Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024

GCI là gì? GCI là từ viết tắt của Global Competitiveness Index – chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Năng lực cạnh tranh là tập hợp các thể chế, chính sách và các yếu tố quyết định mức năng suất của một quốc gia.

“Chỉ số GCI là thước đo để đánh giá năng suất và hiệu quả của một quốc gia. Bằng cách so sánh các quốc gia trên thế giới, nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia”

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu phản ánh năng lực cạnh tranh kinh tế của một nền kinh tế bằng cách đánh giá sức mạnh của các thể chế, chính sách và các yếu tố quyết định mức độ năng suất của nền kinh tế đó.

Các tiêu chí giúp xác định chỉ số GCI là gì?

Năng lực cạnh tranh toàn cầu được đánh giá bởi 12 trụ cột sau:

1. Thể chế

2. Cơ sở hạ tầng phù hợp

3. Môi trường kinh tế vĩ mô

4. Y tế và giáo dục tiểu học

5. Giáo dục và đào tạo sau tiểu học

6. Hiệu quả của thị trường hàng hóa

7. Hiệu quả của thị trường lao động

8. Trình độ phát triển của thị trường tài chính

9. Tiềm năng công nghệ

10. Quy mô thị trường

11. Trình độ kinh doanh

12. Năng lực đổi mới, sáng tạo

Cách tính điểm và chỉ số GCI

12 trụ cột của năng lực cạnh tranh bao gồm 111 thành phần. Mỗi thành phần có điểm từ 0-100, mỗi trụ cột có điểm từ 0-7. Trong đó:

– 0-3 điểm: chỉ số rất đúng luật

– 3,01-3,50: chỉ số luật

– 3,51-4,50: chỉ số trung bình

– 4,51-5,44: chỉ số cao

– 5,45-7: chỉ số rất cao

Đặc điểm các trụ cột trong Global Competitiveness Index

Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về các đặc điểm của 12 trụ cột trong GCI là gì nhé.

Trụ cột 1: Thể chế – bao gồm 22 thành phần

– Lợi thế cạnh tranh (6 thành phần): Chuyển hướng công quỹ; gánh nặng điều tiết của chính phủ; Minh bạch trong việc hoạch định các chính sách; Điểm mạnh của các chuẩn mực kiểm toán và báo cáo; Sức mạnh bảo vệ nhà đầu tư; Thanh toán và hối lộ không thường xuyên.

– Bất lợi cạnh tranh (16 thành phần): Quyền sở hữu tài sản; Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Niềm tin đối với chính trị gia; Độc lập về tư pháp; Sự thiên vị từ các quyết định của quan chức chính phủ; Hiệu lực của khung pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp; Hiệu lực của khung pháp lý trong xem xét lại các quy định; Chi tiêu lãng phí; Cung cấp dịch vụ của chính phủ để cải thiện hiệu quả kinh doanh; Đối phó với khủng bố đối với kinh doanh; Đối phó với tội ác và bạo lực đối với kinh doanh; Đối phó với tội phạm có tổ chức; Độ tin cậy của sự phục vụ của cảnh sát; Hành vi đạo đức của các công ty; Hiệu quả của Hội đồng quản trị của công ty; Bảo vệ quyền của các cổ đông thiểu số.

Trụ cột 2: Cơ sở hạ tầng – bao gồm 9 thành phần:

– Lợi thế cạnh tranh (3 yếu tố): Chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt; Chất lượng cung cấp điện năng; Đường dây điện thoại cố định.

– Bất lợi cạnh tranh (6 thành phần): Chất lượng tổng thể của cơ sở hạ tầng; Chất lượng đường; Chất lượng cơ sở hạ tầng của cảng; Chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông hàng không; Số ghế máy bay còn trống; Đăng ký điện thoại di động.

Trụ cột 3: Môi trường kinh tế vĩ mô – bao gồm 5 thành phần:

– Lợi thế cạnh tranh (1 thành phần): Cân đối ngân sách của Chính phủ,% trên GDP

– Bất lợi cạnh tranh (4 thành phần): Tổng tiết kiệm quốc gia,% GDP; lạm phát và mức thay đổi lạm phát hàng năm ; Nợ chính phủ, phần trăm GDP; Xếp hạng tín dụng quốc gia.

Trụ cột 4: Sức khỏe và Giáo dục Tiểu học gồm 10 thành phần:

– Lợi thế cạnh tranh (2 thành phần): Tỷ lệ nhiễm HIV; Tuyển sinh giáo dục tiểu học

– Bất lợi trong cạnh tranh (8 thành phần): Tác động của bệnh sốt rét; Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét; Tác động của bệnh lao đối với hoạt động kinh doanh; Tỷ lệ mắc bệnh lao; Tác động của HIV/AIDS đối với kinh doanh; Tỷ lệ tử vong ở trẻ em; Tuổi thọ; Chất lượng giáo dục tiểu học.

