Chân trần không sợ mang giày nghĩa là gì năm 2024

Có thể khi nghe khái niệm tập gym với bàn chân trần bạn thấy hơi lạ, nhưng Swequity.vn tin chắc rằng sau bài viết này bạn có thể hiểu được lợi ích của việc tập gym với đôi bàn chân trần. Mời bạn cùng tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

Tại sao nên tập gym với bàn chân trần?

Chân trần không sợ mang giày nghĩa là gì năm 2024

Khi thực hiện một bài tập nào đó đòi hỏi người tập phải đứng, 2 bàn chân chính là điểm trụ chính và chúng sẽ tác động tới toàn bộ chuyển động nâng hoặc kéo của cơ thể. Vì vậy, nếu không đứng vững thì chắc chắn bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình tập luyện.

Cụ thể lợi ích của việc tập gym với chân trần

Sử dụng chân không để luyện tập kết hợp cùng việc giãn cơ đúng cách trước khi tập động tác chuyển động như nâng tạ sẽ giúp tăng cường độ dẻo dai và sức mạnh của nhóm cơ bàn chân và cơ cổ chân.

Vốn dĩ các nhóm dây thần kinh tập trung ở nhóm cơ này khá nhạy cảm, việc mang giày có thể sẽ làm giảm khả năng truyền tín hiệu tới não, khiến các nhóm cơ này có xu hướng yếu đi. Bạn thử tưởng tượng việc đeo găng tay, khả năng cảm nhận việc cầm nắm không chính xác như tay không, mà việc đeo găng lại chiếm phần lớn thời gian thì hậu quả sẽ như thế nào?

Sử dụng chân trần để tập gym còn giúp cơ thể cảm nhận được được sự thăng bằng tốt nhất, nhờ vậy giúp tăng cường cơ chế hoạt động và căn chỉnh của hông, đầu gối, core, hạn chế chấn thương vùng lưng dưới cũng như chứng đau khớp.

Nên tập gym với chân không khi nào?

Chân trần không sợ mang giày nghĩa là gì năm 2024

Câu trả lời là nên tập gym với chân không trong hầu hết các bài tập tạ đòi hỏi phải đứng. Ví dụ như khi bạn cố gắng nắm thật chặt bàn tay, tự động các nhóm cơ ở bắp tay, triceps, biceps tới cơ vai đều sẽ tạo ra áp lực. Tương tự với bài tập deadlift, bạn cần sử dụng bàn chân để tạo áp lực lên sàn, rồi sau đó sẽ truyền đến các nhóm cơ tác động.

Để tạo ra được áp lực như vậy, bạn hãy so sánh giữa các đầu ngón chân và những chiếc đinh cắm thẳng xuống mặt sàn thì hiệu quả ra sao. Các thực hiện dễ nhất là sử dụng 2 bàn chân sẽ mặt sàn ở giữa theo hướng hai bên.

Nhưng hiện nay một số phòng gym có quy định bắt buộc học viên phải mang theo giày, khi đó bạn sử dụng các loại giày như vans, converse… nếu không đủ khả năng kinh tế để mua các loại giày chuyên dụng. Không nên sử dụng các loại giày sneaker vì hầu hết chúng có cấu tạo đế xuồng, khi tập deadlift với squat sẽ rất chòng chành và không vững.

Hiện nay trên thị trường có các mẫu tất cao cổ và có mút sao sau chống trượt cho bàn chân cũng rất phù hợp nếu mang đi để tập gym.

Một lưu ý nhỏ dành cho các bạn từ trước tới giờ đều mang giày khi tập gym mà muốn chuyển sang dùng chân không thì chỉ nên tập ở mức độ vừa phải trong một vài tuần đầu tiên để tránh tình trạng chân không thích nghi ngay với cường độ tập của bạn.

Tại sao các phòng tập đều yêu cầu mang giày khi tập gym ?

Thứ 1: Lý do này đến từ các học viên, hầu hết mọi người đều không muốn cởi giày vì sẽ tạo cảm giác không an toàn dưới bàn chân, một là học sợ sàn tập không sạch sẽ, hai là sợ sơ ý và ngón chân vào vật cứng tại phòng tập…

Thứ 2: Do tính thẩm mỹ, các phòng tập thường áp dụng quy định này là vì nếu sử dụng chân đất đi lại nhìn sẽ không thuận mắt lắm, đặc biệt là với các coach thì sẽ tạo nên cảm giác không chuyển nghiệp.

