Cầu tràng tiền huế bắc qua sông nào năm 2024

Cùng với Núi Ngự Bình, Sông Hương thì Cầu Trường Tiền Được coi là một trong những biểu tượng mang tính đặc trưng nhất của Huế. Có một người con xứ Huế ở phương trời xa đã nói rằng: “Trường Tiền là chiếc cầu định mệnh của Huế. Đến Huế mà chưa đứng trên cầu là chưa vô tới Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi…” Quả vậy, cố đô Huế dù có bao công trình được xếp hạng di sản văn hóa thế giới; thì cầu Trường Tiền vẫn là một hình ảnh rạng ngời, tiêu biểu. Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của dòng Hương Giang. Cầu Trường Tiền in sâu trong lòng mỗi người dân nơi đây và cả những du khách như một biểu tượng của đất Cố đô.

Cầu tràng tiền huế bắc qua sông nào năm 2024
Cầu Trường Tiền, Huế

Cũng như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội, cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế, ngay sát kinh thành. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép với chiều dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m. Khổ cầu 6 m, được thiết kế theo kiến trúc Gô tích, bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội…. Hình ảnh những nhịp cầu cong cong soi bóng xuống dòng sông, in trên bầu trời; hình ảnh những tà áo dài nữ sinh bên cầu, những con thuyền trên dòng sông dưới chân cầu, những tán phượng đỏ hoa đầu cầu; hình ảnh cây cầu sáng rực rỡ lung linh trong đêm… mãi là những ký ức đẹp, những âm điệu và ngôn từ đẹp lãng mạn đến muôn đời của bài thơ xứ Huế.

Cầu tràng tiền huế bắc qua sông nào năm 2024
Cầu Trường Tiền, Huế

Với chiều dài lịch sử hơn 100 năm, Cầu Tràng Tiền đã trải qua rất nhiều thăng trầm cùng xứ Huế. Khi mới hoàn thành, là một cây cầu thép vững chắc với kết cấu và kỹ thuật xây dựng văn minh của phương Tây – cầu Trường Tiền khiến cho chính quyền thực dân không khỏi tự hào. Viên toàn quyền Đông Dương tự đắc tuyên bố: “Khi nào cầu sập thì Pháp sẽ trả độc lập cho nước Nam”. Không ngờ chỉ sau 5 năm (năm Nhâm Thìn – 1904), cơn bão lịch sử đã xô đổ cây cầu thép; cầu có 6 vài thì 4 bị hất đổ xuống lòng sông. Năm 1906, cầu được tu sửa lại, và mặt cầu được đúc bằng bê tông cốt thép. Đến năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu Trường Tiền được trùng tu, cải tạo lớn. Cầu được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp và người đi bộ. Ở hành lang tại vị trí trụ cầu giữa 2 vài có các bao lơn (ban công) phình rộng ra – là nơi nghỉ chân, ngắm cảnh hay tránh nhau. Năm 1946, cầu bị sập hai phía tả ngạn do mìn trong chiến tranh Việt – Pháp. Hai năm sau, cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953 cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.

Trong sự kiện tổng tiến công mùa Xuân năm 1968, cầu Trường Tiền một lần nữa lại đổ gục xuống lòng sông Hương. Tại thời điểm ngay sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ; rồi cầu được tu sửa tạm thời. Sau khi kết thúc chiến tranh, đất nước hòa bình thống nhất (1975); mãi tới năm 1991 cầu Trường Tiền mới được trùng tu lần nữa. Lần khôi phục, trùng tu này kéo dài trong 5 năm (1991-1995), do Công ty Cầu 1 Thăng Long đảm nhiệm. Ở lần trùng tu này có nhiều thay đổi quan trọng: Đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên tại vị trí các trụ cầu; lòng cầu (cả đường chính và phụ) bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can (độ rộng lòng cầu của đường chính ở giữa từ 6,20m nay còn 5,40m); màu sơn ghi xám thay cho màu nguyên bản từ xưa của cầu là màu nhũ bạc; tấm biển đồng gắn ở đầu cầu ghi chữ “Cầu Tràng Tiền” thay cho “Cầu Trường Tiền” tạo nên một sự thiếu thống nhất về tên gọi cây cầu.

Cầu tràng tiền huế bắc qua sông nào năm 2024
Cầu Trường Tiền, Huế

Từ Festival Huế năm 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt một hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại, điều khiển bằng phần mềm lập trình. Khi chiều buông, cũng là cây cầu bắt đầu rực rỡ huyền ảo trong ánh đèn màu.

Ngày nay trong quy hoạch giao thông của TP. Huế có thêm nhiều cây cầu soi bóng xuống dòng sông Hương nhưng có lẽ cầu Tràng Tiền sẽ vẫn mãi giữ vai trò quan trọng về mặt giao thông. Hơn thế – cây cầu ấy mãi là biểu tượng du lịch của đất Cố đô, là gạch nối của lịch sử từ quá khứ tới hiện tại và tương lai.

