Cao tốc Hà Nội Hải Phòng được đi bao nhiêu?

hay còn gọi Cao Tốc 5B là một trong 6 tuyến đường cao tốc hiện đại nhất ở Việt Nam, nối các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và cả Quảng Ninh. Đây là một tuyến đường quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho đất nước. Hãy cùng tìm hiểu thêm về tuyến đường trong bài viết dưới đây nhé!

XEM BẢN ĐỒ CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Tóm tắt nội dung

Giới thiệu tổng quan về đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng

Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có ký hiệu là CT04 hay còn được biết đến với tên gọi khác là quốc lộ 5B. Dự án được đánh giá là tuyến đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam.

Thông tin chung cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là tuyến đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam được xây dựn theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây được xem là một trong những công trình trọng điểm quốc gia, tuy nhiên, dự án lại được huy động vốn xã hội, hay còn gọi là vay vốn nước ngoài, và thu các nguồn lợi xung quanh để thu hồi vốn. 

Cao tốc Hà Nội Hải Phòng được đi bao nhiêu?
Giới thiệu tổng quan về cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Với số vốn đầu tư lên đến 45.487 tỷ đồng, dự án do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam làm chủ đầu tư theo hình thức BOT được khởi công xây dựng từ tháng 9/2008. Với mục tiêu đưa cao tốc Hà Nội – Hải Phòng trở thành tuyến đường cao tốc kiểu mẫu ở Việt Nam, Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) đã lắp đặt hệ thống giao thông thông minh trên tuyến với những trang thiết bị hiện đại và đạt hiệu suất sử dụng tốt nhất.

Bắt đầu từ Hà Nội, đi qua Hưng Yên, Hải Dương rồi kết thúc tại thành phố hoa phượng đỏ Hải Phòng, mục tiêu của cao tốc là kết nối với cao tốc Hạ Long – Hải Phòng để hoàn thiện kết nối tam giác kinh tế Phía Bắc gồm các tỉnh, TP là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bản đồ quy hoạch đường cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi chi tiết

Cao tốc Hà Nội Hải Phòng dài bao nhiêu km?

Dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có chiều dài toàn tuyến là 105,5km, đi qua 4 tỉnh, thành phố, cụ thể là:

  • Phần đường qua Hà Nội dài 6km
  • Phần đường qua Hưng Yên dài 26km
  • Phần qua Hải Dương dài 40km
  • Phần đường qua Hải Phòng dài 33km

Với mặt cắt ngang dài bình quân 100m, mặt đường rộng 32.5 đến 35m tùy vị trí, tuyến cao tốc sở hữu đầy đủ 6 làn xe chạy (mỗi làn rộng 3,75m), 2 làn dừng xe phẩn cấp (mỗi làn rộng 3m) và dải phân cách cứng ở giữa.

Xem thêm:  Bản đồ quy hoạch Huyện Lục Nam, Bắc Giang mới nhất 2023

Hướng dẫn di chuyển đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng

Với độ dài lên đến hơn 100km, nếu bạn không tìm hiểu kỹ về hướng di chuyển, chuyến đi có thể sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Vì vậy hãy tham khảo hướng dẫn di chuyển cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dưới đây để nắm rõ hướng đi trong lòng bàn tay nhé.

Hướng từ Hà nội lên cao tốc, nút giao thông đầu tiên với đường vành đai 3 Hà Nội

Tính từ thành phố Hà Nội lên cao tốc, đây sẽ là nút giao thông đầu tiên. Bạn có thể vào theo 2 hướng:

  • Vành đai 3 – TP Hà Nội: Theo hướng cầu Thanh Trì đi Quốc Lộ 5, Bắc Ninh. Tại đây, bạn hãy chú ý biển báo “ngõ vào đường cao tốc” và rẽ phải theo chỉ dẫn biển để vào đường cao tốc.
  • Từ trung tâm thành phố Hà Nội: Đi qua cầu Vĩnh Tuy, rẽ phải vào đường Cổ Linh, có biển báo chỉ dẫn đi đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, lên vành đai rẽ phải theo biển chỉ dẫn rồi nhập vào đường cao tốc. 
Cao tốc Hà Nội Hải Phòng được đi bao nhiêu?
Hướng dẫn di chuyển từ Hà Nội lên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Tương tự, bạn cũng sẽ có 2 lối ra:

  • Đi cầu Vĩnh Tuy, trung tâm Hà Nội: Đi theo hướng Hải Phòng – Hà Nội, đến Km 0 – 600 sẽ có biển báo chỉ dẫn hướng đi cầu Vĩnh Tuy, Thạch Bàn. Tiếp đó, rẽ phải theo biển chỉ dẫn để ra đường Cổ Linh, hướng lên cầu Vĩnh Tuy để vào trung tâm Hà Nội.
  • Đi cầu Thanh Trì, Bắc Ninh, Quốc lộ 5: Xe đi từ cao tốc Hải Phòng về Hà Nội, đến Km 0 + 200 gặp biển báo rẽ chỉ hướng phải đi theo đường nhánh quốc lộ 5, Bắc Ninh, Lạng Sơn. Đi thẳng lên đường dây đai 3 để đến Thanh Trì, Mỹ Đình, Pháp Vân, trung tâm thành phố Hà Nội.

Nút giao quốc lộ 10 – Hải Phòng

Với nút giao Hải Phòng, hành khách khi di chuyển cần tuân theo chỉ dẫn dưới đây để tránh gặp khó khăn.

  • Hướng vào: Quốc lộ 10 hướng đi Quảng Ninh – Thái Bình hoặc ngược lại. Khi đến nút giao cao tốc (huyện An Lão) chuyển theo biển chỉ dẫn qua trạm thu phí, nhập vào cao tốc, rẽ phải đi Hải Phòng, đi thẳng sẽ qua cầu vượt Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương.
  • Hướng ra: Các phương tiện đi trên cao tốc hướng Hà Nội – Hải Phòng hoặc ngược lại đến Km75 gặp biển báo “Ngõ ra quốc lộ 10”, rẽ phải theo đường nhánh qua thu phí, ra khỏi đường cao tốc, rẽ trái đi quốc lộ 5, Quảng Ninh, rẽ phải đi Thái Bình, Nam Định.

Nút giao quốc lộ 38B – Hải Dương

  • Hướng vào: Từ TP Hải Dương các phương tiện đi theo Quốc lộ 38B khi gặp biển báo “Lối vào đường cao tốc”,  rẽ theo biển chỉ dẫn qua trạm thu phí (lấy thẻ thu phí) để nhập vào đường cao tốc rẽ phải đi Hải Phòng, đi thẳng qua cầu vượt để đi Hưng Yên, Hà Nội.
  • Hướng ra: Các phương tiện đi trên đường cao tốc hướng từ  Hải Phòng đi Hà Nội hoặc ngược lại đến Km 49 gặp biển báo  “Lối ra TP Hải Dương” thì rẽ phải theo đường nhánh qua trạm thu phí (trả phí) ra khỏi đường cao tốc, đi theo biển chỉ dẫn, rẽ phải đi TP Hải Dương, rẽ trái đi Huyện Thanh Miện.

Xem thêm:  Bản đồ quy hoạch Huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang mới nhất 2023

Nút giao đường Tỉnh 353 – Hải Phòng

  • Hướng vào: Từ trung tâm TP Hải Phòng hoặc Đồ Sơn các phương tiện đi theo đường Phạm Văn Đồng  (ĐT 353) gặp nút giao với đường cao tốc thì rẽ phải theo đường nhánh, đi qua trạm thu phí tuyến chính (lấy thẻ thu phí) để nhập vào đường cao tốc đi về hướng Hưng Yên, Hà Nội. 
  • Hướng ra: Các phương tiện đi trên đường cao tốc hướng từ Hà Nội đi Hải Phòng qua trạm thu phí tuyến chính tại Km 95+500, (trả phí) đi theo đường dẫn, gặp biển báo rẽ phải để đi Đồ Sơn; đi thẳng để vào Trung tâm TP Hải Phòng.
Cao tốc Hà Nội Hải Phòng được đi bao nhiêu?
Hướng dẫn di chuyển tại nút giao đường Tỉnh 353 – Hải Phòng