Trụ cột 5: Giáo dục và Đào tạo trung học và đại học gồm 8 thành phần:

Tuyển sinh bậc trung học cơ sở; Tuyển sinh đại học; Hiệu quả giáo dục toán học và khoa học; Sử dụng internet trong trường học; Tính sẵn có của các dịch vụ nghiên cứu và đào tạo; Chất lượng của nền giáo dục; Chất lượng quản lý trường học; Mức độ đào tạo giáo viên.

Trụ cột 6: Hiệu quả thị trường hàng hóa gồm 16 thành phần

– Lợi thế cạnh tranh (8 thành phần): kích thước và tác động của thuế; Tổng thuế suất, % lợi nhuận; Số thủ tục thành lập doanh nghiệp; Số ngày bắt đầu kinh doanh; Mức độ phổ biến của hàng rào thương mại; Thuế thương mại,% thuế; Gánh nặng thủ tục hải quan; Nhập khẩu tính theo tỷ lệ phần trăm GDP.

– Nhược điểm cạnh tranh (8 thành phần): Mức độ thống lĩnh thị trường; Mức độ cạnh tranh địa phương; Hiệu quả của chính sách cấm độc quyền; Chi phí chính sách nông nghiệp; Mức độ định hướng khách hàng; Tỉ lệ sở hữu nước ngoài; tác động của các quy tắc kinh doanh tới FDI; Sự tinh vi của người mua.

Trụ cột 7: Hiệu quả thị trường lao động gồm 8 thành phần:

– Lợi thế cạnh tranh (3 yếu tố): Linh hoạt khi đề nghị mức lương; Cách thức tuyển dụng và sa thải; Chi phí dự phòng, tuần lương.

– Bất lợi cạnh tranh (5 thành phần): Hợp tác trong quan hệ giữa người lao động – chủ doanh nghiệp; Trả lương và năng suất; Trình độ quản lý chuyên nghiệp; sự di cư của lực lượng lao động; Tỉ lệ nữ giới tham gia lực lượng lao động so với nam giới.

Trụ cột 8: Hiệu quả của thị trường tài chính gồm 8 thành phần:

– Lợi thế cạnh tranh (1 thành phần): Chỉ số quyền hợp pháp

– Bất lợi cạnh tranh (7 thành phần): Tính sẵn có của dịch vụ tài chính; Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán địa phương; Dễ dàng đi vay ; Khả năng cung cấp vốn mạo hiểm; Ảnh hưởng của các ngân hàng; Luật chứng khoán; Chi phí của các dịch vụ tài chính.

Trụ cột 9: Tiềm năng công nghệ gồm 7 thành phần:

– Lợi thế cạnh tranh (1 thành phần): Đăng ký băng thông rộng di động

– Bất lợi cạnh tranh (6 thành phần): Sự sẵn có của các công nghệ mới nhất; Ứng dụng công nghệ ở cấp độ công ty; FDI và chuyển giao công nghệ; Số người sử dụng internet; Đăng ký dịch vụ internet ADSL; Tốc độ truyền dữ liệu của đường truyền.

Trụ cột 10: Quy mô thị trường gồm 2 thành phần

Bất lợi cạnh tranh ở 2 thành phần: Chỉ số quy mô thị trường trong và ngoài nước.

Trụ cột 11: Trình độ kinh doanh

Trụ cột này được đo bằng 9 thành phần gây bất lợi cạnh tranh: Trạng thái phát triển cụm; Chất lượng của nhà cung cấp địa phương; Số lượng nhà cung cấp địa phương; Bản chất của lợi thế cạnh tranh; Chiều rộng của chuỗi giá trị; Kiểm soát phân phối quốc tế; Độ tinh vi của quá trình sản xuất; Khả năng tiếp thị; Sẵn sàng trao quyền hạn.

Trụ cột 12: Sáng tạo và đổi mới gồm 7 thành phần:

Bất lợi cạnh tranh: Năng lực đổi mới; Chất lượng của các cơ sở nghiên cứu khoa học; Chi tiêu của công ty cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm; Hợp tác giữa các trường đại học và ngành công nghiệp trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm; Số lượng và chất lượng của nhà khoa học và kỹ sư; Hồ sơ xin cấp bằng sáng chế; Mua sắm công các công nghệ tiên tiến.

Với thông tin chi tiết về 12 trụ cột của năng lực cạnh tranh trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu GCI là gì rồi phải không. Nếu có thắc mắc về các thuật ngữ kinh tế khác, hãy truy cập careerlink.vn để tìm hiểu thêm nhé.

Năng lực cạnh tranh của quốc gia là gì?

TCCS - Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế một cách có hiệu quả với chi phí tối ưu. Để có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh thì cần có các hoạt động thu mua, vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa thành phẩm, kết nối giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng.

Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là gì?

Kết quả chỉ số Xanh cấp tỉnh có thể cung cấp thông tin tham khảo tới chính quyền các tỉnh, thành phố về đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp đối với chất lượng quản trị môi trường ở địa phương trong nỗ lực tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi gắn với tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Khảo sát PCI là gì?

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh.

PCI do ai thực hiện?

Thông tin chung về PCI Chỉ số PCI do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam. Chỉ số PCI do một nhóm chuyên gia trong và ngoài nước của VCCI cùng hợp tác thực hiện.