhỏ.

Cụ thể hơn theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới:

– Doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn 

– Doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. 

Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếng Anh là: Small and medium-sized enterprises – SME

2. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Có thể thấy hiện ở nước ta có khoảng 93% trong tổng số doanh nghiệp hiện có là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó là 80% các doanh nghiệp nhà nước thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khu vực kinh tế tư nhân doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 97% xét về vốn và 99% xét về lao động so với tổng số doanh nghiệp của cả nước. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp hiện tại.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn giữ vai trò ổn định nền kinh tế đồng thời cũng có đóng góp to lớn, quan trọng vào thu ngân sách, tạo công ăn việc làm trong cả nước, đóng góp một phần không nhỏ vào giá tị GDP cho nước ta.

Xem thêm: Quy định đăng ký sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp

Các cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thích hợp với các phương pháp tiết kiệm vốn và do đó chúng được công nhận là phương tiện giải quyết thất nghiệp hiệu quả nhất

Thứ nhất, do đặc tính phân bố rải rác của chúng. Các doanh nghiệp loại này thường phân bố rộng rãi nên các doanh nghiệp này có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý và nhiều đối tượng lao động, đặc biệt là với các vùng sâu, vùng xa, vùng chưa phát triển kinh tế, với các đối tượng lao động có trình độ tay nghề thấp. Nhờ vậy vai trò của doanh nghiệp này vừa giải quyết thất nghiệp vừa góp phần giảm dòng người chuyển về thành phố tìm việc làm.

Thứ hai, doanh nghiệp vừa và nhỏ có tính linh hoạt, xoay sở nhanh dễ thích ứng với các thay đổi của thị trường. Trong trường hợp có biến động xảy ra, các doanh nghiệp lớn sẽ đối phó khá chậm chạp, khó xoay trở nhanh vì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động, sau đó sẽ phải sa thải bớt lao động để cắt giảm chi phí đến mức có thể tồn tại và phát triển được trong điều kiện cung lớn hơn cầu. Trong khi đó do khả năng linh hoạt, có thể thích ứng nhanh với thay đổi của thị trường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể tồn tại được mà không phải sử dụng đến biện pháp cắt giảm lao động.

 Cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hoá đáng kể về cả chất lượng, số lượng và chủng loại

Các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút một lượng lớn lao động và tài nguyên của xã hội để sản xuất ra hàng hoá. Để có thêm sức cạnh tranh trực tiếp với các công ty và tập đoàn lớn, hàng hoá của họ nói chung thiên về sự đa dạng về chất lượng và chủng loại, tạo cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội được lựa chọn. Bên cạnh đó họ cũng tiến vào nhiều thị trường nhỏ mà các công ty lớn bỏ qua vì doanh thu từ đó quá nhỏ.

Gieo mầm cho các tài năng quản trị kinh doanh

Một số những người có tài trong quản trị kinh doanh không muốn làm việc trong các công ty lớn mà muốn mở công ty riêng để có thể phát triển tốt hơn. Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ rất thích hợp đối với họ trong việc thử sức của mình. Bên cạnh đó các công ty tư nhân lớn nói chung đều xuất phát từ các công ty nhỏ đi lên. 

Xem thêm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

 Các công ty nhỏ là còn là nơi huấn luyện nguồn nhân lực cho các công ty lớn. Các nhân viên sẽ học được những kỹ năng ban đầu về quản lý rất cần thiết, được công ty lớn đánh giá cao.

Đây là các kỹ năng cần thiết cho công việc ở các công ty lớn và việc đào tạo chúng cho người lao động cần thời gian. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ thực hiện “hộ” khâu này. Nhân viên công ty nhỏ sau một thời gian có được kinh nghiệm rồi sẽ được các công ty lớn thu nhận.

Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho dân địa phương

Nhìn chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ được mở ra ở địa phương nào đều có công nhân và chủ doanh nghiệp là người ở địa phương đó. Khi các doanh nghiệp loại đó được mở ra thì người dân lao động ở địa phương có công ăn việc làm, có nguồn thu nhập. Kết cục là quỹ tiền tiết kiệm-đầu tư của địa phương đó được bổ sung.

Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn

Các công ty lớn và các tập đoàn không có được tính năng động của các đơn vị kinh tế nhỏ hơn chúng vì một nguyên nhân đơn giản là quy mô của chúng quá lớn. Quy luật của vật lý là khối lượng một vật càng lớn thì quán tính của nó càng lớn. Cũng vậy, các đơn vị kinh tế càng to lớn thì càng thiếu tính linh hoạt, thiếu khả năng phản ứng nhanh, nói cách khác là sức ì càng lớn.

Một nền kinh tế đặt một tỷ lệ quá lớn nguồn lao động và tài nguyên vào tay các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ trở nên chậm chạp, không bắt kịp và phản ứng kịp với các thay đổi trên thị trường. Ngược lại, một nền kinh tế có một tỷ lệ thích hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ trở nên nhanh nhẹn” hơn, phản ứng kịp thời hơn. Tính hiệu quả của nền kinh tế sẽ được nâng cao. Cải thiện mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau

Phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương, góp phần tăng trưởng kinh tế

Xem thêm: Thuyết ngành công nghiệp non trẻ là gì? Nội dung và đặc điểm

Một nền kinh tế bao giờ cũng có “vùng biên giới”, “vùng sâu, vùng xa”. Đó là các khu vực địa lý hoặc các thị trường có quy mô nhỏ, kém phát triển, hoặc là xa tuyến giao thông, thiếu tài nguyên… Các công ty lớn thường bỏ qua các khu vực đó vì cho rằng nguồn lợi thu được từ đó không lớn bằng nguồn lợi thu được từ nơi khác với cùng một chi phí bỏ ra, nói cách khác là chi phí cơ hội của vùng đó cao.

Nếu một nền kinh tế chỉ có các doanh nghiệp lớn thì điều này sẽ dẫn đến một sự phát triển không đều giữa các vùng, không tận dụng hết tài nguyên và giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế cũng như gây ra các thiệt hại tiềm tàng cho nền kinh tế. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chi phí cơ hội của các vùng này là chấp nhận được, xứng đáng với nguồn lợi thu lại. Vì vậy họ sẵn sàng hoạt động ở đây nếu có các chính sách ưu đãi thích hợp của chính quyền địa phương.

Giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc

Trong quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá các ngành nghề truyền thống đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, giữa chế tạo sản phẩm thủ công với sản xuất dây chuyền hàng loạt. 

Ví dụ: thợ đóng giày có thể đóng những đôi giày rất bền dùng được hàng năm không hỏng. Nhưng trong thời hiện đại phải đối mặt với các xí nghiệp sản xuất giày có sản phẩm không bền lắm, đổi mới theo mùa và giá rẻ hơn so với giày thủ công. Một thợ thủ công hay vài người thì không thể đương đầu được với các doanh nghiệp lớn đó. Muốn tồn tại được các thợ thủ công phải cùng nhau lại thành lập doanh nghiệp, sau đó quảng cáo xa rộng để tìm đến các khách hàng tiềm năng của các sản phẩm thủ công.

Trong xã hội luôn tồn tại nhu cầu đối với các sản phẩm truyền thống, vấn đề là phải làm cho những khách hàng đó biết đến sản phẩm của mình.

Loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nói là rất thích hợp cho sản xuất thủ công. Các ngành nghề truyền thống có thể dựa vào đó để sản xuất, kinh doanh, quảng cáo. Bên cạnh đó công nghệ tiên tiến cũng sẽ dần tiếp cận vào các ngành nghề này. 

3. Cách xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Căn cứ theo Điều 6 tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp nhỏ được chia làm 2 lĩnh vực, trong đó:

Xem thêm: Hiệu ứng công ty quy mô nhỏ là gì? Nội dung về hiệu ứng công ty qui mô nhỏ

– Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.

 – Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.

Tiếp theo đó,  căn cứ theo Điều 6 tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP thì doanh nghiệp vừa cũng giống như doanh nghiệp nhỏ được chia làm 2 lĩnh vực sau:

– Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

– Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng.