Cầu vượt hoá an đồng nai hóa an năm 2024

Công trình cầu Hóa An mới do Tổng Công ty Phát triển KCN tỉnh Đồng Nai Sonadezi làm chủ đầu tư, được khởi công vào cuối năm 2010. Cầu bắc qua sông Đồng Nai, có chiều dài 1,3 km, gồm 4 làn xe, tải trọng HL93. Tổng vốn đầu tư công trình là 1.174 tỉ đồng theo hình thức BT (Xây dựng – Chuyển giao).

Cầu Hóa An mới được khánh thành sau 4 năm xây dựng

Cầu Hóa An được coi là công trình quan trọng trong chiến lược phát triển mạng lưới giao thông của tỉnh Đồng Nai, kết nối TP Biên Hòa với các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và TP HCM.

Cũng trong sáng cùng ngày, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Đinh La Thăng đã tham dự và có ý kiến chỉ đạo tại lễ khởi công 2 công trình hầm chui vòng xoay Tam Hiệp và cầu vượt ngã tư Amata. Hầm chui vòng xoay Tam Hiệp và cầu vượt ngã tư Amata nằm trên Quốc lộ 1 (đoạn qua TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) do Tổng công ty Xây dựng số 1 TNHH Một thành viên (CC1) làm chủ đầu tư với tổng vốn là 485,76 tỉ đồng.

Những điểm nóng giao thông tại Đồng Nai sẽ được tháo gỡ khi cầu vượt Amata và hầm chui Tam hiệp thành hình

Cầu Hóa An mới được coi là cầu nối giao thông quan trọng giữa tỉnh Đồng Nai với các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, TP HCM...

Dự tính, thời gian thi công xây dựng cầu vượt ngã tư Amata là 6 tháng, hầm chui vòng xoay Tam Hiệp là 8 tháng. Cả 2 công trình này được hoàn vốn bằng phương thức thu phí tại trạm thu phí cầu Đồng Nai.

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã biểu dương nhà đầu tư, đơn vị thi công, đồng thời động viên các bên triển khai thực hiện dự án thuận lợi, hoàn thành đúng thời hạn.

Sáng 4/7, tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức lễ thông xe cầu Hóa An, đây là cây cầu mới được xây dựng bên cây cầu Hóa An cũ, nối thành phố Biên Hòa với hai địa phương lân cận là Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh.

Cầu vượt hoá an đồng nai hóa an năm 2024

Lễ thông xe cầu Hóa An tại thành phố Biên Hòa - Đồng Nai (Ảnh: K.V)

Được khởi công từ tháng 12/2010, cầu Hóa An mới do Tổng công ty Sonadezi đầu tư xây dựng với tổng số vốn khoảng 1174 tỷ đồng (theo hình thức BT). Cầu mới sẽ giảm tải cho cầu Hóa An cũ, đáp ứng nhu cầu giao thông khu vực, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Nai. Đến ngày 26/4/2013, cầu Hóa An mới chính thức hợp long và ngày 19/1/2014, cầu nhánh được khánh thành và thông xe, và hôm nay chính thức đón các phương tiện lưu thông theo cả hai chiều từ thành phố Biên Hòa đi thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại trên cầu chính. Cầu Hóa An mới được thiết kế xây dựng song song cầu Hóa An cũ với chiều dài toàn tuyến khoảng 1,3 km, quy mô vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực với tải trọng HL93.

Cùng ngày, công trình cầu vượt nút giao Tân Vạn (trên quốc lộ 1, thuộc dự án cầu Đồng Nai) do Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng cầu Đồng Nai làm chủ đầu tư cũng được khánh thành đưa vào sử dụng. Đồng thời, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng cầu Đồng Nai cũng tổ chức khởi công xây dựng 2 dự án trên quốc lộ 1, đoạn đi qua thành phố Biên Hòa, gồm hầm chui ngã tư Tam Hiệp và cầu vượt ngã tư Amata.

Theo thiết kế, hầm chui ngã tư Tam Hiệp được xây dựng dọc theo quốc lộ 1, có 4 làn xe cơ giới và mỗi bên đường hầm có thêm 1 đường gom 2 làn xe (tổng cộng có 8 làn xe). Cầu vượt Amata được thiết kế 4 làn xe cơ giới và đường gom 2 bên cầu, mỗi bên 2 làn xe. Tổng số vốn xây dựng 2 công trình là 470 tỷ đồng, được tính vào dự án BOT cầu Đồng Nai./..

Ngày 8.3, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết đã có văn bản góp ý UBND TPHCM về phương án xây thêm cầu mới kết nối hai địa phương gồm cầu số 1, cầu số 2 và cầu Cát Lái.

Phà Cát Lái nối 2 địa phương Đồng Nai và TPHCM. Ảnh: Hà Anh Chiến

Theo đó, Đồng Nai đồng ý phương án xây dựng 3 cầu kết nối với TPHCM, gồm cầu kết nối TP Thủ Đức (TPHCM) với xã Tam An, huyện Long Thành (tạm gọi là cầu số 1); cầu kết nối khu vực phía nam TPHCM với huyện Nhơn Trạch (tạm gọi cầu số 2) và cầu thay thế phà Cát Lái (cầu Cát Lái).

Cầu Cát Lái được xây dựng trước năm 2025, cầu số 1 và số 2 được đầu tư trong giai đoạn 2026-2030.

Đối với cầu số 1, Đồng Nai thống nhất bổ sung vào quy hoạch vị trí cầu kết nối TP Thủ Đức và xã Tam An, huyện Long Thành. Đồng thời, đề nghị TPHCM cập nhật vị trí kết nối vào tuyến đường ĐT.777B đã được Đồng Nai cập nhật trong quy hoạch sử dụng đất huyện Long Thành.

Với cầu số 2, Đồng Nai thống nhất bổ sung vào quy hoạch hai địa phương tuyến cầu kết nối khu vực phía Nam TPHCM với huyện Nhơn Trạch.

Đồng Nai kiến nghị TPHCM cập nhật quy mô tuyến cầu và đường dẫn phía bờ TPHCM đạt quy mô 8 làn xe đồng nhất quy mô tuyến ĐT.769D đã được Đồng Nai quy hoạch và đầu tư. Từ đó, hình thành tuyến kết nối với sân bay Long Thành đến quận 7, TPHCM.

Riêng cầu Cát Lái đã được Thủ tướng Chính phủ thống nhất bổ sung vào quy hoạch giao thông của TPHCM. Đồng Nai đã cập nhật trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Nhơn Trạch đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 và đã được Thủ tướng phê duyệt.

Cầu Cát Lái có quy mô 6 làn xe, giai đoạn đầu tư trước năm 2025. Tỉnh Đồng Nai đề nghị TPHCM cập nhật vị trí cầu thay phà Cát Lái theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Nhơn Trạch.

Đồng Nai là cửa ngõ phía Đông của TPHCM. Hiện nay, Đồng Nai kết nối với TPHCM thông qua các tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 1K và cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây. Hai cây cầu khác là cầu Phước Khánh trên cao tốc Bến Lức - Long Thành và cầu Nhơn Trạch trên tuyến vành đai 3 đang được triển khai thực hiện.

Trên thực tế, hiện chỉ có cầu Long Thành trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây là cây cầu duy nhất kết nối giữa hai địa phương. Còn cầu Đồng Nai trên quốc lộ 1 và cầu Hóa An trên quốc lộ 1K đi qua địa phận tỉnh Bình Dương trước khi vào TPHCM.