Thứ 3: Đánh giá về góc độ chuyên môn, nếu bạn muốn sử dụng chân trần để luyện tập thì sàn tập phải lót một tấm cao su với độ đàn hồi nhất định. Mà việc sử dụng vật liệu này lại có chi phí cao hơn so với sàn giả gỗ vừa rẻ vừa đẹp. Do đó, hầu hết các phòng tập có không gian lớn, để đầu tư toàn bộ sàn tập bằng tấm cao su này rất không kinh tế. Nên tốt nhất nên quy định tất cả mọi người đi giày là giải pháp tốt nhất.

Tục đi chân trần là một trong những phong tục quan trọng nhất của người Việt, được ghi chép trong nhiều tài liệu lịch sử Trung Hoa, trong các ghi chép thời trung đại, cũng cho thấy người Việt có thói quen đi chân trần, tục này phổ biến tới mức người ngoại quốc khi chép về Việt Nam thường nhắc tới như một phong tục đặc trưng của dân tộc Việt.

Chúng tôi sẽ tìm hiểu về các ghi chép về việc đi chân trần của người Việt, tác dụng của nó theo triết lý phương Đông, cũng như những ý nghĩa của nó trong các nghiên cứu khoa học, để có thể thấy được ý nghĩa và giá trị của tục đi chân đất đối với người Việt.

1. Các ghi chép cổ về tục đi chân trần của người Việt:

◊ Tục đi chân trần trong thời cổ đại:

Phong tục đi chân đất của người Việt được ghi chép sớm nhất trong thư tịch Trung Hoa là từ nhà Ngô thời Tam Quốc, trong ghi chép của người Việt, thì sớm nhất về niên đại diễn ra câu chuyện là trong sách Lĩnh Nam chích quái.

Tam quốc chí, Ngô thư – Tiết Tống truyện mô tả về phong tục người Việt: “椎結徒跣貫頭左袵” – “búi tóc, chân trần, áo chui đầu vạt trái”.

Lĩnh Nam chích quái, truyện Bạch trĩ chép, trong phần này kể chuyện người Việt tới kinh đô nhà Chu dâng chim Trĩ trắng: “Chu Công hỏi: “Tại sao dân Giao Chỉ cắt tóc ngắn, để đầu trần, xăm mình, đi chân đất như vậy là cớ sao?”. Sứ thần đáp rằng đáp: “Cắt tóc ngắn để tiện đi trong rừng. Xăm mình để giống hình Long Quân bơi lội dưới sông loài giao long không phạm tới. Đi chân đất để tiện leo cây. Cày bằng dao, trồng bằng lửa. Ău trầu cau để trừ ô uế cho nên răng đen”.” [Nguyễn Hữu Vinh, Trần Đình Hoành dịch]

Không chỉ người Việt có phong tục này, mà đây còn là phong tục của chung cộng đồng tộc Việt, với những ghi chép trong các tài liệu lịch sử về người Việt hạ lưu Dương Tử và người Việt tại đảo Hải Nam cũng có phong tục đi chân trần.

Cư dân trong vùng hạ lưu Dương Tử (nước Oa thời Hán) cũng có phong tục đi chân trần, với ghi chép trong Sử kí, Đông Di liệt truyện do Phạm Diệp soạn: “Tục đều đi chân trần, ngồi xổm cho là cung kính, tính người thích rượu.” [Bản dịch của Tích Dã]

Ghi chép trong sách Thủy Kinh chú về người vùng Chu Nhai (Hải Nam) cho thấy người Việt đảo Hải Nam cũng có phong tục đi chân trần: “Dân ở đây thích đi chân đất” [Hội Trinh chú: “Sơ học ký” dẫn “Chu Nhai truyện” nói: con trai con gái để xõa tóc, đi chân đất.] [1]

Trong hình ảnh khảo cổ, chúng ta cũng thấy được tầng lớp quý tộc và thường dân Điền Việt, một tộc người tách ra từ tộc Việt cũng là chân đất chứ không đi giày dép.

Chân trần không sợ mang giày nghĩa là gì năm 2024

Hình ảnh quý tộc Việt đi chân đất trên các hoa văn đồ đồng Điền Việt. [Nguồn]

◊ Tục đi chân trần trong thời trung đại:

Trong thời trung đại, thì có rất nhiều ghi chép về tục đi chân trần của người Việt, bắt đầu từ thời nhà Lý cho tới thời nhà Nguyễn, đều có những ghi chép mô tả lại tục đi chân trần của người Việt các triều đại.