Phương tiện di chuyển

Về phương tiện di chuyển, hãy lưu ý cao tốc chỉ dành cho xe chạy tốc độ tối đa 120 km/h và tối thiểu 60 km/h. Vậy nên, muốn đi vào cao tốc này, bạn hãy chuẩn bị những phương tiện như taxi đường dài, xe limousine, xe ô tô hoặc xe du lịch. Những loại xe máy hoặc phương tiện có tốc độ tối đa 60 km/h sẽ không được đi vào cao tốc. Vì vậy, hãy chú ý để lựa chọn được phương tiện phù hợp với nhu cầu của mình.

Các trạm thu phí trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

Tuyến cao tốc có 7 trạm thu phí:

  • Trạm thu phí Đầu Tuyến
  • Trạm thu phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (Văn Giang – Hưng Yên): ĐCT04, Tân Tiến, Văn Giang, Hưng Yên, Việt Nam
  • Trạm thu phí Quốc lộ 5B Hải Dương: Gia Tân, Gia Lộc, Hải Dương, Việt Nam
  • Trạm thu phí Quốc lộ 10 (nút giao Thái Bình)
  • Trạm thu phí cao tốc Hà Nội – Hải Phòng: ĐCT04, Hoà Nghĩa, Dương Kinh, Hải Phòng, Việt Nam
  • Trạm thu phí Đình Vũ
  • Trạm thu phí cầu Bạch Đằng

>>> Có thể bạn quan tâm: Đường Cao Tốc Trung Lương Mỹ Thuận | Tổng Quan & Thông Tin Quy Hoạch

Lợi ích của đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng

Đương nhiên, với nguồn vốn đầu tư khủng như đã đề cập, tầm quan trọng của cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là không cần bàn. Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được đánh giá là sẽ hoàn thiện mạng lưới đường cao tốc cho các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Bên cạnh đó, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng còn nằm trên tuyến hành lang đường bộ châu Á, ASEAN. Theo đó, dự án sẽ góp phần thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa các nước, tiểu vùng Mê Kông, mở ra những cơ hội phát triển mới.

Cao tốc Hà Nội Hải Phòng được đi bao nhiêu?
Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đem đến lợi ích gì?

Riêng đối với thành phố Hải Phòng, tuyến cao tốc này có tầm ảnh hưởng cực lớn. Nó chính là trục giao thông quan trọng, giúp kết nối Hải Phòng với Hà Nội, nối liền các vùng kinh tế phía Bắc với cụm cảng biển quan trọng. Ngoài ra, nhờ có dự án, các dự ác hạ tầng khác xung quanh khu vực cũng được phát huy hiệu quả, giao thương, dịch vụ, du lịch,… là những ngành hưởng lợi nhiều nhất.

Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng giúp rút ngắn thời gian lưu thông giữa các tỉnh miền Bắc, giảm tải cho QL5, tiết kiệm chi phí xăng dầu cho xác tài xế và đảm bảo an toàn giao thông.

Được biết, về cơ bản tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã phát huy được hiệu quả với lưu lượng xe chiếm khoảng 40% tổng lưu lượng trên toàn tuyến giao thông Hà Nội – Hải Phòng, giúp giảm tải, hạn chế ùn tắc, TNGT cho tuyến QL5. 

Xem thêm:  Bến Xe Hùng Cường - Kết Nối Giao Thông Giữa An Giang Và Sài Gòn

Giá vé cao tốc Hà Nội Hải Phòng

Cũng giống như các đường cao tốc khác, qua mỗi địa phận trọng yếu thì đều có những nút giao lên xuống, tùy thuộc vào từng nút giao và loại phương tiện mà chi phí được tính khác nhau. Giá vé được chia làm 5 loại phương tiện khác nhau:

