Chào hàng cố định là gì in english năm 2024

Chương 1: CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH TRÊN THỊ

TRƯỜNG THẾ GIỚI

  1. Khái quát về GDTMQT

Khái niệm

Là các giao dịch được tiến hành bởi các chủ thể của thương mại quốc tế

nhằm trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới.

Đặc điểm

Chủ thể

Chủ thể tham gia vào GDTMQT là Thương nhân cá nhân, tổ chức kinh tế có

trụ sở kinh doanh ở các nước, vùng lãnh thổ, khu vục hải quan khác nhau

(có thể là: doanh nghiệp, quốc gia, tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc

tế,...).

Thương nhân phải có quyền kinh doanh XNK

+ Điều 6 Luật TM 2005:

Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp

pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,

thường xuyên và có đăng ký kinh doanh

+ Điều 16 Luật TM 2005:

Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập,

đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài

hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

Đối tượng

Hàng hóa hữu hình, có thể di chuyển qua biên giới

Mục tiêu

Mỗi bên đều có mục tiêu kinh tế thương mại (Ví dụ bên bán sẽ có mục tiêu

là bán giá cao nhất có thể, còn bên mua có mục tiêu là mua với giá thấp

nhất có thể). Đa số mục tiêu của các doanh nghiệp là mục tiêu kinh tế, là

lợi nhuận, nhưng cũng có một số doanh nghiệp có mục tiêu xã hội.

Phương thức

Xuất hiện các phương thức thanh toán mới (thay vì chở tiền, vàng trực

tiếp) như thanh toán bằng hối phiếu, thanh toán bằng séc, thanh toán nhờ

thu, thanh toán bằng thư tín dụng

Chào hàng là khái niệm xuất hiện trong Công ước viên 1980 về mua bán trong quan hệ thương mại quốc tế. Vậy chào hàng là gì và có bao nhiêu kiểu chào hàng?

Chào hàng là gì?

Chào hàng tiếng Anh là Offer, đây là thuật ngữ xuất hiện nhiều trong văn bản pháp lý và cả các hoạt động thương mại quốc tế, trong đó văn bản phổ biến và điều chỉnh về chào hàng là Công ước Viên 1980.

Theo quy định tại Điều 14 Công ước Viên có thể hiểu Chào hàng là một đề nghị ký hợp đồng được gửi cho một hay nhiều người, trong đó thể hiện chính xác và nói rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng.

Một đề nghị chỉ được coi là đủ chính xác và thể hiện rõ ý chí của người chào hàng khi nó nêu rõ loại hàng hóa, ấn định rõ ràng số lượng, giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hay quy định thể thức để xác định các yếu tố này.

Chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng

Các kiểu chào hàng phổ biến

Trong thương mại quốc tế, căn cứ vào các tiêu chí sau, người ta phân loại chào hàng thành từng kiểu riêng biệt:

* Căn cứ vào mức độ chủ động của bên xuất khẩu: Chào hàng được phân loại thành:

  • Chào hàng thụ động: Người bán sẽ tiến hành chào hàng nếu trước đó nhận được yêu cầu/thư hỏi hàng của người mua. Bởi vậy mà nó còn được gọi là trả lời thư hỏi hàng.
  • Chào hàng chủ động: Người bán chủ động chào hàng dù chưa nhận được yêu cầu hay thư hỏi hàng của người mua.

* Căn cứ vào sự ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng: Chào hàng được phân loại thành:

  • Chào hàng cố định (Firm offer): Được hiểu là việc chào bán một lô hàng nhất định, trong đó có thêm nội dung về thời gian ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị. Trong thời gian hiệu lực của chào hàng cố định nếu bên mua chấp nhận hoàn toàn lời chào hàng thì điều này đồng nghĩa với việc hợp đồng coi như được kí kết.
  • Chào hàng tự do (Free Offer): Là việc chào bán 1 lô hàng nhất định mà không đi kèm các ràng buộc trách nhiệm cho hai bên, có thể tiến hành chào hàng cho nhiều khách hàng cùng lúc. Trong chào hàng tự do cũng cần ghi rõ đây là chào hàng không cam kết - Offer without engagement. Điều kiện để chào hàng tự do trở thành hợp đồng là khi bên xuất khẩu xác nhận lại của bên bán, đồng thời bên bán cũng không phải chịu trách nhiệm nếu sau khi chấp nhận chào hàng không kí hợp đồng với bên mua.

Một mẫu thư chào hàng

Chào hàng trong thương mại quốc tế

Chào hàng là một trong những hoạt động phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế, được xem là tiền đề quan trọng cho việc giao kết hợp đồng.

Chủ đề