Chu Khứ Phi (Trung Quốc) trong sách “Lĩnh ngoại đại đáp” (1178) chép về phong tục thời Lý như sau: “Người nước ấy áo thâm, răng đen, búi tóc chuy kế, đi chân đất, sang hèn đều như vậy.” [2]

Chư Phiên Chí (năm 1225) của Triệu Nhữ Thích có bình luận rằng nam nữ Đại Việt đều đi chân đất. [2]

Như vậy thì tục đi chân đất của người Việt tiếp tục được người Việt kế thừa trong các triều đại Lý – Trần, cùng với các phong tục răng đen, búi tóc, là những phong tục cổ đại của người Việt, được các triều đại này kế thừa như những đặc trưng của dân tộc. Người Việt thời Nguyễn dù có sự thay đổi y phục, nhưng phong tục đi chân trần vẫn giữ nguyên.

Trịnh Hoài Đức trong cuốn “Gia Định thành thông chí” cho biết trước năm 1744 khi chúa Nguyễn Phúc Khoát ra lệnh cải cách y phục thì người Việt tại Gia Định: “vẫn tuân theo tập tục cũ của Giao Chỉ, người dân xõa tóc đi chân đất…”. [2]

Theo giải thích từ Lê Quý Đôn, thì phong tục đi chân đất của người Việt có nguồn gốc từ khí hậu của đất Việt. Cách giải thích có lẽ đúng vào mùa nóng, còn trong mùa lạnh, người Việt sẽ có những đôi giày, đôi dép để giữ ấm.

Lê Quý Đôn (1726- 1784) giải thích trong “Kiến văn tiểu lục” rằng: “Vì nước ta là nơi nóng nực, ẩm thấp, nhân dân lúc thường không đội khăn, không đi giày, động tác mới được thuận tiện, việc này đã thành thói quen, không thay đổi được.” [2]

Như vậy qua các tài liệu lịch sử, chúng ta thấy được phong tục đi chân trần của người Việt đã được lưu truyền trong thời gian rất dài, bắt nguồn từ thời Hùng Vương, kế thừa cho tới tận gần đây, thì người Việt mới bỏ tục đi chân trần bên ngoài, nhưng khi ở nhà, họ vẫn thường đi chân đất, chứ ít khi đi dép, ngoại trừ vào mùa đông lạnh giá.

2. Phong tục đi chân trần trên thế giới:

Trên thế giới, nhiều dân tộc cổ đại và hiện đại cũng đều có phong tục đi chân trần, mặc dù đều là các quốc gia phát triển về kinh tế, chính trị, văn hoá.

◊ Thời cổ đại:

Người Ai Cập cổ đại trong các bức tranh trong các lăng mộ tất cả các tầng lớp từ hoàng tộc, quý tộc, binh lính tới thường dân đều đi chân đất. Mặc dù thời kỳ này đã tìm thấy rất nhiều dép bằng gỗ, thậm chí bằng vàng, nhưng vua, quý tộc, dân Ai Cập cũng thường đi chân đất, những đôi dép có lẽ chỉ được sử dụng trong những dịp trang trọng.

Chân trần không sợ mang giày nghĩa là gì năm 2024

Các tầng lớp người Ai Cập cổ đại đều đi chân đất. [Nguồn]

Người Hy Lạp cổ đại cũng có thói quen đi chân trần. Nhìn chung, người Hy Lạp cổ đại cảm thấy rất ít nhu cầu đi giày dép và cũng thích đi chân trần trong thời tiết lạnh, nói chung, người Hy Lạp đi chân trần. Chỉ trong những trường hợp ngặt nghèo, họ mới đi dép hoặc ủng da. Trên thực tế, người Hy Lạp coi giày dép là những thứ không thể sử dụng được, không có tính thẩm mỹ và cũng không cần thiết. Ngay cả các vị thần và anh hùng hầu hết đều được miêu tả bằng chân trần, đội quân của Alexander Đại Đế cũng là đội quân đi chân trần. [3]

Các bức tượng của người Hy Lạp cổ đại cũng thường đi chân trần. [Nguồn]