  • Loại 1: Xe dưới 12 ghế ngồi; xe có tải trọng dưới 2 tấn; Các loại xe buýt vận tải khách công cộng
  • Loại 2: Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; Xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn
  • Loại 3: Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn; Xe đầu kéo không kéo theo rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc
  • Loại 4: Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; Xe chở hàng bằng container 20 feet
  • Loại 5: Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên; Xe chở hàng bằng container 40 feet

Các bạn có thể tham khảo giá vé cho từng loại xe ở bảng dưới đây:

Bảng giá vé cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

Lộ trìnhPhương tiện giao thông chịu phíLoại 1 (VNĐ)Loại 2 (VNĐ)Loại 3 (VNĐ)Loại 4 (VNĐ)Loại 5 (VNĐ)Hà Nội – QL 39 40.00060.000 70.000110.000 150.000 Hà Nội – QL 38 100.000 130.000 160.000 260.000 360.000 Hà Nội – QL 10 150.000 200.000 250.000 400.000 540.000 Hà Nội – Cuối tuyến190.000 250.000 320.000 510.000 700.000 Hà Nội – Đình Vũ210.000 280.000 350.000 560.000 720.000 QL 39 – QL 38 50.000 70.000 90.000 150.000 200.000 QL 39 – QL 10 110.000 140.000 170.000 280.000 380.000 QL 39 – Cuối tuyến150.000 200.000 250.000 400.000 550.000 QL 39 – Đình Vũ170.000 220.000 280.000 440.000 580.000 QL 38 – QL 10 50.000 70.000 80.000 130.000 180.000 QL 38 – Cuối tuyến90.000 120.000 150.000 250.000 340.000 QL 38 – Đình Vũ110.000 150.000 180.000 290.000 380.000 QL 10 – Cuối tuyến40.000 60.000 70.000 110.000 160.000 QL 10 – Đình Vũ50.000 70.000 90.000 150.000 210.000 TL 35310.000 15.000 20.000 40.000 60.000

 

Bên cạnh đó, một điểm đáng chú ý là tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã áp dụng thu phí không dừng, hiểu nôm na là hình thức thu phí bằng công nghệ tự xác định tuyến đường phương tiện đã di chuyển và trừ tiền tự động vào tài khoản giao thông, nhờ đó, chủ xe không cần dừng lại tại các BOT để trả tiền.

Trạm thu phí tự động tại đường cao tốc

Nhìn chung, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng hiện tại đóng vai trò quan trọng đối với việc đi lại và luân chuyển hàng hóa của người dân khu vực này. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về đường cao tốc này để thuận lợi lưu thông trên tuyến cao tốc này. Theo dõi thêm các bài viết trên website https://meeymap.com/ để cập nhật tin về các tuyến cao tốc một cách nhanh chóng nhất nhé!

cao tốc Hà Nội

Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Chiều dài
105,5 km
Tồn tại
5 tháng 12 năm 2015 (7 năm, 5 tháng và 6 ngày)
Các điểm giao cắt chính
Đầu Tây
, , , , Đường Cổ Linh tại cầu Thanh Trì, Long Biên, Hà Nội
Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Đường_cao_tốc_Hà_Nội_–_Hải_Phòngnull

Đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng đi mất bao lâu?

TTO - Với tổng mức đầu tư 45.487 tỉ đồng, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 105km với 6 làn xe, tốc độ thiết kế 120km/giờ rút ngắn thời gian chạy xe từ Hà Nội xuống Hải Phòng còn 1 giờ.

Đường cao tốc Hà Nội Hải Phòng rộng bao nhiêu mét?

Dự án cao tốc Hà Nội-Hải Phòng khởi công từ tháng 5/2008 và hoàn thành vào năm 2015 với tổng chiều dài là 105,5km, quy mô 6 làn xe chạy, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế là 120km/giờ. Bề rộng nền đường 33m, 54 cầu lớn nhỏ, 108 cống chui dân sinh, 9 nút giao liên thông khác mức.

cao tốc Hà Nội

Hiện nay, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có 6 trạm thu phí với 62 làn. Từ ngày 1-6 tới, khi thực hiện thu phí ETC hoàn toàn sẽ đóng các làn thu phí tiền mặt, chỉ sử dụng 32 làn ETC tại 6 trạm thu phí.