Cầu hôn trước khi cưới bao lâu

Đính hôn là cách cặp uyên ương thông báo với cả thế giới rằng tình yêu của họ đã trải qua một chặng đường đẹp đẽ và đang ở thời điểm rực rỡ nhất.

Kết hôn là hiện tượng toàn cầu. Nhưng những hình thức kết nối hai con người với nhau bằng một ràng buộc mang tính pháp lý thì không phải ở nơi đâu cũng như nhau mà biến đổi theo văn hóa và thời đại.

Với người Việt ngày nay, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy đã lùi xa vào dĩ vãng, là truyện cổ tích mở đầu bằng lời dẫn quen thuộc “Ngày xửa ngày xưa”. Áo dài khăn đóng cũng trở nên hiếm hoi, nhường chỗ cho những bộ váy cưới trắng tinh khôi và lộng lẫy kiểu phương Tây. Cỗ bàn linh đình rộn ràng  cả tuần được chuyển tới một hội trường sang trọng gói gọn trong 2 – 3 giờ đồng hồ. Sính lễ cũng được rút gọn bằng những hiện vật có giá trị.

Cầu hôn là khoảnh khắc người con gái cảm thấy được trân trọng

Và còn điều gì thay đổi nữa? Có lẽ đó là sự xuất hiện của một “gương mặt mới” mang tên lễ đính hôn. Nếu nhìn vào văn hóa cưới xin ở Việt Nam từ trước tới nay, có lẽ ai cũng nhận thấy đó là sự kiện của gia đình, của dòng họ chứ không phải chuyện riêng của hai trái tim đang yêu.

Cầu hôn trước khi cưới bao lâu
Cầu hôn là khoảnh khắc ngọt ngào cô gái nào cũng ao ước. 

Nhưng với thế hệ Millennials (những người sinh trong khoảng thời gian 1980 đến 2000) – một thế hệ sống trong nền văn hóa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng phương Tây với sự lên ngôi của chủ nghĩa cá nhân – một đám cưới truyền thống của người Việt đôi khi hơi “ngột ngạt”. Họ mong muốn được là chính mình hơn trong sự kiện quan trọng của đời người.

Bởi không phải bậc phụ huynh nào cũng đồng ý với một đám cưới “gọn nhẹ” kiểu tây nên lễ đính hôn là lựa chọn hoàn hảo cho những cặp đôi muốn được tôn vinh tình yêu và có dấu ấn cá nhân. Không phải đầu bù tóc rối quay cuồng với hàng mớ thủ tục lễ nghĩa, ở lễ đính hôn, cặp đôi có thời gian để chuẩn bị cho mình rạng rỡ nhất với tâm trạng háo hức nhất. Bởi đính hôn không đáng sợ như đám cưới với những thay đổi đột ngột.

Đính hôn là cách cặp đôi thông báo với cả thế giới rằng tình yêu của họ đã trải qua một chặng đường đẹp đẽ, đáng trân trọng và lúc này, nó đang ở thời điểm rực rỡ nhất, đủ để hai con người từng là xa lạ nay muốn gắn bó trọn đời bên nhau. Và họ được chia sẻ khoảnh khắc đó với những người bạn thân nhất, những người đã chứng kiến phần lớn chặng đường yêu của cặp đôi.

Lễ đính hôn đáng giá cũng bởi ở đó người con gái thấy mình được trân trọng. Chiếc nhẫn đính hôn lộng lẫy kia chẳng phải tượng trưng cho cô – người con gái đẹp nhất, xứng đáng nhất – trong mắt người đàn ông.

Và lễ đính hôn cũng có thể coi là lễ trưởng thành của các chàng trai. Bởi đó là thời điểm các chàng trai sẵn sàng bỏ lại cuộc sống độc thân tự do bay nhảy của mình để trở thành một người đàn ông thực thụ, sẵn sàng chia sẻ và chịu trách nhiệm về cuộc đời của một người khác và gánh vác một thứ ấm áp nhưng không đơn giản là “gia đình”. 

Cầu hôn trước khi cưới bao lâu
Chiếc nhẫn đính hôn lộng lẫy tượng trưng cho tình yêu rực rỡ. 

Xu hướng lựa chọn nhẫn đính hôn

Sự gắn kết càng thêm keo sơn bằng cặp nhẫn đính hôn được mô phỏng từ ý nghĩa của nhẫn cưới. Thậm chí, nhiều người còn gọi nhẫn đính hôn chính là biểu tượng của sự đính ước từ tình yêu vĩnh cửu. Khi hôn lễ diễn ra, cả hai sẽ thay bằng một cặp nhẫn cưới khi đứng cạnh nhau trên lễ đường.

Nhẫn đính hôn được chế tác với những đường nét chạm trổ tinh xảo, gắn đá quý hay kim cương. Mẫu phụ kiện được xem như món quà quý giá mà phái mạnh dùng để thể hiện sự chân thành, thuyết phục người con gái trở thành vợ tương lai của mình.

Cầu hôn trước khi cưới bao lâu
Nhẫn kim cương tượng trưng cho sự vĩnh cửu. 