Từ những dẫn chứng trên, có thể thấy phong tục đi chân trần cũng là một phong tục phổ biến trong các nền văn hóa cổ đại, vì vậy, phong tục đi chân trần trong văn hóa tộc Việt không biểu hiện cho sự nghèo khó, kém sang trọng. Văn hóa Hoa Hạ là văn hóa chủ trương trang phục, mũ miện là biểu trưng cho giáo hóa, văn minh, nên họ xem những phong tục của người Việt, trong đó có đi chân đất là biểu hiện của sự không văn minh, tuy nhiên thì người Việt thời kỳ này đã có trang phục chứ không phải không có, kể cả trong thời trung đại, thì giày, dép, guốc được tạo ra không quá khó khăn, nhưng kể cả tầng lớp quý tộc vẫn ưa thích đi chân đất, từ đó mới thấy, việc đi chân trần của người Việt có một ý nghĩa sâu sắc chứ không phải một hành động ngẫu nhiên, hay bởi nghèo đói nên phải như vậy.

◊ Thời hiện đại:

Trong thời hiện đại, cũng không ít đất nước vẫn duy trì tục đi chân trần, tiêu biểu như người Úc và người New Zealand, các quan sát cho thấy người Úc, đặc biệt là những người trẻ tuổi, thường đi chân trần ở những nơi công cộng, đặc biệt là trong mùa hè. [4]. Đi bộ bằng chân trần, được gọi là “tiếp đất”, đã được đội cricket Úc sử dụng để “thu nhận năng lượng tích cực từ trái đất.” [5]. Người New Zealand cũng có thói quen đi chân đất trong những địa điểm công cộng. [6]

Chân trần không sợ mang giày nghĩa là gì năm 2024

Gia đình diễn viên nổi tiếng Chris Hemsworth sinh sống tại nước Úc cũng thường đi chân đất. [Nguồn]

Như vậy, kể cả thời cổ đại và thời hiện đại, thì phong tục đi chân trần vẫn được các nền văn hóa và các dân tộc thực hành, với những quan niệm và ý nghĩa liên quan nhiều tới sức khỏe, điều này sẽ được chúng tôi tìm hiểu ở phần sau đây.

3. Ý nghĩa và tác dụng của việc đi chân trần:

◊ Ý nghĩa theo quan niệm truyền thống:

Theo quan niệm của Đông y, thì sức khỏe có được là nhờ sự cân bằng âm dương trong cơ thể, khi mất cân bằng sẽ sinh bệnh. Đông y cũng cho rằng bàn chân chứa nhiều huyệt đạo nhất, là cửa ngõ giữa cơ thể con người và thế giới bên ngoài, vì thế nó cũng là cánh cửa điều hoà khí âm dương cho cơ thể. Việc đi chân đất nhằm mục đích kết nối dòng khí âm dương với thiên nhiên trời đất vũ trụ để điều hoà âm dương trong cơ thể, để phòng chống bệnh tật. Vì vậy nên ông bà cha mẹ thường dặn chúng ta mùa đông phải giữ ấm đôi chân, mùa hè thì đi chân đất cho mát mẻ, là vì mục đích cân bằng âm dương trong cơ thể vậy.

Theo PGS.TS Chu Quốc Trường, Nguyên giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, thì trong cơ thể con người luôn tồn tại điện tích ion âm và dương. Nếu cơ thể bị mất cân bằng điện tích sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho cơ thể. Khi đi chân trần, cơ thể tiếp xúc trực tiếp với đất, đất có nguồn ion âm cao đi chân trần có khả năng cân bằng lại điện tích cho cơ thể, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng. Ion âm và ion dương cũng tương ứng với âm và dương trong triết lý Đông y. [7]

Người Việt là những người đã sáng tạo nên triết lý âm dương, với những bằng chứng khảo cổ trong vùng Dương Tử, cho thấy đồ hình âm dương sớm nhất Đông Á tìm thấy tại các văn hóa Khuất Gia Lĩnh và Thạch Gia Hà, nên phong tục đi chân trần của người Việt có một ý nghĩa kế thừa văn hóa âm dương của tộc Việt được hình thành trong vùng Dương Tử, trong thực tế, thì sự cân bằng âm – dương hiện hữu rất sâu sắc trong văn hóa Việt, đi chân đất chính là một trong những biểu hiện của triết lý âm dương thời cổ đại của người Việt.

Chân trần không sợ mang giày nghĩa là gì năm 2024

1-2: Hình âm dương trên dọi se chỉ văn hóa Khuất Gia Lĩnh. 3: Hình âm dương trên dọi se chỉ Thạch Gia Hà. [8][9][10]

◊ Giá trị của việc đi chân trần theo khoa học:

Những nghiên cứu khoa học cho thấy tác dụng tuyệt vời của việc đi chân trần. Khi đi chân trần, cơ thể được cân bằng âm dương, không chỉ như vậy, nó còn trực tiếp tác động tới sức khỏe, vóc dáng của con người.