Cầu Trường Tiền là biểu tượng của sông Hương, của xứ Huế mộng mơ. Nơi đây chính là chứng nhân lịch sử của những trận đánh hào hùng, của bom rơi lửa đạn, cho đến hôm nay vẫn sừng sững cùng đất trời. Theo chân MIA.vn để xem có gì hấp dẫn tại đây đang chờ đợi du khách khám phá nhé.

Cầu Trường Tiền nằm ở phía Nam thành phố Huế, thuộc phường Phú Lợi và phường Phú Hòa. Cây cầu nối liền hai bến bờ sông Hương, là biểu tượng của xứ Huế mộng mơ.

Đến Huế bạn sao có thể bỏ lỡ cơ hội ghé thăm sông Hương êm đềm và bước đi trên cây cầu trăm năm lịch sử phải không nào. Vì thế bạn có thể chọn hỏi đường đến sông Hương hoặc tra cứu vị trí cầu Trường Tiền trên google map.

Xem thêm : Kinh Nghiệm du lịch Thái Lan

Để đến được cầu Trường Tiền, du khách có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện như xe máy, ô tô, xe đạp, thậm chí du lịch bằng đường sông. Khi đến du lịch Huế, bạn nên chọn ở lại tại các khách sạn gần trung tâm thành phố, như vậy việc di chuyển đến những địa danh nổi tiếng cũng sẽ thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Cầu Trường Tiền thuộc khu vực trung tâm thành phố nên đường đi khá dễ dàng. Tuy nhiên trên sống Hương được xây dựng rất nhiều cây cầu nên bạn lưu ý để không nhầm lẫn nhé.

Nếu là một người yêu thích sự lãng mạn, bạn có thể thuê xe đạp để đi dạo quanh sông Hương và cầu Trường Tiền, ngắm nhìn dòng người nô nức qua lại. Khung cảnh yên bình, không khí mát mẻ, những cơn gió sông hiu hiu chắc chắn sẽ là những trải nghiệm khó quên. Trên sông Hương còn có những con đò chuyên chở khách khám phá Huế và dòng sông đã đi vào thơ ca nhạc họa, vì thế bạn có thể mua vé để trải nghiệm cảm giác lênh đênh trên mặt nước và ngắm thành phố từ góc nhìn rất mới lạ.

Xem thêm: Khám phá chợ Đông Ba - Khu chợ phồn hoa bậc nhất xứ kinh kỳ

Cầu Trường Tiền đã có hơn 1 thế kỷ gắn bó với xứ Huế mộng mơ, hàng trăm năm vật đổi sao dời thì cây cầu vẫn ở đó, chứng kiến tất cả những đổi thay của thời đại. Cầu được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương. Với kỹ thuật và vật liệu được phương Tây hỗ trợ, cầu Trường Tiền có kết cấu thép nên vô cùng vững chắc, hoàn toàn vượt trội hơn những loại cầu tre cầu gỗ cùng thời.

Cầu Trường Tiền đã trải qua nhiều lần đổi tên, với những cái tên như Thành Thái, rồi Clémenceau, Nguyễn Hoàng… Thế nhưng do ngày xưa cầu có vị trí nằm đối diện với tả ngạn của xưởng đúc tiền nhà Nguyễn nên người dân Huế quen gọi đây là cầu Trường Tiền. Dần dần cái tên này đã gắn liền với cây cầu và trở thành tên gọi chính thức của nơi đây.

Trong suốt quá trình chuẩn bị cho thi công xây dựng cầu Trường Tiền, vua Thành Thái đã gặp rất nhiều phản đối. Theo ý kiến của một số quan lại lúc bấy giờ, sông Hương mang vẻ đẹp mộng mơ nên không phù hợp để xây dựng một cây cầu từ vật liệu thép thô ráp, sợ sẽ mất đi nét duyên dáng tình tứ của dòng sông. Không những vậy việc nhờ đến sự giúp đỡ của kỹ thuật Tây phương cũng là một vấn đề nan giải.

Sau nhiều tranh cãi, đến tháng 4/1897 đã chính thức có quyết định xây dựng cây cầu bắc qua sông Hương. Việc thi công được giao cho hãng Eiffel của Pháp, với số tiền 190.000 đồng của triều đình, phần còn lại do phía Pháp giúp đỡ. Trong quá trình xây dựng, viên đá đầu tiên được chính vua Thành Thái đặt xuống, sau đó hai năm thì cây cầu hoàn thành.

Cầu Trường Tiền gồm sáu nhịp và 12 vài kết với nhau tạo thành 6 cặp, như câu hát “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp…” đã trở nên quen thuộc với bao thế hệ người Huế. Cầu có chiều dài 400 mét, nếu tính cả đường dẫn thì độ dài cây cầu là 453 mét. Lòng cầu có chiều rộng 6 mét, sau này được xây dựng phân cách để có lề dành cho người đi bộ.

