Cao xương động vật để được bao lâu

Việc sử dụng cao ngựa, cao ngựa bạch để hỗ trợ sức khỏe hiện được rất nhiều người tin tưởng. Tuy nhiên bên cạnh đó có rất nhiều người vẫn chưa biết cách dùng và bảo quản cao ngựa sao cho đúng cách. Vậy cao ngựa, cao ngựa bạch có thể bảo quản được bao lâu và cách bảo quản cao ngựa sao cho hợp lí. Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây.

Thế nào là cao ngựa nguyên chất?

Cao ngựa nguyên chất là cao được cô nấu từ xương ngựa thuần túy, không pha tạp thêm bất kỳ xương động vật nào khác. xương ngựa trước khi nấu phải đảm bảo đã được làm sạch 100%, không còn thịt bám, nạo sạch tủy xương.

Ngựa thường và ngựa bạch sau khi nấu có đôi điểm khác biệt như: thành phẩm cao ngựa bạch sau khi thu được có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với cao ngựa thường, miếng cao ngựa bạch đanh chắc hơn, có màu đục đặc trưng

Tuy nhiên vì đều là sản phẩm cô nấu nên cao ngựa rất dễ nóng chảy, làm cho miếng cao có hình dáng không đẹp so với ban đầu. Vì vậy, cao ngựa sau khi đóng gói trong túi nilon cần cho vào bảo quản ngăn mát tủ lạnh để cao không bị chảy và không bị các tác nhân bên ngoài môi trường làm biến chất, giảm chất lượng vốn có của cao ngựa.

   Thành phẩm cao ngựa và cao mèo nguyên chất đóng gói 100gram

Cao ngựa tốt nhất nên được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, nó có thể giữ cho miếng cao ngựa được vài năm, tuy nhiên chúng ta không nên để cao ngựa quá lâu, vì cao ngựa sẽ bị giảm tác dụng dược lý vốn có của nó với cơ thể.

                           Cao ngựa sau khi nấu nên bảo quản tốt nhất trong ngăn mát tủ lạnh

Đối với cao ngựa ngâm rượu, chúng ta đem cao ngựa ngâm rượu theo tỉ lệ 100gram cao ngựa ngâm với 0,5 đến 1lit rượu trắng trên 40 độ.  Cao ngựa sau khi ngâm rượu 7-10 ngày là có thể sử dụng, và sử dụng cao ngâm rượu tốt nhất trong vòng 06 tháng để đảm bảo cao ngựa ngâm rượu không bị biến chất, gây hại đối với cơ thể.

Liều dùng cao ngựa thích hợp với từng độ tuổi

Tuổi Liều lượng gram/ngày

(nam)

Liều lượng gram/ngày

(nữ)

Thời gian sử dụng một đợt

Dưới 06 tháng tuổi

Chưa dùng được

Chưa dùng được

0

Từ 06 tháng-1 tuổi

5

5

30 ngày

1 – 12 tuổi

5

5

40 ngày

13-15 tuổi

7,5

7,5

40 ngày

16-19 tuổi

10

10

40 ngày

Người trưởng thành (20 – 64t)

10

10

60 ngày

Người trên 65 tuổi

5

5

60 ngày

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú

5

5

60 ngày

Với trẻ em dưới 06 tháng tuổi, chưa thể hấp thu được nên không dùng cao ngựa trực tiếp, mẹ có thể ăn cao ngựa và cho bé bú để vẫn có thể đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.

 Địa chỉ mua cao ngựa nguyên chất giá tốt nhất

Với tâm huyết nhiều năm trong nghề, chúng tôi tự hào là cơ sở cung cấp cao mèo, cao ngựa nguyên chất giá tốt nhất. Cao được nấu tại nhà, không pha tạp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai cực an toàn và hiệu quả.

>>>Xem thêm: Bảng giá cao ngựa bạch 2018

Ngoài cơ sở chính tại Bắc Giang và Hà Nội, khách hàng có thể đặt hàng trên toàn quốc qua dịch vụ ship COD, chúng tôi có rất nhiều đơn hàng cao ngựa bạch, cao mèo đi các tỉnh như: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nam Đinh, Thái Bình… sau 2-3 ngày là sản phẩm đến tay khách hàng. Miễn phí ship đối với khách tỉnh cuyển khoản, miễn ship nội thành Hà Nội khi mua từ 02 lạng.