Theo một nghiên cứu năm 2007, thực hiện kiểm tra 180 người hiện đại và so sánh bàn chân của họ với những bộ xương 2.000 năm tuổi, kết quả cho thấy, trước khi phát minh ra giày, con người nhìn chung có đôi chân mạnh khỏe hơn. [11]

Đi chân trần cũng giúp con người có dáng đi tự nhiên hơn, bởi những người đi chân trần có xu hướng tiếp đất ít hơn, loại bỏ những cú đánh gót chân cứng và tạo ra lực va chạm ở bàn chân và cẳng chân ít hơn nhiều. [11]

Nghiên cứu năm 2006 của Najia Shakoor và Joel A. Block cho thấy rằng giày có thể làm tăng căng thẳng lên đầu gối và mắt cá chân, đồng thời gợi ý rằng những người trưởng thành đi chân trần có thể có tỷ lệ thoái hóa khớp thấp hơn. [12]

Những đứa trẻ thường xuyên đi chân trần được phát hiện có bàn chân khỏe hơn, linh hoạt và di chuyển tốt hơn, ít dị tật hơn như bàn chân bẹt hoặc ngón chân cong vào trong. [13]

Như vậy, các nghiên cứu khoa học đều cho thấy những tác dụng quan trọng của việc đi chân trần đối với sức khỏe của con người. Phong tục này không mâu thuẫn với khoa học, mà còn đồng nhất về giá trị đối với các nghiên cứu khoa học, cho thấy người Việt đi chân trần là một phong tục có mục đích, có giá trị triết lý, có nguồn gốc từ những hiểu biết sâu sắc về sức khỏe thân thể và tinh thần của họ.

4. Một số vấn đề liên quan tới tục đi chân trần?

◊ Đi chân trần có phải do nghèo đói?

Người Việt đi chân trần có phải do nghèo đói không? Câu trả lời là không. Tục đi chân trần sớm nhất được ghi chép lại trong thời tự chủ là ở các triều đại Lý – Trần, đây là các triều đại thịnh vượng và giàu có nhất của người Việt trong suốt tiến trình lịch sử thời trung đại, nhưng các ghi chép cho thấy cả sang và hèn đều đi chân trần. Thời kỳ này, thì người Việt có dư sức để tạo nên những đôi giày da, giày vải, tầng lớp quý tộc tất nhiên càng dễ dàng có được những đôi dày, đôi guốc hơn, nhưng họ vẫn lựa chọn đi chân đất, vì vậy đấy không thể xem là một biểu hiện cho sự nghèo đói.

Lùi về một không gian xa hơn trong quá khứ, thì tổ tiên người Việt đã sáng tạo ra guốc bằng gỗ từ hơn 7000 năm trước ở văn hóa Hà Mẫu Độ trong vùng hạ lưu Dương Tử, với cả hai loại guốc là guốc dạng dép lào và guốc dạng dép bình thường. Tuy đã tạo ra guốc từ sớm, nhưng đi chân trần vẫn là phong tục quan trọng của người Việt.

Chân trần không sợ mang giày nghĩa là gì năm 2024

Dép gỗ tìm thấy lại di chỉ Cihu, quận Giang Bắc, thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. []

Dép thời văn hóa Lương Chử cùng tranh phục dựng lại. [Nguồn]

Không cần tới guốc, giày vải, giày da, nếu người Việt thực sự thiếu thốn và thấy cần thiết, họ có thể bện rơm làm những đôi dép để đi, nhưng họ không làm vậy, kể cả tầng lớp tinh hoa của người Việt trong các triều đại cũng có thói quen đi chân trần, mặc dù họ có thừa điều kiện để đi những đôi giày, đôi dép sang trọng, nhưng họ vẫn lựa chọn đi chân đất, từ đó, chúng ta thấy được đây là một phong tục, chứ không phải có nguyên nhân từ sự nghèo đói.

Chân trần không sợ mang giày nghĩa là gì năm 2024

Hình ảnh trong tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ cho thấy cả tầng lớp quý tộc, quan lại và binh lính của nhà Trần đều đi chân đất.

◊ Đi chân trần liệu có khả thi trong mọi hoàn cảnh?