Kể từ khi được xây dựng cho đến nay cây cầu Trường Tiền đã ba lần sập đổ. Lần đầu tiên cầu gãy là vào năm 1904 do tác động của cơn bão lịch sử. Lần thứ hai là vào năm 1946, lần này cầu sập do chủ trương của kháng chiến phải chặn đường quân Pháp nên đã dùng thuốc nổ làm sập tới hơn 3 mét cầu. Lần thứ ba là vào năm 1968, cầu sập do một tấn thuốc bom của quân Mỹ thả xuống, đã phá hủy hoàn toàn trụ cầu thứ 3 và hư hại nghiêm trọng trụ cầu thứ 4.

Sau đó cầu đã được trùng tu quy mô lớn, lấy lại sự chắc chắn và cả vẻ đẹp mộng mơ hòa nhập với dòng sông Hương duyên dáng. Cho đến nay cầu Trường Tiền đã hơn 50 năm vững vàng và vẫn đảm bảo an toàn cho mọi phương tiện qua lại. Kể từ năm 1975 cái tên Trường Tiền cũng trở thành tên gọi chính thức, được chính thức ghi nhận trong tất cả các văn bản hành chính và địa lý.

Xem thêm: Bến Xuân - Nét đẹp tinh hoa của Cố đô Huế

Không phải ngẫu nhiên mà cầu Trường Tiền trở thành biểu tượng của thành phố Huế, cùng với lịch sử lâu đời gắn bó với mảnh đất này thì cây cầu còn mang những vẻ đẹp, những phong vị rất riêng biệt và ấn tượng.

Hơn 100 năm gắn liền với Huế, chứng kiến vật đổi sao dời, cầu Trường Tiền đã khoác lên mình vẻ đẹp của thời đại. Nơi đây trở thành cảm hứng đi vào biết bao nhiêu tác phẩm thơ ca, khiến người người phải xao xuyến nhớ nhung. Liệu bạn đã từng đọc qua bài thơ Cầu Tràng Tiền của tác giả Hạnh Nguyễn với những vần thơ mượt mà:

Em về nhặt cánh hoa rơi

Tìm thương cất nhớ cho vơi nỗi niềm

Sông Hương nước chảy êm đềm

Tràng Tiền thơ mộng ru êm câu hò

Hay bài ca đã gắn liền trong tâm tưởng người dân xứ Huế:

Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp

Em theo không kịp tội lắm anh ơi!

Bấy lâu mang tiếng chịu lời

Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông Trời nên xa

Hương vị lãng mạn, dịu êm của sông Hương với điểm nhấn và cây cầu Tràng Tiền trăm năm tuổi chính là biểu tượng, là lịch sử, là hơi thở của xứ Huế, cũng là kí ức khiến du khách chẳng thể nào quên.

Cầu Trường Tiền với tuổi đời và giá trị về văn hóa, từ lâu đã không còn chỉ đơn thuần là một cây cầu sắt thép vô tri vô giác. Thật kỳ lạ khi người ta nhận ra rằng càng ngày cây cầu lại càng mang nét đẹp uyển chuyển, nhẹ nhàng như chính xứ Huế và con người Huế. Dường như thời gian đã khiến cho nơi đây hòa mình một cách hoàn hảo vào Huế mộng mơ, trở thành linh hồn của mảnh đất cố đô.

Đến với cầu Trường Tiền vào mùa hoa phượng nở đỏ rực hai bên bờ sông Hương, bạn sẽ thấy nơi đây mang phong vị của sự tươi sáng, rực rỡ nhưng lại vẫn uyển chuyển nhẹ nhàng. Và rồi bạn chợt nhận ra hình như mọi thứ khi đến với Huế đều trở nên chậm hơn, thơ mộng hơn, mọi thứ kể cả con người.

MIA.vn hi vọng bạn sẽ sớm có cơ hội đặt chân đến xứ Huế mộng mơ, đến với cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp nhớ thương và cho chúng tôi biết những cảm nhận của chính bạn nhé. Chúc bạn có một chuyến đi thật thuận lợi, hòa mình cùng không gian yên bình với tận hưởng kỳ nghỉ tuyệt vời nhất

cầu Tràng Tiền ở Huế được bắc qua sông gì?

Cầu Tràng Tiền - biểu tượng của xứ Huế là cây cầu bắc ngang qua dòng sông Hương.

cầu Tràng Tiền ở Huế có bao nhiêu nhịp?

Cầu Trường Tiền hay cầu Tràng Tiền là chiếc cầu dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m.

Ai là người xây dựng cầu Tràng Tiền?

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cũng đăng tải một đoạn phim trên YouTube về quá trình xây dựng cầu Trường Tiền cho biết: "Năm 1897 cầu Trường Tiền được Khâm sứ Trung kỳ giao cho Công ty Eiffel thiết kế. Công ty này do kiến trúc sư Gustave Eiffel sáng lập và trước đó đã nổi tiếng với công trình tháp Eiffel tại Paris"...

cầu Tràng Tiền bao nhiêu màu?

Nếu có thời gian bạn nên ghé thăm cầu Trường Tiền cả khi về đêm để chiêm ngưỡng cảnh sắc lung linh, huyền ảo. Khi màn đêm buông xuống cũng chính là lúc cầu lên đèn rực rỡ với những gam màu vàng, xanh, tím, đỏ…