Địa chỉ mua hàng trực tiếp tại Hà Nội: số 57 Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại tư vấn: 0966433474 

Zalo: 0966433474

Website: caonguanguyenchat.com

Tôi năm nay 40 tuổi, bị thoái hóa đốt sống lưng. Xin hỏi bác sĩ, tuổi tôi đã dùng được cao chưa?

Ngô Thị Hồng Hà (Đông Anh - Hà Nội)

Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp. Như chúng ta đã biết, bắt đầu từ tuổi 25 mật độ xương bắt đầu giảm đi, vì vậy nếu không biết cách bù đắp và giữ gìn thì quá trình loãng xương sẽ làm cho các khớp cũng như các đốt sống thoái hóa. Trong thư bạn hỏi tuổi của bạn bị thoái hóa đốt sống lưng đã dùng được cao động vật  chưa? Xin được trả lời như sau: Trước hết chúng ta nên hiểu cao là gì? Cao có nhiều loại như cao xương là được nấu từ xương động vật, hoặc cao toàn tính là nấu từ xương và cả da động vật có thể có thêm các vị thuốc Đông y... Trong các loại cao đều chứa lượng axit amin dồi dào, các yếu tố vi lượng như canxi, kali, đồng, kẽm... Như vậy dùng cao là bổ sung cho cơ thể lượng axit amin và lượng canxi giúp phòng ngừa và điều trị loãng xương, từ đó chống thoái hóa xương khớp. Theo kinh nghiệm thì các thầy thuốc Đông y hay khuyên những người trung và cao tuổi, phụ nữ sau sinh sức khỏe yếu, bệnh mạn tính, ốm lâu ngày, sau phẫu thuật... dùng cao để bồi bổ sức khỏe... Tuy nhiên, lượng sử dụng cũng như loại cao nào nên sử dụng thì cần có sự thăm khám và chỉ định của thầy thuốc Đông y. Vì theo Đông y thì có loại cao thiên về bổ âm nhưng có loại thiên về bổ dương. Và cũng cần biết cao động vật là protein nên có thể gây dị ứng cho người sử dụng chứ không phải cứ cao là tốt. Tại chuyên khoa da liễu cũng đã gặp những bệnh nhân sau khi uống cao trăn bị dị ứng... Lời khuyên của tôi là không nhất thiết phải mua cao để dùng ở tuổi của bạn mà thay vào đó bạn nên phòng ngừa và ngăn chặn thoái hóa thêm bằng chú ý chế độ ăn uống giàu canxi, chế độ lao động phù hợp và tập luyện thường xuyên.

BS. Trần Kim Anh


Từ xa xưa, loài người đã biết sử dụng các loại động vật săn bắn được để lấy thịt ăn, còn xương dùng nấu thành cao làm thuốc bồi bổ sức khỏe và chữa trị rất hiệu quả nhiều bệnh tật.

Ngày nay, ngành Đông dược nước ta và nhiều nước trên thế giới vẫn kế thừa các biện pháp chế biến xương động vật thành các loại cao để làm thuốc chữa bệnh. Bài viết sau xin giới thiệu những nét cơ bản về tác dụng trị liệu của một số loại cao động vật thường gặp.

Cao xương báo

Xương báo còn gọi là Báo cốt. Tên khoa học OS Pantherae. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn bộ xương các loài báo. Đông y cho rằng cao mềm nếu từ xương báo tính hơi ấm, vị cay, mặn đi vào kinh can, thận. Dùng làm thuốc bổ toàn thân, có thể dùng thay xương hổ để chữa đau nhức gân xương, tê thấp dưới dạng cao mềm. Ngày uống 5-10g. Người thực nhiệt không nên dùng.

Cao xương gấu

Xương gấu còn gọi là Hùng cốt. Tên khoa học OS ursi. Bộ phận sử dụng là toàn bộ xương các loài gấu đã phơi khô. Tính ấm, cay, vị mặn đi vào kinh can và thận. Tác dụng bồi bổ khí huyết hư tổn, chân lạnh đau buốt (cước khí), gân xương nhức mỏi, trẻ em trúng phong chân tay co giật cũng dùng ở dạng cao mềm với liều trung bình từ 8-12g mỗi ngày.