Có một số thắc mắc về việc liệu đi chân trần có gây đau chân, thậm chí chấn thương chân, họ cũng cho rằng việc đi chân trần trong mọi hoàn cảnh là không thực sự phù hợp, tuy nhiên thì những ghi chép trong tư liệu của Sứ thần nhà Nguyên là Trần Cương Trung cho thấy tục đi chân đất lâu dần khiến da chân trở nên chai và dày, khiến cho việc đi trên các địa hình không bằng phẳng, dẫm gai góc không còn khó khăn.

Sứ thần Trần Cương Trung (1292) đã mô tả về phong tục của người Việt như sau: “Dân đều đi chân đất… Da chân họ rất dày, leo núi như bay, gai góc cũng không sợ.” [2]

Vì vậy, chân trần không phải là trở ngại đối với người Việt nếu như đã quen trong một thời gian dài, kể cả binh lính cũng không nhất thiết phải đi giày, các hình ảnh về binh lính thời Nguyễn đều cho thấy họ thường đi chân đất, chứ không đi giày như các vị quan.

Chân trần không sợ mang giày nghĩa là gì năm 2024

Binh lính nhà Nguyễn cũng đi chân trần. [Nguồn]

5. Kết luận:

Qua những tư liệu được chúng tôi khảo cứu, chúng ta đã thấy được tục đi chân đất của người Việt là một phong tục có lâu đời, được người Việt kế thừa liên tục qua các giai đoạn cho tới tận gần đây, đây không phải là một phong tục có nguồn gốc từ sự nghèo đói, mà là một phong tục có ý nghĩa triết lý cân bằng âm dương sâu sắc mà tổ tiên người Việt đã sáng tạo nên, được người Việt kế thừa, giữ gìn biểu hiện trong phong tục này trong xuyên suốt lịch sử.

Lang Linh

Xin chân thành cảm ơn chia sẻ thông tin của bạn Trang Nguyen.


Tài liệu tham khảo:

[1] Lịch Đạo Nguyên, Thủy Kinh Chú Sớ, Quyển XXXVI, trang 392, Nguyễn Bá Mão dịch, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 2005.

[2] France Indochin, Tục đi chân trần của người An Nam. https://www.facebook.com/216549342616068/posts/545969883007344/

[3] Ancient Greece Shoes and Footwear ancientgreecefacts.com/greek-shoes/

[4] “Season of the shoeless”. The Australian.

[5] Steve James, Australia walk barefoot around Edgbaston to create ‘positive energy’ before World Cup semi-final with England, https://www.thetimes.co.uk/article/australia-walk-barefoot-around-edgbaston-to-create-positive-energy-before-world-cup-semi-final-with-england-hv62rjgft?region=global

[6] NY Times, ‘Striking’ number of Kiwis walk around barefoot. https://web.archive.org/web/20150614055413/http://tvnz.co.nz/national-news/striking-number-kiwis-walk-around-barefoot-ny-times-4835491

[7] Vì sao người Nhật lại thường đi chân trần để tốt cho sức khỏe? https://tintucnuocuc.com/vi-sao-nguoi-nhat-lai-thuong-di-chan-tran-de-tot-cho-suc-khoe-a26222.html

[8] Jean M Green (1993). Unraveling the Enigma of the bi: The Spindle Whorl as the Model of the Ritual Disk. Asian Perspectives:105-24/

[9] Chu Điềm 关喜艳、周恬 Quang Hỉ Diễn. Tiến bộ mới trong khu khảo cổ thứ tư của khu vực Khuất Gia Lĩnh ở Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc. Một số di tích quan trọng đã được phát hiện. 湖北荆门屈家岭遗址第四次考古取得新进展 一批重要遗物被发掘: Nhân dân hàng ngày (Trung Quốc); 2004.; 3.

[10] Trương Bằng Xuyên 张朋川 (2005). Đồ gốm vẽ Trung Quốc 中国彩陶图谱: NXB Di sản văn hóa 文物出版社.

[11] Sternbergh, Adam (April 21, 2008). “You Walk Wrong” https://nymag.com/health/features/46213/

[12] Shakoor N, Block JA (2006). “Walking barefoot decreases loading on the lower extremity joints in knee osteoarthritis”. Arthritis Rheum. 54 (9): 2923–27. doi:10.1002/art.22123.

[13] Angier, Natalie (August 14, 1991). “Which Shoes Are Best For Children? Maybe None”. The New York Times. Retrieved June 26, 2010.