 Cứ nghĩ rằng nhẫn đính hôn sẽ lựa chọn dễ dàng hơn nhiều so với nhẫn cưới. Nhưng không, điều này hoàn toàn sai lầm khi từng kiểu nhẫn đính hôn sẽ mang ngụ ý khác nhau.

Nhẫn chạm khắc đầy ý nghĩa: Đối với những cặp tình nhân luôn ghi nhớ về kỷ niệm hạnh phúc của cả hai. Họ thường lựa chọn kiểu nhẫn có thể chạm khắc vào mặt sau với sự lồng ghép tên của đối phương, ngày hẹn hò đầu tiên hay ngày kỷ niệm của hai người. Điều này sẽ giúp lễ cưới trở nên ý nghĩa hơn.

Thay vì lựa chọn những mẫu nhẫn đôi giống nhau, nhẫn đính hôn hiện đại thường được các nghệ nhân thiết kế có kiểu dáng nhỏ hơn dành cho phái mạnh và cầu kỳ cùng những viên đá đính kết lấp lánh cho phụ nữ.

Nhẫn vàng ngụ ý cho sự chung thủy: Xu hướng lựa chọn nhẫn đính hôn cũng đến từ truyền thống của người Việt. Theo nhiều người, chiếc nhẫn vàng mang ý nghĩa rất đặc biệt trong hôn nhân. Chúng là biểu tượng cho lòng chung thủy, thử thách những khó khăn trong cuộc sống để vợ chồng có thể hiểu nhau nhiều hơn, giống như thỏi vàng được nung trong lửa thì vẫn không bị mất đi giá trị vốn có.

Kim cương - biểu tượng của sự vĩnh cửu: Nhiều người cho rằng tại sao chúng ta phải lựa chọn nhẫn đính kim cương, thay vì làm bằng vàng như truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, một chiếc nhẫn kim cương cũng mang đầy ý nghĩa về sự hạnh phúc và vĩnh cữu trong tình yêu.

Nhiều người tin rằng viên kim cương nắm giữ sức mạnh không thể bị phá vỡ bởi những tác động bên ngoài, cũng như khiến cho lời thề nguyền trong lễ cưới trở nên bất tử. Kim cương là loại đá quý cứng nhất trong thiên nhiên và vẻ đẹp của kim cương được lưu giữ vĩnh cửu bất chấp sự bào mòn của thời gian, giống như tình yêu thật sự sẽ không bao giờ phai tàn.

Từ 17/9 đến 30/9, Wedding Land - thương hiệu trang sức cưới thuộc Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý DOJI triển khai chương trình “Trao hẹn ước - Rước quà xây tổ ấm”. Theo đó, khách hàng mua nhẫn cưới và trang sức vàng 24K sẽ nhận thêm những quà tặng thiết thực: Máy lọc không khí, bàn là hơi cầm tay Philips, bộ chăn ga gối cao cấp, thẻ quà tặng Esteem Gift… Chương trình áp dụng tại hệ thống trung tâm vàng bạc trang sức DOJI toàn quốc. Liên hệ: 18001168 hoặc truy cập Trangsuc.doji.vn; Facebook: Trang sức cưới Wedding Land.

Đối với nhiều cặp đôi đang chuẩn bị tiến tới hôn nhân và muốn tìm hiểu về những nghi lễ trước đám cưới để chuẩn bị tốt hơn. Các cặp đôi thường có chung sự lo lắng và băn khoăn lễ dạm ngõ trước khi cưới bao lâu là hợp lý nhất. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề này.

Để biết thêm về thời gian tổ chức lễ dạm ngõ trước lễ cưới, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đôi nét về lễ dạm ngõ.

Lễ dạm ngõ là gì?

Lễ dạm ngõ được coi là buổi gặp mặt hai bên gia đình. Nhà trai sẽ đến nhà giá để xin phép chính thức bên họ nhà gái để cho phép các cặp đôi tìm hiểu và làm quen với nhau trước khi tiến tới đám cưới.

Cầu hôn trước khi cưới bao lâu
Lễ dạm ngõ trước khi cưới bao lâu là hợp lý nhất

Sau những nghi lễ cơ bản ban đầu, hai bên gia đình sẽ có những cuộc trò chuyện cởi mở và cùng nhau hướng đến không khí vui vẻ, thân tình. Buổi lễ này được nhiều coi là mang tính hình thức cho đủ thủ tục với nhau.

Tuy nhiên để giữ những nét phong tục truyền thống của người Việt, lễ dạm ngõ nên được tổ chức đầy đủ. Điều này khiến nhiều cặp đôi băn khoăn không biết nên tổ chức lễ dạm ngõ trước khi cưới bao lâu. Để giúp các bạn thuận lợi hơn trong lễ dạm hỏi hơn, chúng tôi sẽ đưa ra một số chia sẻ dưới đây.

>> Xem thêm: Dạm ngõ cách ăn hỏi bao lâu không phải ai cũng biết

Lễ dạm ngõ trước khi cưới bao lâu là hợp lý nhất

Trước khi dạm ngõ sẽ có nhiều cặp đôi lo lắng và đi hỏi rất nhiều người từ bạn bè và người thân đến những diễn đàn trên mạng khi không biết phải bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên có nhiều cặp đôi vẫn chưa có cho mình sự chọn lựa dạm ngõ trước khi cưới bao lâu.