Cao xương hổ

Xương hổ còn gọi là Hổ cốt hay Đại trùng cốt. Tên khoa học OS Tigris. Bộ phận dùng làm cao gồm toàn bộ xương phơi khô. Theo Đông y cao xương hổ tính nóng cay, mặn; vào kinh can và thận. Dùng chữa phong hàn thấp, gân xương đau nhức, mỏi lưng, nhức chân, hồi hộp lo sợ, điên cuồng. Bồi bổ khí huyết hư tổn. Dùng dạng cao mềm hay ngâm trong rượu trắng. Liều uống trung bình mỗi ngày từ 5-10g. Người huyết hư, hỏa vượng không dùng.

Cao xương hươu, nai

Xương hươu, nai có tên khoa học là OS Cervi. Bộ phận dùng làm cao là toàn bộ xương phơi khô. Tính hơi ấm, vị mặn; vào kinh can và thận. Thường được dùng phối hợp với các xương thú khác như hổ, báo, gấu, khỉ, dê, ngựa… để nấu thành cao làm thuốc bổ khí huyết hư tổn. Uống ở dạng cao mềm hay rượu, ngày 5-10g.

Cao xương khỉ

Còn gọi là Hầu cốt. Tên khoa học OS Macacae. Bộ phận dùng là toàn bộ xương các loài khỉ phơi khô. Tính hơi ấm, vị mặn, đi vào thận. Dùng làm thuốc bổ máu, bổ toàn thân. Thường dùng cho phụ nữ kém ăn, kém ngủ, xanh xao, thiếu máu, ra mồ hôi trộm. Dùng dưới dạng cao mềm hòa với mật ong, ngày 5-10g.

Cao xương dê

Còn gọi là Dương cốt. Tên khoa học OS Caprae. Bộ phận dùng nấu cao là toàn bộ xương các loài dê phơi khô. Đông y cho rằng cao xương dê tính ấm, vị mặn; đi vào các kinh can, tỳ, thận. Tác dụng trị liệu: làm thuốc bổ máu, phụ nữ sau sinh cơ thể gầy yếu, ăn kém, sữa ít. Đặc biệt còn dùng xương dê phối hợp với xương các loài thú khác như hổ, báo, gấu, khỉ, chó, ngựa… để nấu thành cao làm thuốc bổ toàn thân. Liều dùng thông thường từ 10-20g mỗi ngày.

Cao quy bản

Là dùng yếm rùa khô để nấu thành cao, nên quy bản còn gọi là yếm rùa hay quy giáp. Tên khoa học là carapax Testudinis. Quy bản tính lạnh, vị ngọt, mặn; đi vào các kinh thận, tâm, can, tỳ. Tác dụng chữa thận âm suy yếu, ù tai, nóng nhức trong xương, ho lâu ngày, di tinh; Tay, chân, lưng, gối đau nhức; Phụ nữ khí hư, bạch đới. Dùng dưới dạng thuốc sắc, bột, viên hoàn hoặc dạng cao. Nếu là dạng thuốc sắc, liều lượng trung bình mỗi ngày từ 12-24g. Nếu là dạng cao, ngày dùng từ 10-15g. Cần lưu ý các trường hợp người âm hư mà không nhiệt thì không dùng.

Cao mai ba ba

Mai ba ba còn gọi là Miết giáp hay Thủy ngư xác, Giáp ngư. Tên khoa học Carapax amydae, thuộc họ ba ba (Trionychadae). Bộ phận dùng nấu cao là mai khô. Mai ba ba tính lạnh, vị mặn, đi vào các kinh can, thận, tỳ, phế. Được dùng làm thuốc bổ âm, dùng cho người lao gầy, lao lực quá độ, nhức xương, sỏi đường tiết niệu (tiểu ra sỏi), phụ nữ bế kinh. Sử dụng ở dạng bột, sắc hay cao mềm. Liều trung bình mỗi ngày 10-30g. Các trường hợp không dùng như âm hư mà không nhiệt, tỳ hư lại tiêu chảy, phụ nữ đang mang thai.

Thực ra còn nhiều loại cao nữa như cao trăn toàn tính, cao khỉ toàn tính…; Các loại cao dán ngoài như cao rết, cao nọc rắn v.v… Đó là chưa nói đến các loại cao được chế biến từ dược thảo.

Mong rằng những trình bày trên sẽ giúp chúng ta có được một số khái niệm cơ bản về tác dụng và liều dùng thông thường của các loại cao, tránh tình trạng lạm dụng các loại cao từ động vật vốn vẫn rất thường gặp.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI (Theo Sức khoẻ Đời sống)

Video liên quan

Chủ đề