Cầu hôn trước khi cưới bao lâu
Những sính lễ chuẩn bị cho lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ sẽ giúp các gia đình có thể hiểu về gia cảnh và đời sống cũng như họ hàng hai bên, gắn kết thêm những tình cảm gia đình. Trước khi cưới bố mẹ bạn có thể đã biết hai bạn yêu nhau và thương nhau sâu đậm nên đã nghĩ đến chuyện xin cưới, vì vậy lễ dạm ngõ có thể tổ chức trước lễ cưới tầm 3 – 4 tháng để hai bên gia đình có sự chuẩn bị tốt nhất.

Ngoài ra nếu hai gia đình cách xa nhau và có nhiều ý định mua nhà hay xây nhà cho hai bạn thì lễ dạm ngõ nên được tổ chức sớm hơn từ 7 – 8 tháng. Điều này sẽ giúp hai bên gia đình có những quyết định cùng nhau hợp tác để giúp đỡ con cái, cũng như thời gian chuẩn bị cho đám cưới không gấp gáp.

Khi đã có quyết định muốn hai nhà dạm ngõ, hai bạn không nên bàn chuyện riêng mà hãy tham khảo ý kiến cha mẹ để có được những lời khuyên tốt nhất về việc dạm ngõ trước khi cưới bao lâu.

2. Những lưu ý cần thiết khi chuẩn bị cho lễ dạm ngõ

Để có những lễ dạm ngõ hoàn hảo, bạn nên có những sự chuẩn bị về các công việc cho lễ dạm ngõ. Sau đây sẽ là một số lưu ý mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn về những việc cần chuẩn bị trước lễ dạm ngõ.

Lễ vật cho lễ dạm ngõ

Lễ dám ngõ giống như một buổi gặp mặt của gia đình hai bên vậy nên lễ vật chuẩn bị cho lễ dạm ngõ không cần quá cầu kì. Những lễ vật bạn có thể chuẩn bị cho lễ dạm ngõ gồm trầu cau, chè, bánh, rượu,…Điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào phong tục của các vùng miền.

Thành phần hai bên gia đình

Bạn nên lưu ý điều này để không có sự thiếu sót đáng tiếc nào. Thành phần gia đình nhà trai tham gia lễ dạm ngõ gồm chú rể, bố mẹ chú rể cùng ông bà, cô dì và họ hàng ruột thịt trong gia đình. Không cần quá nhiều người chỉ cần từ 7 – 10 người là đủ.

Nhà trai nên chủ động bảo chính xác ngày giờ đến để nhà giá có sự chuẩn bị và đón tiếp đúng lúc.

Những bước chuẩn bị quan trọng của nhà gái

Đây được coi là buổi trò chuyện và làm quen giữa hai bên gia đình, vì vậy nhà giá nên có sự chuẩn bị để đón tiếp các thành viên nhà trai. Đặc biệt là sự có mặt của các thành viên lớn tuổi hai bên gia đình.

Cầu hôn trước khi cưới bao lâu
Những người cần góp mặt tại lễ dạm ngõ

Nhà gái cần chuẩn bị bàn trà tiếp khách, nhà cửa gọn gàng và sạch sẽ, tươm tất. Cùng với đó cần dọn sạch bàn thờ tổ tiên, vì khi gia đình chú rể sẽ qua thắp nhang. Bên cạnh đó là bữa cơm thân mật đầu tiên giữa hai bên gia đình không cần quá màu mè mà chỉ cần tươm tất, hương vị các món ăn ngon để hai bên gia đình cùng thưởng thức.

>> Xem thêm: Lễ dạm ngõ nên mua gì cho đẹp lòng đôi bên

Nghi thức lễ dạm ngõ

Sau khi đã có màn hỏi thăm hai bên gia đình và đại diện của họ nhà trai đã có lời phát biểu tại buổi dạm ngõ, nhà giá sẽ có đôi lời cảm ơn đến nhà trai và giới thiệu các thành viên của gia đình và trình bày nguyện vọng của mình.

Cầu hôn trước khi cưới bao lâu
Nghi thức lễ dạm ngõ diễn ra như thế nào?

Khi cả hai gia đình đã đồng ý cho hai bạn tìm hiểu, cô dâu và chú rể sẽ thắp hương cho gia tiên. Tiếp tục hai bên gia đình ngồi bàn đến chuyện cưới hỏi và các lễ vật cần chuẩn bị để đi đến thống nhất.

>> Xem thêm: Dạm ngõ cần những ai và các thủ tục cần chuẩn bị

Cuối cùng sau khi xong việc, hai bên gia đình sẽ cùng nhau dùng cơm để mối thân tình giữa hai bên thân thiết hơn.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc về việc tổ chức lễ dạm ngõ trước khi cưới bao lâu hợp lý nhất. Hi vọng với những chia sẻ ở trên các bạn đã có cho mình những kinh nghiệm cần thiết nhất.